Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Tác phẩm “Chiếc lá cuối cùng”

Đang tải...

Đọc hiểu tác phẩm “CHIẾC LÁ CUỐI CÙNG”

(Trích)

O Hen -ri

Những nội dung cơ bản cần nắm vững

1.1. Đoạn trích đã cho người đọc thấy được và nhớ mãi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ với nhau.

1.2. Khám phá nghệ thuật xây dựng theo kiểu có nhiều tình tiết hấp dẫn, sắp xếp chặt chẽ, khéo léo, kết cấu đảo ngược tình huống hai lần của nhà văn.

Vài nét về tác giả, tác phẩm

O Hen-ri tên thật là William Sydney Porter (1862 – 1910) là nhà văn Mĩ chuyên sáng tác và nổi tiếng trên lĩnh vực truyện ngắn, ông sinh tại Ge-rin-xbô-xô thuộc Ca-rô-lai-na Bắc. Suốt cuộc đời, ông đã đi nhiều nơi, làm nhiều nghề và chịu nhiều bất hạnh. Ông mồ côi mẹ lúc 3 tuổi, gia cảnh nghèo khó, 15 tuổi phải thôi học đi kiếm sống, từng bị tù hơn 3 năm…

O Hen-ri có sức sáng tạo mạnh mẽ. Chỉ tính từ năm 1900 đến 1910, ông viết gần 300 tác phẩm với những đề tài khác nhau được tập hợp trong các tập truyện ngắn: “Bắp cải và vua chúa” (1904), “Bốn triệu” (1906), “Chiếc đèn gạt bấc” (1907), “Giữa ỉòng miền Tây” (1907), “Tiếng gọi của thành phố’ (1908), “Những con đường của số phận” (1909), “Những sự lựa chọn” (1909), “Đá lăn” (1910).

Lấy bối cảnh xã hội Mĩ đầu thế kỉ XX, O Hen-ri thường hướng ngòi bút về thế giới nghèo khổ, tới những mảnh đời bất hạnh. Nhân vật của ông là những con người bình thường với những mơ ước cũng rất đời thường: món quà mừng Nô-en, một chỗ trú đông… Ông viết về họ với một sự cảm thông, trân trọng, một niềm tin, một niềm hi vọng đầy lạc quan. Truyện của ông độc đáo ở chỗ thường có sự đột biến hai lần của sự việc và đặc biệt, hầu như ở trang nào, dòng nào, củng man mác chất thơ.

Năm 1918, Hội nghệ thuật và khoa học Mĩ thành lập Giải thưởng mang tên ông, giải dành cho các truyện ngắn hay nhất hằng năm ở Mĩ.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 90)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Trong đoạn trích, cụ Bơ-men xuất hiện rất ít và không có một lời thoại nào. Vì. vậy, cần đọc lại văn bản, chú ý tất cả những chi tiết về hành động, cử chỉ của nhân vật từ đó tìm ra những biểu hiện lòng yêu thương Giôn-xi của cụ.

b) Gợi ý trả lời

Tấm lòng thương yêu của cụ Bơ-men dành cho Giôn-xi không được diễn đạt thành lòi. Tuy vậy, chúng ta vẫn nhận thấy tình yêu thương ấy trong thái độ lo lắng, xót xa thực sự của cụ trước sự tuyệt vọng của Giôn-xi: “Họ sợ sệt ngó ra ngoài cửa sổ nhìn cây thường xuân. Rồi họ nhìn nhau một lát, chẳng nói năng gì”. Cụ Bơ-men và Xiu nhìn nhau im lặng, chi tiết ấy thể hiện sự đồng cảm giữa hai người. Cả hai đều có chung một suy nghĩ, một mối quan tâm, đó là bệnh tình đang ngày càng trầm trọng của Giôn-xi. Tình thương yêu chân thành chính là điểm gặp nhau của họ.

Nhưng bằng chứng thuyết phục nhất cho tình thương yêu của cụ Bơ-men chính là hành động cao cả cuối cùng của cụ. Khi im lặng nhìn Xiu, cụ không hề nói ra ý định của mình. Nhưng đêm hôm ấy, cụ Bơ-men đã đội mưa tuyết để vẽ chiếc lá lên tường, thay thế cho chiếc lá cuối cùng đã rụng. Cái chết của cụ cho thấy cụ sẵn sàng hi sinh bản thân mình để giành lại sự sống cho Giôn-xi. Nếu không có một tình yêu chân thành dành cho cô hoạ sĩ trẻ ốm yếu thì làm sao cụ có thể có hành động dũng cảm và đẹp như vậy?

Tác giả đã bỏ qua, không kể sự việc cụ đã vẽ chiếc lá trên tường trong đêm mưa tuyết nhằm đảm bảo tính bất ngờ cho câu chuyện. Người đọc sau khi hồi hộp theo dõi diễn biến truyện, hồi hộp cùng Giôn-xi đếm từng chiếc lá rơi, cũng sẽ ngạc nhiên cùng cô trước sự kì diệu: chiếc lá thường xuân bất chấp mưa gió khủng khiếp, vẫn bám chặt trên tường. Đến tận kết thúc truyện, người đọc mới vỡ lẽ biết được hành động cao cả của cụ Bơ-men. Sự bất ngờ tạo nên cảm giác thú vị và xúc động mạnh mẽ cho người đọc.

Không miêu tả sự việc cụ Bơ-men vẽ chiếc lá trong đêm mưa tuyết, tác giả cũng nhấn mạnh tính chất thầm lặng trong hành động của cụ. Điều đó càng làm nổi bật sự hi sinh cao cả ở nhân vật này. Cụ Bơ-men đã cầm bút vẽ 40 năm mà chưa một lần chạm được “gấu áo Nữ thần Nghệ thuật”. Đó là vấn đề tài năng. Không phải ai cũng có tài năng thiên bẩm để trở thành một thiên tài. Tuy vậy, bức tranh chiếc lá cụ vẽ trên tường lại được Xiu xúc động gọi là một “kiệt tác”, bởi vì chính chiếc lá ấy đã mang lại hi vọng, tình yêu cuộc sông cho Giôn-xi đã giành lại cô từ bàn tay lạnh lẽo của tử thần. Chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là kiệt tác bởi nó là sản phẩm của lòng thương yêu và nó có được một khả năng kì diệu là cứu sống một con ngưòi. Nếu như thuộc tính của một kiệt tác là sự bất tử thì hiển nhiên bức tranh đặc biệt này còn mãi mãi bởi nó vẫn hiện hình trong sự sống của một con ngươi, trong sự xúc động, biết ơn, cảm phục vô hạn của những người đã từng chứng kiến.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 90)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Chú ý phân tích thái độ, tâm trạng của Xiu, đặc biệt phản ứng của cô khi nhìn thấy chiếc lá thường xuân còn sót lại. Thử đặt giả thiết Xiu biết trước .hành động của cụ Bơ-men, câu chuyện sẽ diễn ra như thế nào.

b) Gợi ý trả lời

Qua thái độ và hành động của Xiu, chúng ta có thể khẳng định rằng Xiu không hề được cụ Bơ-men cho biết sẽ vẽ chiếc lá để thay cho chiếc lá cuối cùng. Khi cụ Bơ-men ngồi làm mẫu cho Xiu vẽ, hai người nhìn nhau chẳng nói năng gì. Qua ánh mắt nhìn ấy, chắc chắn Xiu đoán biết được sự lo lắng cho Giôn-xi của cụ Bơ-men. Nhưng ý định của cụ làm sao cô có thể đoán ra. Chính vì vậy, khi Giôn-xi kéo mành lên để nhìn cây thường xuân sau một đêm mưa bão, không thuyết phục được bạn, Xiu đã làm theo một cách chán nản (chính cô cũng không thể tin rằng chiếc lá có thể còn bám trên cành sau một đêm mưa gió khủng khiếp).

Và khi chứng kiến chiếc lá cuối cùng, Xiu cũng ngạc nhiên không kém gì Giôn-xi: “Nhưng ô kìa! Sau trận mưa vùi dập và những cơn gió phũ phàng (…) văn còn một chiếc lá thường xuân bám trên bức tường gạch”. Chỉ khi bác sĩ nói, Xiu mới biết cụ Bơ-men bị ốm và sau khi được nghe kể lại cô mới biết hoàn toàn câu chuyện để kể lại với Giôn-xi.

Nếu Xiu biết trước ý định của cụ “Bơ-men thì truyện sẽ không còn yếu tố bất ngờ, hồi hộp và thú vị nữa. Đặc biệt, để Xiu không biết trước hành động của cụ Bơ-men, tác giả đã thể hiện được sự lo lắng chân thành, tình yêu thương thực sự mà cô dành cho Giôn-xi. Và nếu như Xiu biết được ý định đó, cô sẽ rơi vào sự day dứt, đấu tranh tư tưởng. Vì cô cũng không muốn để cụ Bơ-men phải hi sinh tính mạng của mình để cứu Giôn-xi. Rõ ràng, nếu truyện được sắp xếp khác đi, nó sẽ không có được sức hấp dẫn như là vốn có nữa.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 90)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Phân tích tâm trạng căng thẳng của các nhân vật thông qua hành động, cử chỉ, ánh mắt của họ. Tự soi chiếu với cảm giác của bản thân khi đọc đoạn văn này.

b) Gợi ý trả lời

Truyện nêu ra một tình huống căng thẳng: sức khoẻ Giôn-xi rất yếu. Thêm vào đó cô lại có một ám ảnh kì quặc là khi chiếc lá thưòng xuân cuối cùng rụng xuống cô sẽ chết. Tâm trạng tuyệt vọng, bi quan ấy càng lấy đi sức lực của cô. Cô buông xuôi bản thân, phó mặc sự sông cho một yếu tô” khách quan bên ngoài, tự tạo mối dây liên hệ vô hình giữa sô” phận mình với sô” phận chiếc lá mong manh. Trong khi đó, trời lại đang có bão tuyết. Với thời tiết khắc nghiệt như vậy, những chiếc lá thưòng xuân nhỏ bé rụng vào mùa đông là điều tất yếu. Khi gắn sự sông của mình với sự sông của chiếc lá,- tâm trạng của Giôn-xi trong hai lần kéo mành lên tất nhiên phải căng thẳng. Và Xiu, ngưòi con gái hết lòng yêu thương bạn càng không thể không lo sợ, hồi hộp theo dõi những chiếc lá thưòng xuân bởi nó có khả năng quyết định sô> phận người bạn của mình. Với độc giả khi đọc từng dòng nhà văn kể về hai cô hoạ sĩ trẻ đáng yêu cũng vì thế mà căng thẳng, hồi hộp. Đây không chỉ là sự tò mò theo dõi kết cục một câu chuyện khá kì quặc, khó khăn mà còn vì chúng ta yêu quý nhân vật, quan tâm và dõi theo cuộc đòi nhân vật. Nghĩa là nhân vật đã có một sức sống riêng trong lòng ngưòi đọc.

Giôn-xi hồi sinh bởi vì cô đã nhìn thấy lại được niềm hi vọng và tình yêu cuộc sống. Sự dũng cảm của chiếc lá khiến cô nhận ra rằng mình quá yếu đuối và “muốn chết là tội lỗi”. Cô đã thấy, đến một chiếc lá cũng chông đỡ với mưa bão mà cô” gắng bám chặt vào cành, duy trì sự sông mong manh thì cô với tuổi trẻ của mình không có gì mà mệt mỏi, buông xuôi. Cuộc sông là hạnh phúc và con ngưòi ta phải tranh đấu để nắm giữ nó. Khi đã lấy lại được niềm tin rằng mình sẽ vượt qua bệnh tật, Giôn-xi lại bắt đầu mơ ưốc: “Em ước một ngày nào đó sẽ được vẽ vịnh Na-plơ”. Chính tình yêu cuộc sống, sự đam mê nghệ thuật đã làm Giôn-xi hồi sinh.

Nhà văn kết thúc truyện bằng lòi kể của Xiu mà không để Giôn-xi phản ứng gì thêm. Đó là lôi kết thúc mở Ỵắt quen thuộc trong những truyện ngắn của 0 Hen-ri. Nếu ông viết tiếp, dư âm câu chuyện sẽ dừng ở chỗ nhà văn đặt dấu chấm hết. 0 đây, nhò kết thúc mở người đọc có thể tự hình dung phản ứng của Giôn-xi, có thể cô sẽ khóc, vì ân hận và vì cảm động? Có thể cô

sẽ vẽ một cái gì đó để thể hiện niềm biết ơn vô hạn của mình với cụ Bơ-men; có thể rồi đây cô sẽ trở thành một tài năng hội hoạ và suốt đời không một lúc nào ngừng tranh đấu cho hạnh phúc của mình và những ngưòi thương yêu nhất?… Như vậy, với cách kết thúc này, 0 Hen-ri đã tạo được dư âm cho câu chuyện, khiến ngưòi đọc phải suy nghĩ về nó, vấn vương với nó. Truyện “Chiếc lá cuối cùng” có được sức sông bền bỉ trong lòng người đọc cũng là vì thế.

Xem thêm: Giúp em học tốt Ngữ Văn 8 – Luyện tập viết đoạn văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 90)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Trước hết cần giải thích được thế nào là hiện tượng “đảo ngược tình huống hai lần”. Tìm biểu hiện của nó trong tác phẩm này. .

b) Gợi ý trả lời

Hiện tượng “đảo ngược tình huống hai lần” là hiện tượng tác giả sắp xếp hai sự kiện bất ngờ đốì lập nhau theo kiểu một tình huông căng thẳng đòi hỏi được giải quyết. Tác giả đã hé mở một cách giải quyết tưởng như tất nhiên phải thế; độc giả cũng đã phán đoán ra cách mà câu chuyện sẽ diễn biến. Nhưng rồi những sự kiện lại bất ngò bị đảo ngược lại. Tình huống được gỡ theo một hướng hoàn toàn khác.

Trong truyện này, mở đầu ngưòi đọc gặp Giôn-xi ôm yếu “mười phần chỉ được một”, lại trong tâm trạng tuyệt vọng tưởng không cách gì cứu chữa thì bỗng hồi sinh, khoẻ lại như một điều kì diệu. Đó là sự đảo ngược tình huống lần thứ nhất. Lần đảo ngược thứ hai liền ngay sau sự kiện Giôn-xi bình phục và cũng chính là lòi giải thích cho điều kì diệu ở trên. Ông hoạ sĩ già Bơ-men lúc đầu chỉ xuất hiện rất mò nhạt. Tác giả đã khéo léo để hầu như suốt câu chuyện chúng ta chỉ chăm , chú, hồi hộp, lo lắng dõi theo diễn biến tình trạng tâm lí của Giôn-xi, cảm động trước sự hết lòng chăm sóc bạn của Xiu. Cụ Bơ-men được giới thiệu sơ qua về hoàn cảnh, về tính cách và sự lo lắng chân thành như một nhân vật phụ nhằm bổ sung cho khía cạnh tình thương yêu lẫn nhau của những hoạ sĩ nghèo. Nhưng, kết thúc truyện, khi bất ngà cụ Bơ-men đang khoẻ mạnh bỗng ốm nặng chỉ trong hai ngày rồi mất, ngưòi đọc mới vỡ lẽ. Chiếc lá trên tưòng còn lại kia chính là kiệt tác của cụ Bơ-men, tác phẩm được kết tinh từ tài năng và tâm huyết của cụ. Chính cụ đã làm nên điều kì diệu, hi sinh sự sống của mình để trao nó lại cho cô hoạ sĩ trẻ Giôn-xi với một tương lai còn mở ra ở phía trước. Sự bất ngò này đã đưa nhân vật cụ Bơ-men trở thành nhân vật trung tâm thể hiện chủ đề, tư tưởng của thiên truyện.

Kết thúc mở, bất ngờ và hiện tượng đảo ngược tình huống hai lần như thế rất hay gặp trong truyện ngắn ở O Hen-ri. Nó mang lại nét thú vị đặc biệt cho truyện của ông.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận