Đồng Chí – Sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9

Đang tải...

Đồng Chí ngữ văn lớp 9

Vài nét về tác giả và tác phẩm

Chính Hữu (1926 – 2007), quê ở huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tinh. Ồng xuất thân trong một gia đình tiểu tư sản, học Thành chung ở Vinh và học Tú tài ở Hà Nội. Năm 1945, Chính Hữu tham gia hoạt động cách mạng và tháng 12 năm 1946 tham gia quân đội tại Trung đoàn Thủ đô. Ông đã từng đảm nhận các chức vụ: Bộ trưởng Ban Văn nghệ Quân đội, Trưởng phòng Văn nghệ Quân đội, Phó Cục trưởng Cục Tuyên huấn… Ồng từng là Phó Tổng thư kí Hội Nhà văn Việt Nam khoá 3, uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà vần Việt Nam khoá 4.

Tác phẩm đã xuất bản: Đầu súng trăng treo (tập thơ), Thơ Chính Hữu, Tuyển tập Chính Hữu…

Nhà thơ đã bộc bạch: “Tôi thích những câu thơ hàm súc, cô đọng, nói rất ít nhưng gợi rất nhiều những tưởng tượng lan xa. Thơ phải ngắn ở câu chữ nhưng phải dài ở sự ngân vang… Tất nhiên phải là những câu chữ làm bằng tính chất được cô đúc ở mức độ tối đa (…)” (Nhà văn Việt Nam hiện đại, NXB Hội Nhà văn Việt Nam, H. 1997, trang 134).

Bài thơ Đồng chí là bài thơ hay nhất của Chính Hữu viết về người nông dân mặc áo lính trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 – 1954). Bài thơ được viết vào đầu năm 1948 khi tác giả đang cùng đồng đội tham gia chiến đấu trong chiến dịch Việt Bắc (thu – đông 1947). Bài thơ đã đì qua một hành trình nửa thế kỉ, làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 130)

а.  Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc toàn bộ bài thơ và tìm ra bố cục của tác phẩm để nắm được vị trí của câu thơ thứ bảy. Sự đặc biệt của câu thơ thể hiện ở những yếu tố nào, câu chữ, hình ảnh hay biện pháp nghệ thuật? Nó có vị trí như thế nào trong việc triển khai mạch cảm xúc của bài thơ.

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ được cấu trúc thành ba phần:

Đoạn 1: “Quê hương anh nước mặn… Đồng chí!”: dòng tâm sự về nguồn gốc xuất thân của những người lính cùng từ vùng nông thôn nghèo khổ nên họ đã dễ thân thiết, trở thành tri kỉ.

Đoạn 2: “Ruộng nương anh gửi… Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”: nói về hoàn cảnh riêng, tình cảm quê hương tha thiết, sâu nặng của những anh bộ đội “chân đất”.

Đoạn 3: “Đêm nay rừng… đầu súng trăng treo“: hình ảnh một đêm phục kích chờ giặc tới dưới ánh trăng đầy thi vị.

Như vậy có thể thấy, câu thơ thứ bảy là câu kết thúc của đoạn thơ thứ nhất. Đó là một câu thơ đặc sắc và là chủ đèe của bài thơ. Nó không đẹp, không đặc biệt ở hình ảnh tân kì, hay lối nói cầu kì, ước lệ mà lại chính ở sự đơn giản, mộc mạc đến giản dị. Mạch thơ đang dàn trải bằng những câu thơ 7, 8 chữ đột nhiên đến đây thắt lại trong vẻn vẹn hai từ “Đồng chí!”. Không phải là một lời tâm sự, một câu miêu tả, mà đơn giản chỉ là tiếng gọi, lòi xưng hô của những người cùng chung chí hướng, lí tưởng, cùng chiến đấu trong một đơn vị bộ đội. Đơn sơ, mộc mạc là thế, sao câu thơ cất lên lại có sức rung cảm mãnh liệt? Sự thay đổi, khác biệt số lượng ngôn từ cũng chính là sự dồn nén của tình cảm, của tấm lòng tác giả. Có lẽ trong tâm hồn nhà thơ – chiến sĩ đang trào dâng niềm xúc động mãnh liệt khi nhớ đến một tình bạn đẹp, tự hào về tình đồng chí thiêng liêng, cao cả. Mặc dù trước đó họ chỉ là những “con người xa lạ”, từ các vùng quê khác nhau. Nhưng duyên kì ngộ “chẳng hẹn” mà lại gặp nhau tại nơi đây, cùng tham gia chiến đấu trong một đơn vị nhưng cao đẹp nhất là sự chia sẻ đắng cay, ngọt bùi của cuộc đời người lính. Chính vì vậy dù rất tình cờ nhưng cũng hết sức dung dị, tự nhiên họ trở thành đôi tri kỉ và gọi nhau bằng hai chữ thiêng liêng “Đồng chí!”. Và sau đó là những tháng ngày sát cánh bên nhau “vai kề vai, cùng chiến đấu cho độc lập của Tổ quốc. Cho dù phải trải qua bao gian nan, thử thách, hiểm nguy họ vẫn gắn bó, nương tựa vào nhau bởi đơn giản họ là những người “Đồng chí!”.

Như vậy, đoạn đầu của bài thơ khép lại với câu thơ đặc biệt “Đồng chí!” nhưng đã làm sáng thêm ý tình sâu sắc nhất của đoạn thơ, giải thích được vì sao những người lính ấy gắn bó khăng khít, thân thiết như máu thịt. Hai tiếng “Đồng chí!” tạo nên một âm hưởng ấm áp, có sức lay động tâm hồn như một tiếng gọi thiết tha của tình đồng đội. Sau câu thơ hàm súc ấy, mạch thơ lại lan toả, tha thiết với dòng tâm sự của những người bạn, người đồng đội đồng cam cộng khổ, chiến đấu cho độc lập tự do của Tổ quốc.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 130)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ sáu câu thơ đầu của bài thơ. Những câu thơ này viết về những nhân vật nào? Mối quan hệ giữa họ và cơ sở (điểm chung) gì đã tạo nên môi quan hệ đó? Cũng cần phải chú ý đến biện pháp nghệ thuật, cách dùng từ ngữ, hình ảnh của tác giả ở đoạn thơ này.

b. Gợi ý trả lời

Chính Hữu đã mở đầu bài thơ của mình bằng những hình ảnh hết sức giản dị nhưng lại có sức khái quát:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Hai câu thơ cấu trúc song hành, đối xứng làm hiện lên hai “gương mặt” người chiến sĩ mối gặp gỡ như đang cùng nhau tâm sự. Những dòng tâm sự ấy xuất phát từ tâm hồn chân chất, bộc trực của những anh nông dân mặc áo lính. Họ kể với nhau về quê hương, bản quán của mình rất tự nhiên, không chút ngại ngần bởi họ đấu xuất thân từ nông thôn. Họ đến từ những miền quê khác nhau: người từ miền biển (nước mặn đồng chua), người từ vùng đồi núi (đất cày lên sỏi đá) nhưng điểm chung giữa họ là đều lớn lên từ nghèo khó, lam lũ, vất vả. Kì lạ và xúc động khi chính cái nghèo,- cái khổ đã là sợi dây kết nối hai tâm hồn xa lạ ấy bỗng trở nên gần gũi với nhau:

Anh với tôi, đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Thật là một sự tình cờ thú vị. Dù ở những phương trời khác nhau, không hề sắp đặt, hẹn trước lại gặp nhau nơi đây cùng trở thành những người lính chiến đấu vì quê hương, đất nước. Và có lẽ cũng chính lời tâm sự chân thành, dung dị về miền quê nghèo khổ đã kéo họ lại gần nhau hơn, đồng cảm, hiểu nhau hơn. Đây chính là cơ sở đầu tiên để tạo nên sự gần gũi, sẻ chia và mở đầu cho một tình bạn đẹp.

Khi là hai ngưòi chiến sĩ, họ tiếp tục nuôi dưỡng, phát triển nó trở thành một tình bạn gắn bó keo sơn:

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ.

Hai câu thơ giản dị nhưng đã gợi lên bao kỉ niệm đẹp của đôi bạn trong những ngày kháng chiến… “Súng bên súng” là cách nói hàm súc, hình tượng nói về những con người cùng chung lí tưởng, ý chí chiến đấu. “Anh với tôi” hai con người từ hai vùng quê khác nhau nhưng cùng ra trận để bảo vệ đất nước quê hương, vì độc lập tự do và sự sông còn của dân tộc. “Đầu sát bên nhau” là hình ảnh diễn tả ý hợp tâm đầu của đôi bạn tâm giao. Trong hoàn cảnh hết sức đặc biệt, trong khói lửa của chiến tranh, gian khổ và thiếu thôn “bát cơm sẻ nửa, chăn sui đắp cùng” những con người xa lạ lại trở thành “đôi tri kỉ”, một cách tự nhiên, dung dị. Chất thơ, chất lãng mạn ấm áp của tình người, tình đồng chí vút lên từ chính hiện thực đầy gian khổ của những ngày chiến đấu nơi núi rừng Việt Bắc. Và sự “đồng cam cộng khổ” mới là cơ sở sâu xa nhất cho một tình bạn gắn bó keo sơn. Vần thơ của Chính Hữu giản dị, dân dã từ ngôn ngữ đến hình ảnh nhưng lại hàm súc và có sức lay động tâm hồn. Bỏi đó là ngôn từ được chắt lọc từ tâm hồn của nhà thơ – chiến sĩ đã từng trải nghiệm qua gian khổ, thiếu thôn của cuộc kháng chiến và cũng từng được sống trong sự ấm áp, chở che của tình đồng đội. Tấm chăn mỏng nhưng ấm áp tình tri kỉ, tình đồng chí ấy mãi mãi là kỉ niệm đẹp của người lính.

 

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 130)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc đoạn thơ “Ruộng nương anh gửi bạn thân cày… Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”.

Trong đoạn thơ trên, những hình ảnh, chi tiết nào thể hiện tình cảm giữa những người đồng chí? Bút pháp nghệ thuật nào đã được tác giả sử dụng để nói về hình ảnh đó?

b. Gợi ý trả lời

Theo mạch thơ, khi cái chăn mỏng đắp lại thì dòng tâm sự của họ mở ra: những người ấy mở lòng tâm sự, giãi bày với nhau, để anh hiểu tôi, tôi hiểu anh đến tận nỗi lòng sâu kín nhất. Dòng tâm sự của hai người đồng chí như trào dâng với những câu chuyện bình dị về quê hương bản quán, về cuộc sống chiến đấu gian khổ mà thấm đậm tình đồng chí, đồng đội. Hai tâm hồn cùng chung một nỗi nhớ da diết về ruộng nương, bạn thân, giếng nước gốc đa.

Hình ảnh nào cũng thấm đượm tình quê vơi đầy:

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày

Gian nhà không, mặc kệ gió lung lay.

Câu thơ thể hiện sự thấu hiểu, sẻ chia đến cảm động. Dường như nhân vật “tôi” đã hiểu được cả tấm lòng, tâm sự của người bạn. Dù gắn bó sâu nặng, thiết tha với mảnh vườn, căn nhà nghèo khó của mình, nhưng anh đã sẵn sàng tự nguyện để ra đi một lòng vì chí lớn. Biết bao bộn bề lo toan nhưng anh đã kịp gửi gắm lại người hậu phương để yên tâm lên đường chiến đấu. Hai câu thơ này như tiếp tục mạch tâm sự về nơi xuất thân từ những miền quê nghèo khổ, lam lũ mở ra từ những câu thơ đầu. Nhưng đây không còn là lời tự giới thiệu của “anh” nữa mà đã là sự cảm nhận của chính nhân vật “tôi”. Họ thấu hiểu cả đến những tâm sự thầm kín nhất nơi sâu thẳm tâm hồn của nhau. Thậm chí “tôi” như đọc được tấm chân tình tha thiết, sâu nặng của quê hương đáp lại người lính này:

Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính.

Nhà thơ dùng những hình ảnh tiêu biểu và phổ biến của mọi làng quê Việt Nam như biểu tượng của quê hương những người lính gốc nông dân. cảnh vật ở đây được nhà thơ tạo cho một linh hồn để hướng theo bước chân người lính. Gian nhà, giếng nước, gốc đa được nhân hoá đang đêm ngày dõi theo bóng hình người trai cày ra trận. Hay “người ra lính” vẫn ngày đếm ôm ấp hình bóng quê hương. Tình yêu quê hương đã góp phần tạo nên tình đồng chí, làm nên sức mạnh thời máu lửa. Dù tác giả không miêu tả, không kể nhưng qua sự thấu hiểu đến tận những tâm sự sâu kín nơi đáy lòng của nhau đã đủ cho ta thấy tình cảm gắn bó sâu đậm giữa hai ngưòi đồng chí. Họ chia sẻ vối nhau nỗi nhớ nhà và cả những gian lao, khô cực của cuộc đời người lính:

Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh … Chân không giày…

Những câu thơ “ngồn ngộn!’ những chi tiêt rất thực vào những ngày đầu cuộc kháng chiến. Đó là những ngày cả dân tộc ta đôi mặt với muôn vàn khó khàn: thiếu vũ khí, thiếu quân trang, lương .thực, thuốc men. Ngươi lính ra trận “Áo vải chân không đi lùng giặc đánh” áo quần rách tả tơi, ốm đau bệnh tật. Những cơn sốt rét rừng khủng khiếp hành hạ ngưòi lính với cơn “Sốt run ngưòi vừng trán ướt mồ hôi”. Họ chia nhau sự nghèo khổ, thiếu thôn làm ta cảm động rưng rưng nước mắt. Chữ “biết” trong đoạn thớ này cho thấy họ đã cùng chung nếm trải, cùng chung chịu gian nan thử thách. Các chữ “anh với tôi”, “áo anh… quần tôi” xuất hiện trong đoạn thơ như một sự kết dính, gắn bó keo sơn tình đồng chí thắm thiết, cao đẹp. Câu thơ 4 tiếng với cấu trúc tương phản: “Miệng cười buốt giá” thể hiện sâu sắc tinh thần lac quan của hai người chiến sĩ. Chất thơ, chất thép của tâm hồn bỗng thăng hoa từ chính hiện thực đầy khó khăn, thiếu thốn. Đoạn thơ đang dàn trải với dòng tâm sự về kỉ niệm chiến đấu bỗng trào dâng cảm xúc: “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”. Câu thơ giản dị mà có sức rung động mãnh liệt bởi chính cử chỉ yêu thương, thân thiết. Anh nắm lấy tay tôi, tôi nắm lấy tay anh, để động viên nhau, truyền cho nhau tình thương và sức mạnh, để vượt qua mọi thử thách, tiếp tục đi tối và làm nên chiến thắng…

Đến đây, người đọc mới cảm nhận được sức mạnh thực sự giúp những người lính nông dân vượt .qua tất cả gian lao, khốc liệt, thậm chí cả cái chết để chiến đấu và chiến thắng chính là tình đồng đội thắm thiết, keo sơn.

Xem thêm Bài thơ về tiểu đội xe không kính tại đây.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 130)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Ba câu thơ kết thúc bài miêu tả về khung cảnh nào: thời gian, không gian, cảnh vật, con người? Tác giả đã sử dụng biện pháp gì để xây dựng nên hình ảnh đó? Với những chi tiết cụ thể sinh động ấy thường gợi cho người đọc những liên tưởng gì?

b. Gợi ý trả lời

Câu thơ mở ra một không gian hoang vu, lạnh lẽo của núi rừng Việt Bắc với thời tiết vô cùng khắc nghiệt: “Sương muối”, một chi tiết, một hiện thực được tái hiện một cách chân thật nhất. Đó là những ngày tháng quân và dân ta phải chiến đấu, vật lộn với tất cả những gian khổ, hiểm nguy, khắc nghiệt của núi rừng Việt Bắc. Cái rét đến thấu da, cộng thêm sự hoang vu, cái buốt đến tận xương tuỷ vì sương muôi làm cho cảnh vật lạnh lẽo đến ghê người. Nhưng tất cả sự nghiệt ngã ấy của hoàn cảnh cũng không thể ngăn cản được ý chí của người chiến sĩ. Sức mạnh của tình đồng đội đã sưởi ấm tâm hồn họ, xua đi cái buốt giá của thời tiết để họ tự tin “Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới”. Một sự kiên gan, sự đối chọi với thử thách, Ngòi bút hiện thực của tác giả trở nên sắc sảo khi lựa chọn những chi tiêt hết sức tiêu biểu, rất giản dị nhưng đủ để dựng lên cả hiện thực khắc nghiệt của thời chiến. Nhưng trên nền hiện thực ấy, chất lãng mạn, chất thơ bỗng thăng hoa, bay bổng tạo nên một câu thơ tuyệt bút: “Đầu súng trăng treo” – một sự sáng tạo đầy bất ngờ, thú vị. Không gian với cái lạnh buốt, hoang vu của sương muối, rừng đêm trở nên huyền ảo với ánh sáng rực rỡ của ánh trăng. Nhưng không phải là ánh trăng mênh mang, cao vời vợi, mờ mò ảo ảo mà là ánh trăng rất thực “treo trên đầu mũi súng”. Súng và trăng, cứng rắn và dịu hiền, chiến sĩ và thi sĩ sao lại quyện với nhau đẹp đến thế. Một câu thơ bôn tiếng thôi nhưng đủ làm sáng lên ý nghĩa cao đẹp của cuộc chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của anh bộ đội Cụ Hồ. Người lính của thời kháng chiến chông Pháp không chỉ đẹp ở ý chí kiên cường, sự dũng cảm, gan dạ, bất chấp mọi khốc liệt của chiến tranh mà còn ở chất thơ, chất lãng mạn và lạc quan trong tâm hồn. Dù phải chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, nguy nan, cái chết luôn rình rập “gươm kề tận cố, súng kề tai” nhưng họ vẫn lạc quan, yêu đòi, vẫn hướng về ánh sáng huyền diệu của vầng trăng hoà bình.

c. Mở rộng kiến thức

Bút pháp hiện thực và lãng mạn luôn hoà quyện là nét điển hình trong thi ca thời chống Pháp. Quang Dũng cũng từng có những câu thơ vừa có chất hiện thực khắc nghiệt vừa lung linh màu sắc lãng mạn trong tâm hồn những chàng trai thủ đô mặc áo lính:

Tây Tiến đoàn bình không mọc tóc Quăn đi màu lá giữ oai hùng Mắt trừng gừi mộng qua biên giới Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 130)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lướt lại bài thơ và căn cứ vào phần trả lời những câu hỏi trên để nắm được nội dung chính của bài thơ. Tên bài Đồng chí có mối liên hệ như thế nào với mạch thơ được triển khai trong bài và khái quát được những tư tưởng, tình cảm gì của tác giả?

b. Gợi ý trả lời

Đồng chí là một bài thơ rất độc đáo viết về tình cảm thiêng liêng, cao cả của những người lính nông dân trong kháng chiến chống Pháp. Rất có lí và sâu sắc khi nhà thơ đặt tên cho tác phẩm của mình là Đồng chí (đồng: cùng, chí: chí hướng). Hai từ chỉ giản đơn và cách xưng hô của những người cùng chí hướng, cùng lí tưỏng trong một đoàn thể nhưng trong bài thơ này đã cất lên một cách thiêng liêng và cảm động. Bởi nó đã thâu tóm được nội dung chính của toàn bài thơ và tư tưỏng mà tác giả muốn gửi gắm. Những con người từ những vùng quê khác nhau, chẳng hẹn trước nhưng tình cờ gặp nhau, cùng chiến đấu trong một đơn vị, rất tự nhiên, dung dị họ trở thành những người đồng chí. Và cũng chính tình cảm ấy tạo ra sức mạnh tinh thần vô cùng to lớn giúp họ vượt qua mọi thử thách, gian nguy của cuộc chiến đấu, thậm chí cả bệnh tật và cái chết. Họ sẵn sàng đồng cam cộng khổ, chia ngọt sẻ bùi, luôn luôn “đứng sát bên nhau” để cùng chiến đấu và chiến thắng, đơn giản chỉ vì họ là “Đồng chí”.

6. Câu hỏi 6 (SGK, trang 130)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ có vị trí như thế nào trong bài thơ? Hãy đọc lại tác phẩm và lưu ý những .chi tiết về hình ảnh anh bộ đội. Điểm nổi bật nhất trong bài thơ này là gì?

b. Gợi ý trả lời

Bài thơ là một bức chân dung rất đẹp của anh bộ đội Cụ Hồ – người nông dân mặc áo lính, những anh hùng áo vải trong thời đại Hồ Chí Minh. Bao trùm lên toàn bộ bài thơ là hình ảnh những ngưòí lính xuất thân từ vùng quê nghèo khổ, lam lũ, mang theo vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, chân thành của người nông dân. Nhưng trên hết trong hoàn cảnh chiến đấu, thiếu thôn, gian khổ và ác liệt họ toả sáng vẻ đẹp của ý chí kiên cường vượt trên tất cả thử thách khắc nghiệt để chiến đấu và chiến thắng. Và trong những ngày tháng cùng vào sinh ra tử ấy, những người lính tự tạo nên nguồn sức mạnh tinh thần vô cùng lốn lao, chỗ nương tựa về tâm hồn để họ kiên cường chiến đấu. Có sức mạnh ấy mọi gian nguy của cuộc chiến không thể làm họ gục ngã, không thể làm mờ đi chất lãng mạn, lạc quan, yêu đời trong tâm hồn họ.

Bài thơ là một tượng đài tráng lệ, mộc mạc và bình dị, cao cả và thiêng liêng của người lính thời kì chống Pháp.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận