Giải bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 32

Đang tải...

Giải bài tập thực hành Tiếng Việt 5 – Tuần 32

 

Chính tả : Luyện tập viết hoa

1. Trường / Tiểu học / Đông Thái; Bộ / Giáo dục và / Đào tạo ; Tổng / Liên đoàn / Lao động / Việt Nam ; Trung ương / Đoàn / Thanh niên / Cộng sản / Hồ Chí Minh

2. Uỷ ban Thiếu niên và Nhi đồng ; Vụ Giáo dục Tiểu học ; Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; Nhà máy Cơ khí Trần Hưng Đạo ; Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh ; Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Luyện từ và câu (1): Ôn tập về dâu câu

(Dấu phẩy)

1. Ánh nắng chói chang đã tắt, sương lạnh chiều hôm, buông xuống cánh đồng. -> Ánh nắng chói chang đã tắt, sương lạnh chiều hôm buông xuống cánh đồng. / Một ngôi sao cô đơn mới mọc lát nữa, nó sẽ khoe sáng với hằng nga song nàng vẫn còn lẫn dưới chân trời -> Một ngôi sao cô đơn mới mọc, lát nữa, nó sẽ khoe sáng với hằng nga song nàng vẫn còn lẫn dưới chân trời.

2. Ví dụ : a) Cờ, biểu ngữ, cổng chào mọc khắp nơi ; b) Trong giờ học tiếng Anh, chúng em nghe, nói, đọc, viết, đều bằng tiếng Anh ; c) Hai mươi năm trước, chỗ này còn là đất hoang ; Trong kì nghỉ hè vừa rồi, bạn thì học lớp hoạ, bạn thì học lớp nhạc.

Tập làm văn (1) : Tả con vật

(Luyện tập sau kiểm tra)

1. Gạch dưới từ dùng sai trong từng câu rồi chữa lại:

a) Mõm chú thỏ nhọn hoắt lúc nào cũng động đậy. (Gợi ý chữa : nhòn nhọn)

b) Tai lợn luôn ngoe nguẩy như cái quạt nan bé xíu. (Gợi ý chữa : ve vẩy)

c) Tiếng gặm cỏ của con trâu nghe oàm oạp. (Gợi ý chữa : xoàn xoạt)

d) Mỗi khi em đi đâu về, chú chó vàng lại nhảy ra vẫy đuôi mừng tíu tít. (Gợi ý chữa : cuống quýt).

2. Có thể gạch dưới những từ ngữ gợi tả sau :

Đôi mắt ti hí của nó lúc nào cũng như nhắm tít lại. Hai má chảy sệ xuống. Bốn chân nần nẫn những thịt. Cái bụng tròn căng, núng nính gần sát đất. Đặc biệt đôi tai rủ xuống trông đến tức cười. Nó háu ăn lắm. Mỗi khi ngửi thấy hơi cám, nó ủn ỉn mấy tiếng rồi vẫy tai, ngoe nguẩy đuổi đi ra. Nó sục mõm vào máng, ăn tòm tọp. trông thật ngon lành.

Viết tiếp vế câu có hình ảnh so sánh, ví dụ : a) Khi mới nở, chú gà chỉ to bằng nắm tay em bé ; b) Đôi mắt mèo con tròn xoe như hòn bi ve ; c) Chó xù có bộ lông trắng muốt như bông ; d) Đôi tai trâu thỉnh thoảng lại ve vẩy tựa chiếc quạt nan nhỏ bé.

Luyện từ và câu (2) : Ôn tập về dấu câu

(Dấu hai chấm)

1. a) Tôi vui sướng thấy Trũi bây giờ khác trước, nói năng điềm đạm, chắc chắn. Tôi âu yếm ôm Trũi mà rằng :

– Em yêu quý ! Từ nay tôi xin cùng các em (…)

a) (…) ngỡ như nghe thấy lời thách thức ngỗ ngược : “Không, đừng hòng bắt ta phải khuất phục, đừng hòng bẻ gãy thân ta”.

b) (…) Cũng vì chiếc mũ lạ kiểu nhọn hoắt ấy mà Chào Mào lại được cái tên chế giễu : công tử Chào Mào.

2. Gợi ý : Câu (a) tham khảo câu (a) BT1 ; câu (b) BT1 ; câu (c) tham khảo câu (c) BT1

Tập làm văn (2) : Tả cảnh

(Chuẩn bị kiểm tra)

1. Tham khảo hai đoạn văn miêu tả :

a) Cảnh bình minh

(1) Những buổi bình minh, mặt trời còn bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuộm những màu sắc đẹp lạ lùng. Hòn núi từ màu xám xịt đổi ra màu tím sẫm ; từ màu tím sẫm đổi ra màu hồng; rồi từ màu hồng lần lần đổi ra màu vàng nhạt. Cho đến lúc mặt trời chễm chệ ngự trị trên chòm mây, ngọn núi mới trở lại màu xanh biếc thường ngày của nó.

Thẩm Thệ Hà

(2) Những tia sáng đầu tiên của mặt trời phớt nhẹ đây đó trên thảm lúa, tạo nên những chấm mờ nhạt. Tôi đã nhận ra những gợn sóng nhỏ trên cái biển phẳng lặng kia chính là những đầu bông lúa chắc, khoẻ, mập mạp nổi lên trên những ngọn lúa. Những con chim đêm đã bay vù ra khỏi những đám lúa và những bụi cây ven đường rồi vút bay từ phía bên này sang phía bên kia như sung sướng chào mừng một ngày mùa no ấm. Dần dần, mặt trời lên cao hẳn, rải ánh nắng chan hoà trên mặt đất. Đồng lúa cũng khoe màu vàng thắm. Những hạt lúa dài, nhọn và mẩy cộm lên trong tay tôi một cảm giác thú vị.

(Thực hành Tập làm văn 4, NXB Giáo dục, 2002)

b) Cảnh hoàng hôn

          Cuối buổi chiều, Huế thường trở về trong một vẻ yên tĩnh lạ lùng, đến nỗi tôi cảm thấy hình như có một cái gì đang lắng xuống thêm một chút nữa trong thành phố vốn hằng ngày đã rất yên tĩnh này… Mùa thu, gió thổi mây về phía cửa sông, mặt nước phía dưới cầu Tràng Tiền đen sẫm lại, trong khi phía trên này, lên mãi gần Kim Long, mặt sông sáng màu ngọc lam in những vệt mây hồng rực rỡ của bầu trời buổi chiều. Hình như con sông Hương rất nhạy cảm với ánh sáng nên đến lúc tối xuống hẳn, đứng trên cầu chăm chú nhìn xuống, người ta vẫn còn thấy những mảng sắc đỏ hồng ửng lên như một thứ ảo giác trên mặt nước tối thẳm của nó…

Hoàng Phủ Ngọc Tường

c) Cảnh đêm trăng

          Ngày chưa tắt hẳn, trăng đã lên rồi. Mặt trăng tròn, to và đỏ từ từ lên ở chân trời, sau rặng tre đen của làng xa. Mấy sợi mây còn vắt ngang qua, mỗi lúc một mảnh dần, rồi đứt hẳn. Trên quãng đồng rộng, cơn gió nhẹ hiu hiu đưa lại, thoang thoảng mùi hương thơm mát. Sau tiếng chuông của ngôi chùa cổ một lúc lâu, trăng đã nhô lên khỏi rặng tre. Trời bây giờ trong vắt, thăm thẳm và cao. Mặt trăng đã nhỏ lại, sáng vằng vặc ở trên không và du du như sáo diều. Ánh trăng trong chảy khắp nhành cây kẽ lá, tràn ngập con đường trắng xoa.

Thạch Lam

2*. Tham khảo đoạn mở bài (gián tiếp) và đoạn kết bài (mở rộng) cho bài văn tả ngôi trường :

Mở bài: Ai cũng mong được sống trong ngôi nhà đầy ắp những kỉ niệm đẹp đẽ của người thân. Ngôi nhà tôi sinh ra và lớn lên gắn với hình ảnh ba má yêu thương. Ngôi trường tiểu học gắn với hình ảnh thầy cô và bạn bè trong những ngày thơ ấu. Ôi, cái tên Trường Tiểu học An Dương đã trở thành ngôi nhà thứ hai gần gũi với tôi biết bao!

Kết bài : Em yêu ngôi trường tiểu học với những cảnh vật, con người thân quen và gần gũi. Nơi đây, tuổi thơ tươi đẹp của em đã trôi qua êm đềm với bao kỉ niệm trong sáng và đẹp đẽ. Tình bạn bè, nghĩa thầy cô từ mái trường này sẽ theo em đi suốt cuộc đời.

 

 

 
 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận