Giúp em học tốt Ngữ văn 7 – Dấu chấm lửng và dấu phẩy

Đang tải...

Dấu chấm lửng và dấu phẩy

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Dấu chấm lửng được dùng để :

– Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết ;

– Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng ;

– Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Ví dụ : mục 1, phần I trang 121 SGK.

– Câu a : công dụng (1)

– Câu b : công dụng (2)

– Câu c : công dụng (3)

2. Dấu chấm phẩy được dùng để :

– Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp ;

– Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Ví dụ : mục 1, phần II trang 122

– Câu a : công dụng (1)

– Câu b : công dụng (2)

B. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Dấu chấm lửng 

Dấu chấm lửng (…) còn được gọi là dấu ba chấm (ba chấm đặt cạnh nhau theo chiều ngang).

Dấu chấm lửng (…) được dùng để:

– Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết (thường đặt ở giữa câu hoặc cuối câu);

Ví dụ:

+ Đồn điền Đỗ Văn Nhân, ngoài ruộng thẳng cánh cò bay, đồi chè, cà phê… hàng hai, ba trăm mẫu, còn nuôi rất nhiều bò.

(Xuân Thu)

+ Anh càng ra sức để hát, để đàn, và để… không thể nghe.

(Nguyễn Công Hoan)

+ Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt.

Mây bay… gió quyến mầy bay.

(Thế Lữ)

+ Anh sáng lọc xanh qua những tán lá cây: cây mận (tức cây roi), cây dừa, cây sầu riêng, cây mãng cầu xiêm, cây mãng cầu da, cây ổi, cây măng cụt…

(Xuân Diệu)

+ Thể hiện ca Huế có sôi nổi, vui tươi, có buồn cảm, bâng khuâng, có tiếc thương ai oán…

(Hà Ánh Minh)

– Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở, hay ngập ngừng, ngắt quãng.

Ví dụ:

– Gần cuối bữa, Nguyên bảo tôi:

+ Chị ơi, em… em. – Nó bỏ lửng không nói tiếp. Tôi bỏ bát bún đang ăn dở nhìn nó khó hiểu. Thảo nào trong lúc nói chuyện, tôi có cảm giác như nó định nói chuyện gì đó nhưng còn ngần ngại.

(Thùy Linh)

+ Bởi vì… bởi vì… (San cúi mặt và bỏ tiếng Nam, dùng tiếng Pháp) người ta lừa dối anh.

(Nam Cao)

+ Đó dây, những mái ngói của nhà hội trường, nhà ăn, nhà máy nghiền cói làm bìa cứng… xòe nở nụ cười tươi đỏ.

(Bùi Hiển)

– Làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của một từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ hay hài hước, châm biếm.

Quan đi kinh lí trong vùng

Đâu có… gà vịt thời lùng về xơi.

(Tú Mỡ)

+ Thầy Lí cũng xòe năm ngón tay trái úp lên trên ngón tay mặt nói:

Tao biết mày phải… nhưng nó lại phải… bằng hai mày.

(Trương Chính – Phong Châu)

+ u… ù…ù

Tầm một lượt

(Võ Huy Tâm)

– Biểu thị lời trích dẫn bị lược bớt:

+ (…) Cái cụ bà thét ra lửa ấy lại cứ nhũn nhặn mời hắn vào nhà xơi nước.

(Nam Cao)

+ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có (…).

(Hoài Thanh)

Có trường hợp, dấu chấm lửng được thay thế bằng kí hiệu: v.v…

Ví dụ:

Những bức tranh ấy mang những hình vẽ khác nhau: hái dừa, gà mẹ gà con, chuột vinh quy bái tổ, Phúc Lộc Thọ, Thần Trà, Uất Lũy, Cóc đi học, Ngưu Lang Chức Nữ, Đinh Tiên Hoàng cưỡi rồng v.v… Bức nào cũng xanh đỏ lòe loẹt, bức nào cũng có những nét hoàn chỉnh mà ngây thơ, bức nào củng làm cho chúng tôi thích thú.

(Vũ Bằng)

1. Trong các câu dưới đây, ta thấy:

a) Chúng ta có quyền tự hào về những trang lịch sử vẻ vang thời đại Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,…

(Hồ Chí Minh)

Dấu chấm lửng được dùng ở trong câu này để biểu thị ý còn nhiều vị anh hùng dân tộc khác nữa liệt kê chưa hết.

b) Thốt nhiên một người nhà quê, mình mẩy lấm láp, quần áo ướt đầm, tất cả chạy xông vào thở không ra lời:

– Bẩm… quan lớn… đê vỡ mất rồi!

(Phạm Duy Tốn)

Dấu chấm lửng được dùng trong câu này để thể hiện lòi nói ngập ngừng, ngắt quãng vì sợ hãi.

c) Cuốn tiểu thuyết được viết trên… bưu thiếp.

(Báo Hà Nội mới)

Dấu chấm lửng được dùng ở trong câu này để làm giãn nhịp điệu câu văn, chuẩn bị cho sự xuất hiện của từ ngữ biểu thị nội dung bất ngờ.

2. Từ bài tập trên, rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm lửng (đã trình bày ở trên, các em xem lại).

II. Dấu chấm phẩy

Dấu chấm (;) được dùng:

– Đánh dấu ranh giới giữa cảc vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

Ví dụ:

+ Chị Thuận nấu cơm cho anh em ăn, làm người chị nuôi tần tảo; chị chăm sóc anh em… và bị thương, làm người hộ lí dịu dàng, ân cần.

(Nguyễn Trung Thành)

+ Sáng tạo là vấn đề rất quan trọng; không sáng tạo không làm cách mạng được.

(Lê Duẩn)

Mỗi vế câu trong các ví dụ trên có thể tách ra thành một câu đơn. Vì vậy, ở vị trí của dấu chấm phẩy, có thể dùng dấu chấm (người viết không tách thành câu riêng biệt vì muốn biểu thị mối quan hệ ý nghĩa gần gũi giữa các vế câu).

– Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp (các bộ phận này gắn bó với nhau trong cùng nội dung chung của câu).

Ví dụ:

Rồi những cảnh tuyệt đẹp của đất nước hiện ra: cánh đồng với những đàn trâu thung thăng gặm cỏ; dòng sông với những đoàn thuyền ngược xuôi.

(Nguyễn Thế Hội)

1. Trong các câu dưới đây, ta thấy:

a) Cốm không phải là thức quà của người ăn vội; ăn cốm phải ăn từng chút ít, thong thả và ngẫm nghĩ.

(Thạch Lam)

Dấu chấm lửng được dùng tròng cậu này để đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp.

Trong trường hợp câu này không thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được bởi vì dấu phẩy tuy cũng đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép nhưng chỉ là những câu ghép có cấu tạo đơn giản, còn dấu chấm phẩy lại được dùng để đánh dấu ranh giới giữa các vế của câu ghép có cấu tạo phức tạp.

Nếu thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy thì sẽ làm cho câu vốn đã phức tạp lại càng phức tạp hơn.

b) Những tiêu chuẩn đạo đức của con người mới phải chăng có thể nêu lên như sau: yêu nước, yêu nhân dân; trung thành với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh thực hiện thống nhất nước nhà; ghét bóc lột, ăn bám và lười biếng; yêu lao động, coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng của mình; có tinh thần làm chủ tập thể, có ý thức hợp tác, giúp nhau; chân thành và khiêm tốn; quý trọng của công và có ý thức bảo vệ của công; yêu văn hóa, khoa học và nghệ thuật; có tinh thần quốc tế vô sản.

(Trường Chinh)

Dấu chấm phẩy được đùng ở trong câu này để đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp.

Trong trường hợp câu này không thể thay dấu chấm phẩy bằng dấu phẩy được bởi vì sẽ làm cho các ý lớn được liệt kê trong câu không rõ ràng.

2. Từ bài tập trên, rút ra kết luận về công dụng của dấu chấm phẩy (đã trình bày ở trên, các em xem lại).

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em nêu được công dụng của dấu chấm lửng trong các trích dẫn ở SGK, trang 123.

a) – Lính đâu? Sao bay dám để cho nó chạy xồng xộc vào đây như vậy? Không còn phép tắc gì nữa à?

– Dạ ,bẩm…

– Đuổi cổ nó ra!

(Phạm Duy Tốn)

Trong câu này, dấu chấm lửng được dùng để biểu thị lời nói bị ngắt ngứ, đứt quãng do sợ hãi, lúng túng (Dạ, bẩm…).

b) Ô hay, có điều gì bố con trong nhà bảo nhau chứ sao lại…

(Đào Vũ)

Trong câu này, dấu chấm lửng được dùng để biểu câu nói bị bỏ dở (do người nói không tiện nói hết, không cần nói hết mà người nghe vẫn hiểu ý định diễn đạt).

c) Cơm, áo, vợ, con, gia đình… bó buộc y.

(Nam Cao)

Trong cậu này, dấu chấm lửng dùng để biểu thị ý liệt kê chưa hết (muốn nói còn nhiều thứ khác nữa trong cuộc sống đời thường).

2. Bài tập này yêu cầu các em nêu được công dụng của dấu chấm phẩy trong các câu trích dẫn ở SGK, trang 123.

a) Dưới ánh trăng này, dòng thác nước sẽ đổ xuống làm chạy máy phát điện; ở giữa biển rộng, cờ đỏ sao vàng phấp phới bay trên những con tàu lớn.

(Thép Mới)

Trong câu này, dấu chấm phẩy được dùng để đánh dấu ranh giới giữa hai vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. Mỗi vế câu này có thể tách ra thành một câu đơn.

b) Con sông Thái Bình quanh năm vỗ sóng òm ọp vào sườn bãi và ngày ngày vẫn mang phù sa bồi cho bãi thêm rộng; nhưng mỗi năm vào mùa nước, cùng con sông Thái Bình mang nước lũ về làm ngập hết cả bãi Soi.                  

(Đào Vũ)

Trong câu này, dấu chấm phẩy cũng được dùng để đánh dấu ranh giói giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp. Mỗi vế câu này có thể tách ra thành một câu đơn.

b) Có kẻ nói từ khi các thi sĩ ca tụng cảnh núi non, hoa cỏ, núi non, hoa cỏ trồng mới đẹp; từ khi có người lấy tiếng chim kêu, tiếng suối chảy làm đề ngâm vịnh, tiếng chim, tiếng suôi nghe mới hay.

(Hoài Thanh)

Trong câu này, dấu chấm phẩy dùng để ngăn cách hai tập hợp từ có quan hệ song song. Mỗi tập hợp từ là một cụm C – V và đều là phụ ngữ cho cụm động từ có động từ trung tâm là nói.

3. Bài tập này yêu cầu các em viết một đoạn văn về Ca Huế trên sông Hương. Trong đoạn văn đó, có câu dùng dấu chấm lửng, có câu dùng dấu chấm phẩy.

Muốn viết được một đoạn văn về ca Huế trên sông Hương, các em cần đọc lại bài “Ca Huế trên sông Hương ” trong SGK, trang 99 – 102. Sau đó, các em xác định nên viết khía cạnh nào của “Ca Huế trên sông Hương” cho phù hợp với dung lượng của một đoạn văn. Điều quan trọng nhất trong đoạn văn, các em biết sử dụng hợp lí hai loại dấu: dấu chấm lửng và dấu chấm phẩy.

Bài đọc tham khảo

Hàng đêm, trên dòng sông Hương thơ mộng, du khách được nghe những làn điệu dân ca Huế nôi tiếng như: chèo cạn, bài thai, hò đưa lính, hò giã gạo… Mở đầu đêm ca .Huếlà những âm thanh của dàn hòa tấu, là những tiếng trầm bổng, du dương và réo rắt của những khúc lưu thủy, kim tiền… Các ca nhi căt lên những khúc điệu nam nghe buồn man mác, thương cảm, bi ai như nam ai, nam bình, nam xuân…; những điệu lí thể hiện nỗi mong chờ hoài vọng như lí hoài xuân, lí con sáo, lí hoài nam.

Xem thêm Quan Âm Thị Kính tại đây 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận