Đóng vai con hổ thứ hai trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện – Ngữ Văn 6 nâng cao

Đang tải...

Phần phụ lục

MỘT SỐ BÀI TỰ LUẬN VỀ VĂN TỰ SỰ VÀ VĂN MIÊU TẢ

A – CÁC BÀI VĂN TỰ SỰ

Đề số 18 : Đóng vai con hổ thứ hai trong truyện Con hổ có nghĩa để kể lại câu chuyện.

Bài làm

          Ta là chúa sơn lâm ở chốn rừng xanh. Ta còn nhớ mãi một người tiều phu tốt bụng đã cứu sống mình mà hằng năm ta vẫn đem cúng dê lợn.

          Hôm đó, ta thấy đói bụng bèn đuổi bắt một con bò về đánh chén. Đang ăn thì chợt một chiếc xương mắc ngang cổ họng làm ta rất khó chịu. Chẳng biết làm thế nào, ta bèn cho tay vào lấy ra. Nhưng loay hoay mãi mà ta không sao móc được. Những nanh vuốt sắc nhọn chỉ làm cổ họng ta thêm đau đớn. Dường như bàn tay to khoẻ của ta không phù hợp với công việc này. Ta nhảy lên, lộn xuống, làm bụi cát bay mù và những cành cây nghiêng ngả, dập nát. Thỉnh thoảng ta lại cho tay vào cổ móc xương ra, nhưng vẫn không được. Bao nhiêu nhớt dãi rồi cả máu trào ra, mà ta chẳng nghĩ được cách nào tốt hơn. Đến lúc ta cảm thấy tuyệt vọng rồi, thì chợt có một bác tiều phu đang gánh củi đi đến. Ta thấy bác tiều phu trèo lên cây rồi nói vọng xuống một câu gì đó. Ta nhìn bác tiều phu với ánh mắt van xin rồi nằm phục xuống. Bác tiều tiến lại gần, cho tay vào lấy cục xương bò ra. Ta thấy nhẹ nhàng hẳn, như vừa trút được một gánh nặng. Sau đó, bác tiều phu bỏ đi và chỉ nói lại một câu : “Đừng bao giờ quên nhau nhé”. Mấy hôm sau, khi đã khoẻ, ta lại đi kiếm mồi, bắt được một con nai, liền đem đến bác tiều phu. Ta đặt nai ở trước cửa rồi gầm lên một tiếng dài và sắc để báo hiệu. Cứ như vậy, thỉnh thoảng ta lại đem dê hoặc lợn đến cho bác. Rồi một thời gian dài qua đi. Một hôm, khi ta đem lợn đến thì mới hay là bác tiều phu đã qua đời. Mấy ngày sau khi ta đi qua thì thấy có rất nhiều người đang đứng trước quan tài của bác tiều phu đặt bên một cái hố to. Ta bèn tiến lại gần nhảy nhót làm mọi người sợ hãi chạy ra xa. Ta đến bên quan tài, ngồi một lúc lâu và dụi đầu vào quan tài, tỏ ý tiễn biệt. Sau đó ta bỏ đi và thấy trong lòng rất buồn bã. Hàng năm, cứ đến ngày giỗ bác tiều phu thì ta lại đem thú vật đến cúng, đặt ở trước cửa nhà bác tiều. Cứ mỗi lần đi qua căn nhà nhỏ bé ấy, ta lại nhớ đến người tiều phu tốt bụng đã cứu sống mình năm nào…

          Bây giờ ta đã già, không còn khoẻ mạnh như xưa nữa nên ta luôn căn dặn con cháu luôn phải biết đền ơn những người đã cứu giúp mình lúc khó khăn. Có như vậy sống ở đời mới được nhiều người yêu thương, quý mến.

 

 

 

 
 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận