Giải Bài Tập Vật Lý 7 SBT – Chương 3 – Bài 18. Hai loại điện tích

Đang tải...

Bài 18. Hai loại điện tích

Giải Bài Tập SBT

18.1 (Trang 38, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn:

Hai vật nhiễm điện cùng loại thì đẩy nhau.

Giải:

Chọn D. Quả cầu và thước nhựa bị nhiễm điện cùng loại.

18.2 (Trang 38, Sách bài tập vật lý 7)

lý 7

18.3 (Trang 38, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn:

Sau khi cọ xát hai vật chưa nhiễm điện với nhau thì hai vật sẽ nhiễm điện khác loại. Vật nào nhận thêm electron thì nhiễm điện âm, vật nào mất bớt electron thì nhiễm điện dương.

Giải:

a) Tóc bị nhiễm điện dương. Khi đó electron dịch chuyển từ tóc sang lược nhựa (lược nhựa nhận thêm electron, tóc mất bớt electron).

b) Sau khi chải tóc có một vài sợi tóc dựng đứng thẳng lên vì các sợi tóc đó nhiễm điện cùng loại nên chúng đẩy nhau.

18.4 (Trang 39, Sách bài tập vật lý 7)

Cả Hải và Sơn đều có thể đúng, có thể sai.

Để kiểm tra ai đúng, ai sai thì dùng một trong hai cách sau:

– Lần lượt đưa lược nhựa và mảnh nilông lại gần các vụn giấy. Neu cả lược nhựa và mảnh nilông đều hút các vụn giấy thì Hải đúng, còn nếu chỉ một trong hai vật này hút các vụn giấy thì Sơn đúng.

– Dùng một lược nhựa và một mảnh nilông khác đều chưa nhiễm điện,,, lần lượt đưa lược nhựa lại gần mảnh nilông của Hải, và đưa mảnh nilông lại gần lược nhựa của Hải. Nếu đều hút nhau thì Hải đúng, nếu chỉ một cặp hút nhau thì Sơn đúng.

18.5 (Trang 39, Sách bài tập vật lý 7)

Chọn A. Hai thanh nhựa này đẩy nhau.

18.6 (Trang 39, Sách bài tập vật lý 7)

Chọn D. Vật a và d có điện tích trái dấu.

18.7 (Trang 39, Sách bài tập vật lý 7)

Chọn B. Vật đó nhận thêm electron.

18.8 (Trang 39, Sách bài tập vật lý 7)

Chọn B. Đẩy thanh thuỷ tinh đã được cọ xát vào nhựa.

18.9 (Trang 40, Sách bài tập vật lý 7)

Cọ xát một thước nhựa vào một mảnh len thì mảnh len bị mất bớt electron nên tích điện dương, còn thước nhựa nhận thêm electron nên tích điện âm. Vì khi cọ xát electron đã di chuyển từ mảnh len sang thước nhựa.

18.10 (Trang 40, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn:

Thanh thuỷ tinh cọ xát vào thước nhựa thì mang điện tích dương.

Giải:

Thanh thuỷ tinh cọ xát vào thước nhựa thì mang điện tích dương, nên quả cầu kim loại bị hút về phía thanh thuỷ tinh thì chỉ có thể nhiễm điện âm hoặc không mang điện chứ không thể nhiễm điện dương.

18.11 (Trang 40, SBT)

Để biết một cái thước nhựa có nhiễm điện hay không và nhiễm điện dương hay âm ta có thế làm như sau: đưa thước nhựa lại đầu một thanh thuỷ tinh vừa được cọ xát vào kia treo trên sợi chỉ mảnh. Nếu chúng đẩy nhau thì kết luận thước nhựa bị nhiễm điện dương. Còn nếu chúng hút nhau thì ta kết luận thước nhựa nhiễm điện âm, nếu không thì thước nhựa không mang điện.

18.12 (Trang 40, Sách bài tập vật lý 7)

lý 7

18.13 (Trang 40, Sách bài tập vật lý 7)

Khi đưa một thanh A bị nhiễm điện dương lại gần quả cầu bằng nhôm vá được treo bằng một sợi chỉ mềm, trong quả cầu nhôm có rất nhiều electron tự do nên nó sẽ hút các electron tự do trong quả cầu lại gần. Vì vậy mặt quả cầu gần thanh A sẽ nhiễm điện âm và thanh A hút được quả cầu; phần mặt cầu xa thanh A sẽ nhiễm điện dương nhưng trên toàn quả cầu vẫn trung hòa điện.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận