Đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Đang tải...

Độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Mục đích của bài học giúp học sinh hiểu được tác dụng của các yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HlỂU BÀI

I. Tìm hiểu yếu tố đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm trong văn bản tự sự

Trong văn bản tự sự, đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm là những hình thức quan trọng để thể hiện nhân vật.

Đối thoại là hình thức đối đáp, trò chuyện giữa hai hoặc nhiều người. Trong văn tự sự, đối thoại được thể hiện bằng các gạch đầu dòng ở đầu lời trao và lời đáp (mỗi lượt câu là một gạch đầu dòng).

Độc thoại là lời của một người nào đó nói với chính mình hoặc nói với một ai đó trong tưởng tượng. Trong văn bản tự sự, khi người độc thoại nói thành lời thì phía trước câu hỏi có gạch đầu dòng; còn khi không nói thành lời thì không có gạch đầu dòng. Trưòng hợp không có gạch đầu dòng trưốc lời nói gọi là độc thoại nội tâm.

Ví dụ 1:

Hôm nay lão Hạc sang nhà tôi. Vừa thấy tôi, lão báo ngay:

  • Cậu Vàng đi đời rồi, ông giáo ạ!
  • Cụ bán rồi?
  • Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Lão cố làm ra vẻ vui vẻ. Nhưng trông lão cười như mếu và đôi mắt lão ầng ậc nước, tôi muốn ôm choàng lấy lão mà oà lên khóc. (Nam Cao)

Ví dụ 2:

Chao ôi! Đối với những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở, ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để cho ta tàn nhẫn; không bao giờ ta thấy họ là người đáng thương; không bao giờ ta thương… Vợ tôi không ác, nhưng thị khổ quá rồi. Một người đau chân có bao giờ quên được cái chân đau của mình đê nghĩ đến một cái gì khác đâu?

Khi người ta khổ quá thì người ta chẳng còn nghĩ gì đến ai được nữa. Cái bản tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che lấp mất. Tôi biết vậy, nên tôi chỉ buồn chứ không nỡ giận.

(Nam Cao)

1. Đọc đoạn trích từ tác phẩm Làng của Kim Lân.

2. Trả lời câu hỏi:

a. Trong ba câu đầu đoạn trích cho thấy có ít nhất ba người phụ nữ tản cư đang nói chuyện với nhau: Dấu hiệu cho thấy điều đó là vì có hai lượt lời qua lại. Nội dung nói của mỗi người đều hướng tới người tiếp chuyện và hình thức thể hiện trong đoạn văn là hai gạch đầu dòng.

b. Câu Hà, nắng gớm, về nào…” của ông Hai không phải là lời đối thoại. Nội dung lồi nói không hướng tối một người tiếp chuyện cụ thể nào cả, cũng không liên quan đến chủ đề của câu chuyện mà những người tản cư đang nói. Hơn nữa, sau khi ông nói cũng không có ai đáp lại lời ông. Thực chất đây là câu nói mà ông Hai tự nói với chính mình. Ông lão nói bâng quơ, đánh trống lảng để tìm cách thoát lui. Trong đoạn trích này còn có một câu có đặc điểm như vậy. Đó là:

  • Chúng bay an miếng cơm hay miếng gì vào mồm mà đi làm cái giống Việt gian bán nước để nhục nhã thế này.

c. Những câu như: Chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian đấy ư? Chúng nó củng bị người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? Khốn nạn, bằng ấy tuổi đầu… là những câu ông Hai hỏi chính mình. Những câu hỏi này không phát ra thành tiếng mà chỉ diễn ra trong suy nghĩ của ông. Đây là những câu độc thoại nội tâm nên trước chúng không có dấu gạch ngang.

d. Tác dụng của các hình thức ngôn ngữ trên:

  • Hình thức đối thoại làm cho câu chuyện được kể chân thật, gần với cuộc sống thực hơn; đồng thời nó cũng thể hiện thái độ căm giận của những người tản cư đối với dân làng Chợ Dầu.
  • Hình thức độc thoại và độc thoại nội tâm đã giúp nhà văn khai thác được sâu sắc tâm trạng dằn vặt, đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng mình theo giặc.

Xem thêm Đêm nay mẹ lại thắp hương lên bàn thờ

tại đây.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

1. Bài tập này yêu cầu các em phân tích tác dụng của hình thức đối thoại trong đoạn trích từ tác phẩm Làng của Kim Lân.

Đoạn trích là cuộc đối thoại diễn ra không bình thường giữa vợ chồng ông Hai sau khi hai người đều nghe tên làng Chợ Dầu theo Tây. Có ba lượt lời trao (của bà Hai) nhưng chỉ có hai lời đáp (của ông Hai). Lòi thoại đầu của bà Hai không được ông Hai đáp lại mà ông chỉ nằm rũ ra ở trẽn giường không nói gì. Câu hỏi thứ hai của bà được ông khẽ nhúc nhích rồi đáp bằng một câu hỏi: Gì? Đến lần thứ ba, ông cũng chỉ đáp lại bằng một câu cụt lủn với giọng điệu gắt lên: Biết rồi!

Tác dụng của các hình thức đối thoại trên: tác giả đã làm nổi bật được tâm trạng chán chường, buồn bã, đau khổ và thất vọng của ông Hai sau khi nghe tin làng mình theo giặc.

2. Bài tập này yêu cầu các em viết đoạn văn kể chuyện, trong đó có sử dụng các hình thức đối thoại, độc thoại và độc thoại nội tâm.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận