Giáo án Bài 7 Yêu thương gia đình – Đạo Đức 1 (Cánh Diều)

Đang tải...

Giáo án môn Đạo đức lớp 1 Bài 7 Yêu thương gia đình giúp các em học sinh nêu được những biểu hiện và sự cần thiết của tình yêu thương trong gia đình… Đồng thời, giáo án là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho giáo viên lớp 1 trong quá trình giảng dạy môn Đạo đức.

KẾ HOẠCH BÀI HỌC MÔN ĐẠO ĐỨC (CÁNH DIỀU)

BÀI 7 YÊU THƯƠNG GIA ĐÌNH (2 TIẾT)

I. MỤC TIÊU

          Học xong bài này, HS cần đạt được những yêu cầu sau:

          – Nêu được những biểu hiện của tình yêu thương trong gia đình.

          – Nhận biết được sự cần thiết của tình yêu thương gia đình

          – Thực hiện được những việc làm thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia đình.

          – Đồng tình với thái độ, hành vi thể hiện tình yêu thương trong gia đình; không đồng tình với thái độ, hành vi không thể hiện tình yêu thương gia đình

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC

          – SGK Đạo đức 1

          – Tranh “Gia đình nhà gà”; các tranh SGK Đạo đức 1/35,36 phóng to.

          – Máy chiếu đa năng, máy tính,… (nếu có).

          – Mẫu “Giỏ yêu thương”

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

KHỞI ĐỘNG

– Tổ chức cho HS hát bài Cả nhà thương nhau

(?) Bài hát nói về điều gì?

– GV tóm tắt ý kiến HS và dẫn dắt vào bài học

KHÁM PHÁ

HĐ 1. Kể chuyện theo tranh

a) Mục tiêu:

– HS nhận biết được một biểu hiện của tình yêu thương và biết được anh chị em trong gia đình cần yêu thương nhau

– HS phát triển năng lực tư duy sáng tạo

b) Cách tiến hành

Bước 1

– HD HS xem tranh trong câu chuyện “Gia đình nhà gà” trang 34, 35 và kể chuyện theo tranh

– Treo tranh đã phóng to lên bảng (hoặc dùng máy chiếu đa năng) và mời HS lên bảng kể lại câu chuyện

– GV kể lại nội dung câu chuyện

Bước 2

– Tổ chức cho HS thảo luận các câu hỏi:

+ gà mẹ đã làm gì để chăm sóc đàn con? Việc làm đó thể hiện điều gì?

+ Gà mẹ khuyên gì khi các con tranh mồi?

– Kết luận

HĐ 2. Tìm hiểu sự quan tâm, chăm sóc của ông bà, cha mẹ đối với con cháu

a) Mục tiêu:

– HS nêu được những việc làm của ông bà, cha mẹ thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc đối với con cháu và biết được vì sao mọi người trong gia đình cần yêu thương nhau

– HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác

b) Cách tiến hành

– Yêu cầu HS quan sát tranh mục c (SGK) trang 35; 36 và thảo luận các câu hỏi:

+ Ông, bà, cha, me trong mỗi tranh đang làm gì?

+ Những việc làm đó thể hiện điều gì?

+ Vì sao mọi người trong gia đình cần yêu thương nhau?

– Treo tranh hoặc chiếu tranh lên bảng và mời đại diện môi nhóm lên bảng trình bày nội một tranh

– Kết luận nội dung từng tranh

(?) Ông, bà, bố, mẹ của em đã thể hiện sự yêu thương, quan tâm, chăm sóc em như thế nào?

– Kết luận

HĐ 3. Thảo luận về cách thể hiện tình yêu thương

a) Mục tiêu

– HS nêu được những cách thể hiện tình yêu thương đối với người thân trong gia đình

– HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác

b) Cách tiến hành

– Yêu cầu HS xem tranh tình huống ở mục d SGK trang 36, 37 và thảo luận câu hỏi: Bạn trong tranh đã làm gì để thể hiện tình yêu thương với người thân trong gia đình?

– Kết luận nội dung từng tranh

– Nêu câu hỏi thảo luận: Em còn biết những cử chỉ, lời nói nào khác thể hiện tình yêu thương với người thân?

– Kết luận

LUYỆN TẬP

HĐ 1. Tìm lời yêu thương

a) Mục tiêu:

– HS tìm được lời yêu thương phù hợp cho từng trường hợp

– HS được phát triển năng lực tư duy sáng tạo

b) Cách tiến hành

– Yêu cầu HS xem tranh trong phần Luyện tập ở mục a SGK trang 37 để tìm lời yêu thương phù hợp với từng tranh

– Mời HS nói lời yêu thương cho tranh 1

– GV kết luận

* Tương tự cho tranh 2,3

 HĐ 2. Đóng vai

a) Mục tiêu:

– HS có kĩ năng nói lời yêu thương với người thân trong gia đình

– HS được phát triển năng lực giao tiếp, hợp tác

b)  Cách tiến hành

– Phân công: Mỗi tổ đóng vai thể hiện cử chỉ, lời nói yêu thương với người thân trong gia đình trong một tranh ở mục a SGK trang 37

– HD HS nhận xét theo các yêu cầu sau:

+ Cử chỉ, lời nói của bạn đã phù hợp chưa?

+ Nếu là em, thì em sẽ thể hiện cử chỉ và lời nói như thế nào?

– Kết luận

HĐ 3. Tự liên hệ

a) Mục tiêu:

– HS tự đánh giá được những cử chỉ, lời nói của bản thân đã thể hiện với người thân trong gia đình

– HS được phát triển năng lực điều chỉnh hành vi

b) Cách tiến hành

– Yêu cầu HS kể những cử chỉ, lời nói yêu thương của bản thân đã thể hiện với người thân trong gia đình

– Nhận xét, khen HS đã có cử chỉ, lời nói yêu thương phù hợp và động viên HS tiếp tục thực hiện cử chỉ, lời nói yêu thương đối với người thân trong gia đinh

VẬN DỤNG

1. Vận dụng trong giờ hoc:

– Yêu cầu HS suy nghĩ những cử chỉ, lời nói yêu thương nào sẽ thực hiện với người thân trong gia đinh

2. Vận dụng sau giờ học:

– Nhắc HS thực hiện cử chỉ, lời nói yêu thương với người thân

+ Khi em nhận được sự quan tâm, chăm sóc của người thân

+ Khi đón người thân đi xa về

+ Khi đến dịp lễ, tết, sinh nhật người thân

TỔNG KẾT BÀI HỌC

– Nêu câu hỏi: Em thích điều gì sau khi học xong bài này?

– Yêu cầu HS đọc lời khuyên SGK/38

– HD HS làm “Giỏ yêu thương” bằng cách tái sử dụng lẵng đựng hoa, hộp bánh kẹo,…

– HD HS tự đánh giá bằng cách thả một hình trái tim vào “Giỏ yêu thương” mỗi ngày có cử chỉ, lời nói yêu thương với ông bà, cha mẹ,…

– Nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học

 

– Hát

– Phát biết ý kiến

 

 

– Làm việc cá nhân, dự vào tranh để kể nội dung câu chuyện

– Xung phong kể lại nội dung câu chuyện

 

 

 

– Thảo luận nhóm 4

 

 

 

– Đại diện nhóm trình bày kết quả; nhóm khác nhận xét bổ sung

 

 

 

 

 

 

 

– Theo cặp đôi, chia sẻ ý kiến với bạn

 

 

 

 

– Đại diện nhóm trình bày

 

– Lớp trao đổi, nhận xét

 

– Chia sẻ trước lớp

 

 

 

 

 

 

– Trình bày

 

– Nhóm đôi

– Xung phong trả lời

– Thảo luận nhóm 4

 

 

– Đại diện mỗi nhóm trình bày về nội dung một tranh

– Các nhóm khác nhận xét, bổ sung

 

– Chia sẻ trước lớp

 

 

 

 

 

 

 

– Làm việc cá nhân

 

 

– Xung phong trình bày

– HS khác nhận xét hoặc đưa ra cách nói khác cho tranh 1

 

 

 

 

 

– Thực hiện theo cặp đôi

 

 

– Một vài cặp trình bày

– HS nhận xét, bổ sung

 

 

 

 

 

– Chia sẻ trước lớp

 

 

 

 

– Làm việc cá nhân

 

– Chia sẻ trước lớp

 

 

 

 

– Lắng nghe

 

 

– Trả lời

>> Xem thêm: Bài 6 Em tự giác làm việc của mình – Đạo Đức 1 (Cánh Diều)

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận