Đồng cảm và sẻ chia – Văn nghị luận xã hội THPT

Đang tải...

Đồng cảm và sẻ chia

Đồng cảm và sẻ chia

Đ BÀI

Đồng cảm và sẻ chia đang là nếp sống đẹp của xã hội hiện nay. Anh (chị) hãy trình bày ý kiến của mình về nếp sống tốt đẹp đó.

BÀI LÀM

Từ thuở còn ấu thơ ta đã được học những bài học “vỡ lòng” về đồng cảm và sẻ chia.

… Đó là biết chia cho cô bạn nhà nghèo bên hàng xóm một nửa chiếc bán rán còn nóng hổi trên tay, hai đứa vừa ăn vừa thổi phù phù rồi nhìn nhau cười toe toét, mặc cho bụng vẫn đói vì chỉ được ăn có nửa tiêu chuẩn bình thường.

… Đó là những tình cảm hồn nhiên, trong sáng của trẻ thơ khi thấy một bà lão ăn xin rách rưới đứng trước cổng nhà mình, lòng thắc mắc hỏi mẹ “Sao bà lại phải đi ăn xin hả mẹ? Hay là mình cho bà vào ở cùng?”

Những bài học đó theo thời gian đã ăn sâu vào nhận thức của mỗi ngưòi chúng ta, để dần dần đó không còn là nếp sống tốt đẹp của mỗi ngưòi, mỗi cá nhân nữa mà trở thành nếp sống tốt đẹp của cả cộng đồng, xã hội.

Vậy đồng cảm, sẻ chia là gì? Và vì sao đồng cảm, sẽ chia lại trở thành nếp sống tốt đẹp của xã hội ta hiện nay? Có lẽ câu hỏi đó không khó để tìm ra câu trả lời.

Từ thuở còn bé, qua những câu ca dao, tục ngữ ngọt ngào của ông bà, cha mẹ thủ thỉ bên tai, ta biết được đồng cảm và sẻ chia là biết yêu thương mọi người xung quanh và chia sẻ với họ những gì mình có.

Lớn lên một ít, qua những trang sách đạo đức học được trẽn ghế nhà trường, khái niệm đó không còn bó hẹp trong hai từ “yêu thương” và “chia sẻ” nữa. Bởi chỉ yêu thương thôi là không đủ. Ta còn phải biết cảm thông với người khác, tìm ra tiếng nói đồng điệu giữa tâm hồn con người với con người. Đó là yếu tố “đồng” trong từ “đồng cảm”, và ta cũng biết được rằng, sẻ chia không chỉ là cho người khác những gì mình có, mà còn là sẻ chia với những gì mà người khác có, đó là sẻ chia niềm vui trẽn môi cười, niềm hạnh phúc trong ánh mắt và đôi khi là cả nỗi buồn trên bờ mi…

Ngày nay chúng ta đang sống trong một xã hội mà ở đó yêu thương và sẻ chia có ở khắp nơi.

Đó là sau khi cơn bão Chan Chu đi qua, cướp đi cuộc sống của hàng chục người ở xã Bình Minh, tỉnh Quảng Nam, phủ lên không gian một màu tang tóc, đau thương. Những giọt nước mắt. Những tiếng kêu gào, gọi tên người thân trong nỗi vô vọng… Ta nghe như tim mình đang khóc theo. Lặng lẽ gửi đi những đồng tiền tiết kiệm ít ỏi để ủng hộ, ta bất ngờ khi hàng trăm người khác cũng có cùng mối đồng cảm với người dân gặp nạn như ta. Rồi danh sách ủng hộ ngày càng dài và càng đông đảo thành phần tham gia hơn. Ta mỉm cười, hạnh phúc.

Mùa đông ở miền Bắc năm nay lạnh dữ dội. Ta yêu mùa đông, những cũng buồn vì mùa đông mang lại giá lạnh cho nhiều người. Ngồi trong chăn ấm nghe chương trình thời sự, biết được đồng bào ở nhiều nơi, nhất là vùng núi cao vẫn chưa có đủ áo ấm, chăn bông để chống chọi với mùa đông giá rét, ta khẽ run lên vì thương họ và như cảm nhận được những cơn rùng mình, co ro của những em bé mỗi khi có cơn gió rét tạt qua. Cái lạnh thật buồn… nhưng nỗi buồn đó không kéo dài, đeo bám nữa khi hàng trăm chuyến hàng viện trợ của các doanh nghiệp và cá nhân ở thành phố Hồ Chí Minh được gửi ra bao gồm chăn bông, áo ấm, thuốc men… Sự sẻ chia và đồng cảm đó đã xoá tan đi cái lạnh lẽo của giá rét. Lòng ta lại vui tươi và yêu thích mùa đông. Tình người sao mà ấm áp thế!

Và đồng cảm, sẻ chia còn hơn thế nữa…

Đó là những việc làm từ thiện của các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp, những trung tâm từ thiện như làng trẻ em s.o.s, trung tâm bảo trợ trẻ em… Tình yêu thương của cộng đồng đã phần nào sẻ chia với các em nỗi bất hạnh, sưởi ấm cho tâm hồn các em bước tiếp chặng đường dài đầy khó khăn, vất vả.

Đó là những giọt nước mắt đồng cảm, sẻ chia của cộng đồng khi ngồi trước màn ảnh ti vi dõi theo những lời tâm sự tràn ngập trong đau đớn, nghẹn ngào của một người vợ mất chồng sau vụ tai nạn hầm lò ở Quảng

Ninh. Nỗi đau mất mát được sẻ chia. Người vợ ấy không hề cô độc giữa biển yêu thương của cuộc đời.

Những câu chuyện về đồng cảm và sẻ chia còn nhiều, nhiều nữa. Bởi đồng cảm và sẻ chia mang đến yêu thương mà yêu thương là vô hạn…

Nhưng cuộc đời không có gì là tuyệt đối. Thượng đế tạo ra nắng hạ thì cũng tạo ra mầy mù. Vì thế bên cạnh những tấm lòng luôn biết yêu thương và đồng cảm, còn không ít những “hạt sạn” là những con người vô cảm, không biết sẻ chia, yêu thương. Đó là khi ta nhìn thấy một người phụ nữ phớt lờ trước lời van nài của một em bé ăn xin rách rưới tội nghiệp. Người ta hay đem sức mạnh gắn cho người đàn ông, còn tình yêu thương dịu dàng ban tặng cho người phụ nữ. Vậy sao người phụ nữ đó lại quá vô tâm, hững hờ như vậy? Tình yêu thương dịu dàng ấy đã để đâu mất rồi?

Đó là sự căm phẫn, bực tức đến tột cùng của ta khi thấy một em bé bị người thân xua đuổi, hắt hủi. Em có tội gì đâu? Phải chăng tội lỗi của em là bị nhiễm HIV từ người mẹ?

Chứng kiến những sự việc ấy, ta thật buồn. Buồn cho những số phận nhỏ nhoi, tội nghiệp đó. Buồn cho những tâm hồn đã trở nên vô cảm, ích kỉ đến lạnh lùng.

Tôi và bạn, chúng ta là những công dân của thời đại mới. Chúng ta phải luôn biết đồng cảm, lắng nghe để sẻ chia với mọi người xung quanh, để cuộc sống sẽ bớt đi những ngày tối tăm, lạnh lẽo. Để mây mù sẽ bay đi xa, đón những làn nắng ấm trở về. Hãy dũng cảm nói lên những suy nghĩ, tình cảm của bạn, lên án những hành động, thái độ vô tâm. Hãy dũng cảm làm tất cả những điều đó bạn sẽ là “người hùng”, là “thiên sứ” của hạnh phúc.

Có một ai đó từng nói với tôi rằng: “Trong toán học, khi chia đi ta sẽ nhận được một kết quả nhỏ hơn, nhưng trong cuộc sống, có những thứ khi chia đi ta sẽ nhận được nhiều hơn ban đầu”. Đó là chia đi nụ cười, chia đi niềm vui… Phép chia đó là phép chia của hạnh phúc. Chúng ta đang sống trong một xã hội mà ở đó luôn tràn ngập sự đồng cảm và sẻ chia. Bạn và tôi, chúng ta là những người hạnh phúc.

Thiều Thị Luyến

Lớp 11A2 – THPT Lương Đắc Bằng – Hoằng Hoá – Thanh Hoá

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Hãy biết nói cảm ơn!

 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận