Giúp em học tốt Ngữ văn 7 – Cách làm bài văn biểu cảm về Văn học

Đang tải...

Cách làm bài văn biểu cảm về Văn học

A. KIẾN THỨC CẦN NHỚ

1. Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.

Ở bài văn tham khảo, Nguyên Hồng đã nêu cảm nghĩ về bài ca dao Đêm qua ra đứng bờ ao… Cảm xúc bắt đầu được gợi lên từ cảnh minh họa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tôi mờ mờ. Tác giả liễn tưởng đấy là một người quen thật của mình như là nhân vật trữ tình trong bài ca, gắn với từng lời ca. Rồi tưởng tượng ra một con nhện lơ lửng giữa khoảng không giữa cái mạng tơ rung rung trước gió. Rồi nghe thấy tiếng gió khuya vu vu, nghe thấy cả tiếng nấc của người đó đang gọi trời, gọi sao, gọi nhện (đều là tưởng tượng). Rồi lại liên tưởng đến dải Ngân Hà và câu chuyện Ngưu Lang – Chức Nữ… Cuối cùng liên tưởng đến con sông Tào Khê và tưởng tượng ra nhân vật trữ tình trong bài ca dao đang nói với sông. Lời nhân vật nói với sông cũng chính là những suy ngẫm của tác giả đối với bài ca dao, đối với tình người trong bài ca… Những liên tưởng, tưởng tượng, suy ngẫm của tác giả đều do bài ca dao gợi lên và nó gắn với từng lời, từng câu của tác phẩm.

Có thể thấy bài phát biểu cảm nghĩ đối với tác phẩm văn học tự do hơn nhiều so với bài phân tích, bình giảng văn học. Phân tích yêu cầu có tính khoa học, còn bài cảm nghĩ cho phép người viết tưởng tượng, liên tưởng (có thể tưởng tượng tâm tình tác giả khi sáng tác, số phận nhân vật ở ngoài tác phẩm và liên tưởng đến nhiều vấn đề xung quanh liên quan đến tác phẩm, …)

2. Tuy có thể viết tự do hơn, nhưng bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải có ba phần:

– Mở bài : Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.

– Thân bài : Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.

– Kết bài : Ân tượng chung về tác phẩm.

Ở bài trên, có thể nhận ra ba phần như sau:

– Mở bài: Nêu hai câu ca dao mở đầu bài ca và cảnh minh hoạ trong bài học (bóng một người đội khăn, mặc áo dài…)

– Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do bài ca dao gợi lên (qua nhiều liên tưởng, tưởng tượng nối tiếp nhau)

– Kết bài: Câu cuối cùng: ”Vi nhớ mà buồn, ……. cũng thấy như thế”.

B. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Tìm hiểu cách làm bài văn biếu cảm về tác phẩm văn học

Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học (bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưở

ng tượng, liên tưởng, suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó.

Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cũng phải có ba phần:

– Mở bài: Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc với tác phẩm.

– Thân bài: Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên.

– Kết luận: Ấn tượng chung về tác phẩm.

II. Đọc hiểu

1. Đọc bài văn Cảm nghĩ về một bài ca dao.

2. Trả lời câu hỏi.

a) Bài văn viết về bài ca dao nói về nỗi nhớ của người bình dân:

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ…

Buồn trông con nhện chăng tơ

Nhện ơi nhện hởi nhện chờ môi ai ?

Đêm đêm tưởng dải Ngăn Hà

Chuỗi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn…

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

b) Tác giả phát biểu cảm nghĩ về bài ca dao bằng cách tưởng tượng một bóng người đội khăn, mặc áo dài. Đó có thể là một người quen, một người họ hàng ở phương xa đang hướng về cố hương. Tác giả hình dung ra một mạng nhện với một con nhện đang lơ lửng giữa khoảng không… vừa ra vẻ nghển trông, vừa ra vẻ vờn đón, ngạc nhiên và thất vọng. Rồi tác giả liên tưởng đến dòng Ngân Hà có chàng Ngưu Lang và nàng Chức Nữ, nơi tác giả thấy lại quen quen và thân thương, đang ngước mắt lên trông sao trên trời, tác giả liên tưởng tới con sông Tào Khê nhỏ hẹp, nhưng chảy xiết lòng người, để rồi suy ngẫm, liên hệ tới lòng chung thuỷ không bao giờ cạn.

C. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em phát biểu cảm nghĩ về một trong các bài thơ: Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh, Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê, Cảnh khuya, Rằm tháng Giêng. Trước tiên, em hãy chọn một trong bôn bài thơ trên để phát biểu cảm nghĩ. Để làm được, các em phải viết dàn bài. Chẳng hạn chúng ta lập dàn bài cho bài Cảnh khuya.

a) Mở bài:

– Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh.

– Giới thiệu bài thơ và hoàn cảnh tiếp xúc của người viết.

b) Thân bài:

– Hoàn cảnh viết bài thơ.

– Cảnh đẹp của ánh trăng sáng về khuya: tiếng suối, ánh trăng…

– Sự say mê vẻ đẹp thiên nhiên của tác giả.

– Nêu bật tâm trạng lo lắng cho vận mệnh nước nhà của Bác.

c) Kết bài:

Ấn tượng chung về tác phẩm. Tình yêu bao la, rộng lớn của Người với thiên nhiên, đất nước.

2. Bài tập này yêu cầu các em lập dàn ý cho bài phát biểu cảm tưởng về bài thơ Ngẫu nhiên viết nhân buổi về quê.

a) Mở bài: Giới thiệu đôi nét về tác giả Hạ Tri Chương và bài thơ.

b) Thân bài:

+ Hoàn cảnh viết bài thơ, khác với tâm trạng của bài Tĩnh dạ tứ là “Vọng nguyệt hoài hương” của Lí Bach.

+ Sự đối lập giữa trẻ – đi, già – trở lại nhà và những thay đổi tóc mai đã rụng, nhưng giọng quê vẫn không thay đối.

+ Cuộc gặp gỡ với trẻ con trong làng: nhìn nhau mà không biết nhau khi bị coi là khách ngay trên chính quê hương mình.

Qua miêu tả và cảm nhận hiện thực chân thật, hóm hỉnh, có phần chua xót, nhà thơ thể hiện tình yêu quê hương thắm thiêt của một người dằng dặc xa quê trong giây phút đầu tiên trở về.

c) Kết bài: Nêu cảm xúc về tác phẩm.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận