Giáo Án Chuyên Đề Luyện Từ Và Câu Lớp 3

Đang tải...

Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp một ví dụ giáo án chuyên đề luyện từ và câu lớp 3 nhằm hỗ trợ giáo viên trong việc giảng dạy luyện từ và câu lớp 3 theo Báo cáo chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học lớp 3 trong phân môn luyện từ và câu. 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ

Luyện từ và câu

Tiết 17: ÔN VỀ TỪ CHỈ ĐẶC ĐIỂM

ÔN TẬP CÂU: AI THẾ NÀO? DẤU PHẨY

Giáo viên dạy minh hoạ: Hồ thị Ngọc Liên

Ngày dạy: 16/12/2017. Lớp 3A

I/ Mục tiêu:  

1/ Kiến thức :

 Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật (BT1).

Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Để miêu tả một đối tượng( BT2).

Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu ( BT3 a,b).

2/ Kĩ năng:

 – HS biết nói câu, viết câu phải sử dụng dấu phẩy để rõ nghĩa.

– Biết dung từ đặt câu theo gợi ý

3/ Thái độ :

  • Yêu thích môn Tiếng Việt.

 II/ Chuẩn bị

GV: – Bảng phụ , PBT

HS: Sách giáo khoa, vở, bảng con.

III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TG

Hoạt động dạy

Hoạt động học

3’

1/ Khởi động: Tổ chức trò chơi kết hợp kiểm tra.

 

 

– GV cho cả lớp hát vui

– Cả lớp hát vui

 

– GV hỏi tiết LTVC trước các em học bài gì?

– Bài : Từ ngữ về thành thị, nông thôn. Dấu phẩy 

 

– GV gọi HS lên bảng làm bài 1,2

– 2 HS lên bảng làm bài 1,2

12’

2.Hình thành kiến thức:

 

 

   Giới thiệu bài:

-HS lắng nghe

 

– Tiết LTVC hôm nay các em học tìm từ chỉ đặc diểm của ngưới hoặc vật, đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Và đặt dấu phẩy vào chỗ trống.

 

– GV ghi bảng tựa bài

– HS nhắc lại tựa bài

 

    HĐ 1: Ôn về từ chỉ đặc điểm:

Mục tiêu:  Tìm được các từ chỉ đặc điểm của người hoặc vật

 

3)Hướng dẫn luyện tập:

Bài tập 1: Hãy tìm những từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc

 

– Giáo viên cho học sinh mở SGK và nêu yêu cầu

– Nhắc HS có thể tìm nhiều từ ngữ nói về đặc điểm của một nhân vật

– Tìm và viết những từ ngữ thích hợp để nói về đặc điểm của nhân vật trong các bài tập đọc dưới đây:

 

– HS lắng nghe

 

– GV treo bảng phụ BT 1

 

 

– Giáo viên cho học sinh làm bài

– Học sinh làm bài nhóm 4

 

– Gọi học sinh đọc bài làm :

– Cá nhân 

 

– GV và HS nhận xét

   Bảng phụ

 

Nhân vật

Đặc điểm nhân vật

a) Chú bé Mến trong truyện Đôi bạn

Dũng cả, tốt bụng, khôg nần ngại cứu người, bit sống vì người khá,biết hi sinh

b) Anh đom đóm trong bài thơ cùng tên

Cần cù, chăm chỉ, chuyên cần, tốt bụng…

c) Anh Mồ Côi trong truyện Mồ Côi xử kiện

Thông minh, tài trí, công minh, biết bảo vệ lẽ phải, biết bảo vệ những người bị oan uổng

d) Người chủ quán trong truyện Mồ Côi xử kiện

Tham lam, xảo quyệt, gian trá, dối trá, xấu xa ….

 

18’

3/Luyện tập thực hành:

HĐ 2: Ôn tập câu Ai thề nào? Dấu phẩy.

Mục tiêu: Biết đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Để miêu tả một đối tượng. Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu

Bài tập 2: Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? Để miêu tả

 

– Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu

– Đặt câu theo mẫu Ai thế nào ?

 

– GV treo bảng phụ BT 2

– HS làm nhóm đôi bạn theo yêu cầu trên bảng

 

– Giáo viên cho học sinh làm bài

 

– Gọi học sinh đọc bài làm :

– Nhận xét bài của bạn

– Trình bày trước lớp

 

Lời giải

b. Để miêu tả một bác nông dân

-Bác nông dân cần mẫn

-Bác nông dân chăm chỉ

-Bác nông dân chịu thương chịu khó

-Bác nông dân rất vui vẻ khi vừa cày xong thửa ruộng

b. Để miêu tả một bông hoa trong vườn.

-Bông hoa trong vườn  tươi thắm

-Bông hoa trong vườn thơm ngát

-Bông hoa trong vườn tươi tắn trong buổi ban mai

-Bông hoa trong vườn thật rực rỡ 

 

    c. Để miêu tả một buổi sớm mùa đông

 

 

-Buổi sớm mùa đông lạnh buốt -Buổi sớm mùa đông chỉ hơi lành lạnh

-Buổi sớm mùa đông lạnh chưa từng thấy   -Buổi sớm mùa đông giá lạnh

-Buổi sớm mùa đông nhiệt độ rất thấp.

 

Bài tập 3: Em có thể đặt dấu phẩy vào chổ nào  trong mỗi câu sau :

 

– Giáo viên cho học sinh nêu yêu cầu

 

– Điền dấu phẩy vào những chỗ thích hợp trong mỗi câu sau 

 

– GV cho học sinh làm bài và sửa bài.

– Học sinh làm bài vào PBT

– Trao đổi phiếu – nhận xét

 

– Gọi học sinh đọc bài làm của mình :

– Cá nhân

 

– Lời giải    

a) Ếch con ngoan ngoãn, chăm chỉ và thông minh.

b) Nắng cuối thu vàng ong, dù giữa trưa cũng chỉ dìu dịu

c)Trời xanh ngắt trên cao, xanh như dòng sông trôi lặng lẽ giữa những ngọn cây, hè phố.

 

 

 

2’

4/ Tìm tòi mở rộng:

– Tổ chức trò chơi quan sát tranh tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái.

Học sinh quan sát tranh và tìm từ chỉ đặc điểm

 

 

– Qua các bài tập các em cần nắm vững yêu cầu bài tập để thực hiện bài tập được tốt.  Giáo dục cho HS biết nói câu, viết câu phải sử dụng dấu phẩy để rõ nghĩa.

– GD: Tình cảm đối với con người và thiên nhiên đất nước.

– Nhận xét tiết học.

– Về nhà xem lại bài và làm bài trong VBT.

– Chuẩn bị tiết sau ôn tập và kiểm tra cuối kì I.

 

 

 

 

 

RÚT KINH NGHIỆM:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….

>> Tải bản PDF đầy đủ tại đây.

>> Xem thêm: Chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học luyện từ và câu

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận