Giải Bài Tập Vật Lý 7 SBT – Chương 2 – Bài 14. Phản xạ âm – tiếng vang

Đang tải...

Bài 14. Phản xạ âm – tiếng vang

Giải Bài Tập SBT

14.1 (Trang 32, Sách bài tập vật lý 7)

Chọn C. Khi âm phát ra đến tai trước âm phản xạ.

14.2 (Trang 32, Sách bài tập vật lý 7)

Chọn C. Mặt gương phản xạ âm tốt.

14.3 (Trang 32, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn:

Mặt ao, hồ phản xạ âm tốt.

Giải:

Nói chuyện với nhau ở gần mặt ao, hồ (trên bờ ao, bờ hồ), tiếng nói nghe rất rõ vì ở đó ta không những nghe được âm nói ra trực tiếp mà còn nghe được đồng thời cả âm phản xạ từ mặt nước ao, hồ.

14.4 (Trang 32, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn :

Vận tốc âm trong không khí khoảng 340m/s (tức là trong 1 giây âm có thể truyền qua được khoảng cách 340m). Với khoảng cách từ mặt nước, thành bể đến tai người nghe thì âm chỉ đi mất khoảng thời gian rất nhỏ (nhỏ hơn ¹/15 giây, khoảng cách thời gian tối thiểu giữa âm phát ra và âm phản xạ để nghe được âm phản xạ).

Giải:

Trong bể nước có nắp đậy và miệng nhỏ, có những âm phản xạ từ mặt nước, thành bể và đặc biệt là nắp bể nhiều lần rồi mới đến tai ta nên ta phân biệt được nó với âm phát ra, vì vậy ta nghe thấy được tiếng vang. Trong bể nước không có nắp đậy, âm phản xạ từ mặt nước, thành bể một phần không đến tai ta, một phần đến tai ta nhưng lại gần như cùng một lúc với âm phát ra nên ta không phân biệt được rõ âm phát ra và âm phản xạ, tức là không nghe thây tiếng vang.

14.5 (Trang 32, Sách bài tập vật lý 7)

Từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm tốt: nhẵn, phẳng, cứng.

Từ mô tả bề mặt của vật phản xạ âm kém: mềm, mấp mô, xốp, gồ ghề.

14.6 (Trang 32, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn:

Những ứng dụng khác của phản xạ âm có thể là:

– Tường vọng âm ở Thiên Đàn, Bắc Kinh.

– Chụp siêu âm trong y học.

– Rada dò máy bay phản lực siêu âm.

14.7 (Trang 32, Sách bài tập vật lý 7)

Chọn D. Vật phản xạ âm kém là những vật mềm, không nhẵn.

14.8 (Trang 33, Sách bài tập vật lý 7)

Âm phản xạ có lợi là làm khuyếch đại âm lên làm ta nghe âm to hơn. Tuy nhiên nếu quá nhiều sẽ bị ồn và nghe không rõ.

Có trường hợp âm phản xạ có lợi, có trường hợp âm phản xạ có hại.

– Ví dụ âm phản xạ có lợi:

+ Siêu âm chẩn đoán bệnh.

+ Đo độ sâu của đáy biển, hồ:..

+ Dò khuyết tật của kim loại.

+ Cách âm tạo không gian yên tĩnh

– Ví dụ về âm phản xạ có hại:

+ Làm giảm chất lượng âm trong nhà hát.

14.9 (Trang 33, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn:

Để nghe được tiếng vang thì âm phản xạ phải cách âm phát ra ít nhất là ¹/15 s

Giải:

Để có tiếng vang trong không khí, thì thời gian kể từ khi âm phát ra đến khi nhận được âm phản xạ tối thiểu là ¹/15 s.

Trong khoảng thời gian s, âm đi được một quãng đường là:

¹/15 x 340 = 22,7 (m)

Vậy để nghe được tiếng vang tiếng nói của mình, phải đứng cách núi ít nhất là:

22,7 : 2 = 11,35 (m)

14.10 (Trang 33, Sách bài tập vật lý 7)

Chọn C. Nhỏ hơn 11,35m.

14.11 (Trang 33, Sách bài tập vật lý 7)

Chọn D. Vải, nhung, lụa.

14.12 (Trang 33, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn:

Dùng vật liệu mềm, sần sùi (không nhẵn) để cách âm.

Giải: Bài 14 Phản xạ âm tiếng vang

– Cách 1: Làm thêm tấm xốp dưới mái tôn đe tấm xốp hấp thụ bớt tiếng ồn.

– Cách 2: Đóng trần hai lớp, ba lớp (trần thạch cao, nhựa xốp).

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận