Giải Bài Tập Vật Lý 7 SGK – Chương 2 – Bài 10. Nguồn âm

Đang tải...

Bài 10 Nguồn âm

Giải Bài Tập SGK

C1 (Trang 28, Sách giáo khoa vật lý 7)

Học sinh tự trả lời dựa vào thực tế trên lớp.

C2 (Trang 28, Sách giáo khoa vật lý 7)

Hướng dẫn:.

Một số nguồn âm:

– Các nhạc cụ: kèn, sáo, trống, đàn…

 Các nguồn âm khác: quạt máy, người, động cơ xe máy…

C3 (Trang 28, Sách giáo khoa vật lý 7)

Dây cao su rung động và phát ra âm thanh.

C4 (Trang 29, Sách giáo khoa vật lý 7)

Cốc thnỷ tinh phát ra âm. Thành cốc thuỷ tinh có rung động.

Nhận biết sự rung động của thành cốc bằng cách: Treo con lắc bấc sát thành cốc. Khi gõ thìa vào thành cốc, thành cốc rung làm cho con lắc bấc dao động.

C5 (Trang 29, Sách giáo khoa vật lý 7)

Âm thoa có dao động.

Có thể kiểm tra dao động của âm thoa bằng một trong các cách sau:

– Đặt con lắc bấc sát một nhánh của âm thoa khi âm thoa phát ra âm.

– Dùng tay giữ chặt hai nhánh của âm thoa thì không nghe thấy âm phát ra nữa. 

– Dùng một tờ giấy đặt nổi trên mặt một chậu nước. Khi âm thoa phát âm, ta chạm một nhánh của âm thoa và eần mép tờ giấy thì thấy nước bắn tóe bên mép tờ giấy.

– Dùng tay kéo căng một sợi dây cao su rồi chạm một nhánh của âm thoa vào dây chun khi âm thoa phát ra âm.

Kết luận: Khi phát ra âm, các vật đều dao động.

C6 (Trang 29, Sách giáo khoa vật lý 7)

Hướng dẫn:

Có thể làm tờ giấy, lá chuối… phát ra âm bằng một trong các cách sau:

– Vò tờ siấy, lá chuối…

– Xé tờ giấy, lá chuối…

– Có thể cuộn tròn lá chuối thành hình một cái kèn và thổi, kèn chuối sẽ kêu.

C7 (Trang 29, Sách giáo khoa vật lý 7)

Hướng dẫn:

Có thể kể hai nhạc cụ sau:

– Đàn ghi ta: bộ phận dao động phát ra âm là dây đàn.

– Trống: bộ phận dao động phát ra âm là mặt trống.

C8 (Trang 29, Sách giáo khoa vật lý 7)

Hướng dẫn:

Có thể kiểm tra sự dao động của cột không khí trong lọ bằng cách dán vài tua giấy mỏng; ở miệng lọ sẽ thấy tờ giấy rung rung.

C9 (Trang 29, Sách giáo khoa vật lý 7)

a) Ống nghiệm và nước trong ống nghiệm dao động phát ra âm.

b) Ổng có nhiều nước nhất phát ra âm trầm nhất, ống có ít nước nhất phát ra âm bổng nhất.

c) Cột không khí trong ống dao động phát ra âm.

d) Ống có cột khí dài nhất phát ra âm trầm nhất.

    Ống có cột khí ngắn nhất phát ra âm bổng nhất.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận