Giải Bài Tập Vật Lý 7 SBT – Chương 2 – Bài 13. Môi trường truyền âm

Đang tải...

Bài 13 Môi trường truyền âm

Giải Bài Tập SBT

13.1 (Trang 30, Sách bài tập vật lý 7)

Chọn A. Khoảng chân không.

13.2 (Trang 30, Sách bài tập vật lý 7)

Khi có người đi đến bờ sông, cá ở trong sông lập tức “lẩn trốn ngay” vì tiếng động phát ra từ chân người đã truyền qua đất trên bờ, rồi qua nước và đến tai cá nên cá bơi tránh đi chỗ khác.

13.3 (Trang 30, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn :

Vận tốc truyền âm trong không khí là 340m/s, trong khi đó vận tốc truyền ánh sáng trong không khí xấp xỉ 300000000m/s.

Giải:

Ta thường nhìn thấy tia chớp trước khi nghe thấy tiếng sét vì ánh sáng truyền trong không khí nhanh hơn âm thanh rất nhiều. Cụ thể, vận tốc ánh sáng trong không khí là 300000000m/s. Trong khi đó vận tốc âm thanh trong không khí chỉ khoảng 340m/s. Vì vậy, thời gian để thấy sét truyền đến tai ta dài hơn thời gian mà ánh sáng truyền đến mắt ta.

13.4 (Trang 30, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn:

Vận tốc ánh sáng trong không khí xấp xỉ 300000000m/s hay 300000km/s nên với các khoảng cách nhỏ vài kilômét thì gần như ánh sáng không mất một giây nào để truyền qua. Do đó, khi ta nhìn thấy chớp thì cũng lúc đó sét bắt đầu truyền đi và mất 3 giây.

Bây giờ chỉ cần dùng công thức tính quăng đường s = v.t để tính khoảng cách từ nơi ta đứng đến nơi sét đánh.

Giải:

Khoảng cách từ nơi ta đứng đến chỗ sét đánh là:

340 x 3 = 1020 (m)

13.5 (Trang 30, Sách bài tập vật lý 7)

Âm đã truyền từ miệng bạn này đến tai bạn kia quà những môi trường:

– Môi trường khí.

– Môi trường rắn: Ống bơ sữa bò, chỉ, que tăm.

13.6 (Trang 30, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn:

Vận tôc âm thanh trong không khí vào khoảng 340m/s tức là khoảng 0,34km/s.

Giải:

Chọn A. Vận tốc âm thanh trong không khí vào khoảng 340km/s.

13.7 (Trang 31, Sách bài tập vật lý 7)

1. Tường gạch : Có

2. Nước sôi : Có

3. Tấm nhựa: Có

4. Không khí loãng: Có

5. Chân không: Không

6. Khí hidro: Có

7. Sắt nóng chảy: Có

8. Sàn gỗ: Có

9. Bông: Có

10. Cao su: Có

13.8 (Trang 31, Sách bài tập vật lý 7)

Chọn B. Vận tốc truyền âm trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí, nhỏ hơn trong chất rắn.

13.9 (Trang 31, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn:

Áp dụng: Quãng đường = vận tốc x thời gian.

Lưu ý: Vận tốc âm thanh trong không khí là 340m/s.

Giải:

Chọn A. 1700m.

13.10 (Trang 31, Sách bài tập vật lý 7)

Chọn A. Âm truyền trong không khí, độ cao của âm không đổi.

13.11 (Trang 31, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn:

Trong chất khí, lỏng, rắn có các hạt rất nhỏ mắt thường không nhìn thấy được nhưng nó lại có tác dụng truyền dao động (truyền âm).

Giải:

Trong chân không không có các hạt vật chất, vì vậy nó không có gì để có thế truyền dao động được, nên chân không không truyền được âm.

Để hiếu rõ hơn, ta giải thích thêm tại sao âm truyền được trong chất khí, lỏng, rắn?

Sở dĩ âm truyền được trong chất khí, lỏng, rắn vì khi nguồn âm dao động, nó làm cho các hạt cấu tạo nên chất khí, chất lỏng, chất rắn ở gần nó cũng dao động theo. Dao động của các hạt này lại truyền cho các hạt bên cạnh, cứ như thế, âm truyền đến tai ta làm cho màng nhĩ dao động, nên ta nghe được âm.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận