Ê-mi-li. con… Tuần 5 Tiếng việt 5

Đang tải...

Tập đọc Ê-mi-li, con… Tuần 5 Tiếng việt 5

 I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài đọc.

2. Lưu ý phát âm:

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

– Mo-ri-xơn, Ê-mi-li, Pô-tô-mác, Giôn-xơn, Oa-sinh-tơn, Lầu Ngũ Giác;

ch / tr: chiến tranh, chồng chất, cha, cho, trời, trường, trụ;

s / x: sắp, sáng, sự, sở, sau, xâm, xúc, xanh, xin, xem;

l / n: lửa / nửa, lấy, linh, lòa, lạc, lớn, lá, lên, lòng, lược, na pan, nay;

r / d / gi: dân, danh, ra, giết, giùm…

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Tìm hiểu chung.

Tố Hữu (1920 – 2001) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên Huế. Ông là nhà cách mạng và là nhà thơ lớn của thơ ca hiện đại Việt Nam, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng và kháng chiến. Tố Hữu được Nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (năm 1996).

Bài thơ Ê-mi-li, con… được sáng tác từ sự cảm động của Tố Hữu sau khi biết được hành động tự thiêu của Mo-ri-xơn – một công dân Mỹ để đấu tranh cho hòa bình ở Việt Nam năm 1965.

2. Nội dung chính.

Bài thơ gợi lại hình ảnh của anh Mo-ri-xơn bế con gái là Ê-mi-li 18 tháng tuổi tới trụ sở Bộ Quốc phòng Mỹ, nơi anh tự thiêu để đấu tranh cho hòa bình ở Việt Nam.

Mo-ri-xơn phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của chính quyền Mỹ ở Việt Nam vì đó là cuộc chiến tranh phi nghĩa và vô nhân đạo, làm cho nhân dân Mỹ và Việt Nam chịu nhiều tổn thất lớn lao về người và của một cách vô ích.

Mo-ri-xơn lên án việc Mỹ gây nên nhiều tội ác, tàn phá đất nưốc và giết hại nhân dân Việt Nam: chúng ném bom na pan, hơi độc, bom B.52 để đốt nhà thương, trường học, giết trẻ em, giết những con người chỉ biết yêu thương, giết cả những cánh đồng xanh và những dòng sông của thơ ca nhạc họa.

Để thể hiện nỗi căm giận sự tàn bạo của chính quyền Mỹ và phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, Mo-ri-xơn đã tự thiêu. Từ biệt con trước khi tự thiêu, chú nói với con: ”Trời sắp tối rồi, cha không bế con về được nữa. Đêm nay mẹ đến tim con, con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn cho cha nhé và nói với mẹ: Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!”. Dặn dò con như vậy vì Mo-ri-xơn muốn vợ con đừng đau khổ vì sự ra đi của mình. Anh ra đi thanh thản, tự nguyện vì lý tưởng cao cả.

Hành động của Mo-ri-xơn thật dũng cảm, khiến mọi người cảm phục và xúc động vì ý chí kiên cường và lý tưởng sống cao đẹp của anh. Mo-ri-xơn là tấm gương sáng trong đấu tranh vì tự do, độc lập, hòa bình của nhân loại.

3. Liên hệ bài đọc, mở rộng kiến thức.

Câu chuyện dưới đây kể về một người lính gốc Bỉ đã tình nguyện đi theo quân đội ta, trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Đông Dương, sẵn sàng chiến đấu cho tự do, độc lập của Việt Nam.

Người đảng viên Cộng sản Đông Dương gốc Bỉ

Năm 1914, Phrăng Đô Bơ-en (tên Việt là Phan Lăng, người gốc Bỉ) được 15 tuổi, đang là học sinh trung học, thì chiến tranh thế giới nổ ra. Vào năm cuối cùng của cuộc chiến tranh, anh bị bắt vào quân đội Đức và sau bị bắt làm tù binh của Pháp. Năm 1946, Phrăng lại bị động viên vào quân đội Pháp.

Năm 1947, đơn vị của Phrăng bị điều động sang Việt Nam, đổ bộ vào Đà Nẵng. Tiếp xúc với người dân Việt Nam, anh rất mến họ. Anh còn biết ở thành phô” Đà Nẵng có quân đội Việt Minh chống Pháp nên đã nung nấu ý định đi theo Việt Minh.

Ngày 6 – 2 – 1948, anh gặp Việt Minh. Anh coi đó là ngày gia nhập quân đội nhân dân Việt Nam. Mùa đông năm 1949, đơn vị anh được điều động sang Hạ Lào. Tại một bản giữa biên giới Việt Nam và Lào, anh được kết nạp vảo Đảng Cộng sản Đông Dương. Một lần Phrăng rơi vào ổ phục kích của địch. Chúng dùng mọi hình thức tra tấn, dụ anh khai ra nơi đóng quân của quân đội tình nguyện Việt Nam và quân đội cách mạng Lào nhưng anh nhất quyết không khai. Sau đó, chúng kết án anh tù chung thân. Xăm 1952, chúng đưa anh về Pháp, mãi đến năm 1962 anh mới được trả tự do tại biên giới Pháp – Bỉ.

Từ năm 1963, Phrăng đã nhiều lần xin trở lại Việt Xam – “Tổ quốc thứ hai của tôi” – như lời ông thường nói, để chiến đấu chống Mỹ xâm lược nhưng không được. Ông hăng hái tham gia phong trào ủng hộ Việt Nam rồi ông gia nhập Đảng Cộng sản Bỉ và thành lập phân hội hữu nghị Bỉ – Việt.

Sau này, khi sang thăm lại Việt Nam, ông nói: “Tôi muốn các con tôi biết về đất nước Việt Nam, nơi cha chúng đã từng chiến đấu vì chính nghĩa”.

Theo Xhư Kim

Xem thêm Mở rộng vốn từ Hòa bình Tiếng việt 5

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận