Giải bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 34

Đang tải...

Giải bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 34

 

Chính tả : Luyện tập viết hoa

1. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam ; Hội Khuyến học Thành phố Nam Định ; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ; uỷ ban Nhân dân huyện Mỏ Cày ; Nhà máy Cao su Sao vàng ; Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

2. Ví dụ : Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Sách và Thiết bị Giáo dục Hà Nội, Hội Khuyến học Nam Định, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh,…

Luyện từ và câu (1): Mở rộng vốn từ

Quyền và bổn phận

1. a) Quyền : được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, được vui chơi, giải trí; b) Bổn phận : yêu kính cha mẹ, ông bà, thầy cô, chăm chỉ học tập,…

3. Gợi ý : Viết những điều em quan sát thấy như : những việc làm tốt thể hiện tôn trọng quyền của trẻ em ; những việc làm chưa tốt hoặc vi phạm quyền của trẻ em.

Tập làm văn (1): Tả cảnh

(Luyện tập sau kiểm tra)

1. Các chữ viết sai chính tả và chữa lại:

a) nác, xớm, dượi, nàm, dộng -> lác, sớm, rượi, làm, rộng.

b) sỗ, chệt, văng, mào, quác -> sổ, trệt, văn, màu, quát.

2. Từ dùng sai và chữa lại:

a) loè xoè -> lập loè (hoặc bập bùng,…)

b) hì hục -> lúi húi (hoặc hí húi, cặm cụi,…)

c) láo nháo -> náo nhiệt (hoặc huyên náo, ồn ào,…)

d) quyến luyến -> quyến rũ (hoặc hấp dẫn,…)

3. Viết lại các câu văn cho sinh động, ví dụ :

a) Bầu trời cao vời vợi, xanh biếc một màu xanh trong suốt.

b) Bỗng một vầng sáng màu lòng đỏ trứng gà to như chiếc nong đang nhô lên ở phía chân trời.

c*) Trăng cuối tháng vàng và nhọn như một chiếc ngà non đã ló ra khỏi đỉnh núi.

Luyện từ và câu (2): Ôn tập về dấu câu

(Dấu gạch ngang)

1. a) Đặt ở đầu mỗi bộ phận liệt kê ; b) Vạch ranh giới thành phần chú thích với thành phần khác ; c) Đặt trước lời đối thoại.

2. a) Tham khảo câu (b) BT1 : “Bạn thân của tôi” là thành phần chú thích ; b) Tham khảo câu (c) BT1 : “Bà ơi sao mà nhanh … Cho hoa bừng hôm nay” là lời thoại, c) Tham khảo câu (a) BT1.

Tập làm văn (2) : Tả người

(Luyện tập sau kiểm tra)

1. Gợi ý trả lời:

a) Đoạn mở đầu giới thiệu nhân vật chính trong câu chuyện là bà bán bánh khoai nướng. Tác giả đã giới thiệu theo cách trực tiếp.

b*) Những nét gợi tả về đồ dùng để nướng bánh và cách nướng bánh của bà cụ gợi cho em biết bà bán bánh đa nướng là người có hoàn cảnh khó khăn (nghèo), làm việc rất chăm chỉ, chịu khó.

c) Những hoạt động (lời nói) cho thấy bà bán bánh đa nướng là người:

– Vui vẻ, sởi lởi: Nhiệt tình mời bọn trẻ “Vào đây các cháu ! Mở hàng giúp bà mấy chiếc bánh lấy may !”

– Có ý thức tiết kiệm : Chồm tới nhặt miếng bánh vỡ cho vào sọt rác, rồi nhắc nhở nhẹ nhàng : “Bánh giòn, thư thả mà ăn, đừng để rơi vãi, phí lắm cháu ạ !”

2. Đặc điểm riêng của từng bạn, ví dụ :

(1) Thu Hà : bé nhất, hay pha trò ; đóng kịch (vai Chuột, Gà) khiến ai cũng cười như nắc nẻ.

(2) Thanh Hà : rất khoẻ ; thường ôm cặp tuột khuy ; trán dô mà chẳng bướng ; hay phát biểu và nói to trong lớp.

 

 
 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận