Giải Bài Tập Vật Lý 7 SBT – Chương 2 – Bài 11. Độ cao của âm

Đang tải...

Bài 11 Độ cao của âm

Giải Bài Tập SBT

11.1 (Trang 26, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn:

Tần số dao động của vật càng lớn thì âm phát ra càng cao.

Giải:

Chọn D. Khi tần số dao động lớn hơn.

11.2 (Trang 26, Sách bài tập vật lý 7)

Số dao động trong một giây gọi là tần số.

Đơn vị đo tần số là héc (Hz).

Tai người bình thường có thể nghe được những âm có tần số từ 20Hz đến 20000Hz.

Âm càng bổng thì có tần số dao động càng lớn.

Âm càng trầm thì có tần số dao động càng nhỏ.

11.3 (Trang 26, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn:

Nốt nhạc “đồ” thấp hơn nốt nhạc “rê”.

Nốt nhạc “đồ” thấp hơn nốt nhạc “đố”.

Giải:

Tần số dao động của âm cao lớn hơn tần số dao động của âm thấp.

– Tần số dao động của nốt “đồ” thấp hơn tần số dao động của nốt “rê”.

– Tần số dao động của nốt “đồ” thấp hơn tần số dao động của nốt “đố”.

11.4 (Trang 26, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn :

Âm phát ra càng cao thì vật phát ra âm dao động càng nhanh.

Âm phát ra càng thấp thì vật phát ra âm dao động càng chậm.

Hơn nữa, bình thường tai người không nghe thấy các âm có tần số nhở hơn 20Hz và lớn hơn 20000Hz.

Giải:

a) Con muỗi phát ra âm cao hơn tức là dao động của đôi cánh con muôi nhanh hon hay con muỗi vỗ cánh nhiều hơn con ong đất.

b) Ta không nghe được âm do cánh của con chim đang bay tạo ra vì tần số dao động của cánh chim nhỏ hơn 20Hz.

11.5 (Trang 26, Sách bài tập vật lý 7)

lý 7

11.6 (Trang 27, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn:

Tần số là số lần dao động trong một giây.

Do đó: tần số = (số dao động): (thời gian thực hiện số dao động)

Giải:

lý 7

Chọn A. Trong một giây, dây đàn thực hiện được 200 dao động.

11.7 (Trang 27, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn:

Âm có tần số thấp gọi là âm thấp hay âm trầm.

Giải:

Chọn B. Khi âm phát ra với tần số thấp.

11.8 (Trang 27, Sách bài tập vật lý 7)

Chọn A. Dây đàn càng căng, thì dây đàn dao động càng nhanh, âm phát ra có tần số càng lớn.

11.9 (Trang 27, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn:

Ở đàn bầu, cần đàn có tác dụng điều chỉnh độ căng của dây đàn.

Giải:                                                                        . ‘

Khi biểu diễn đàn bầu, người nghệ sĩ thường dùng tay uốn cần đàn để điều chỉnh độ căng của dây đàn nhằm tạo ra các cao độ khác nhau của âm thanh do đàn phát ra.

11.10 (Trang 27, Sách bài tập vật lý 7)

Hướng dẫn:

Dây đàn càng ngắn thì tần số dao động càng lớn.

Giải:

Nhận xét: Khi thay đổi vị trí bấm trên phím đàn càng về gần cần đàn thì phần chiều dài dây đàn bị rung càng tăng, âm phát ra càng cao ⇒ tần số dao động của dây đàn càng tăng và ngược lại.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận