Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Tác phẩm “Bài toán dân số”

Đang tải...

Đọc hiểu tác phẩm “BÀI TOÁN DÂN SỐ”

Những nội dung cơ bản cần nắm vững

Qua những số liệu có tính thuyết phục và lối văn lập luận nhẹ nhàng, người đọc thấy được việc hạn chế gia tăng dân số là một đòi hỏi hết sức cấp bách của loài người.

 Hướng dần trả lời câu hỏi và bài tập trong SGK 

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 131)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa trên những dấu hiệu về hình thức (chấm câu, ngắt đoạn) để chia ra các phần để đọc. Sau khi đọc xong mỗi đoạn, hãy tìm ý chính của đoạn đổ. Nếu nội dung chính của hai đoạn có điểm chung cùng nói đến một vấn đề thì ta xếp chung vào một phần.

b) Gợi ý trả lời

Bài viết có thể chia làm ba phần như sau:

– Mở bài: từ “Có người cho rằng… tôi bỗng “sáng mắt ra””, nêu vấn đề sẽ được đề cập trong bài viết: Bài toán dân sô’

– Thân bài: từ “Đó là câu chuyện… mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ”. Phần này có 2 luận điểm chính:

+ Đoạn “Đó là câu chuyện từ… Một con sô”kinh khủng biêt nhưòng nào!”: nói về câu chuyện kén rể của một nhà thông thái thời cổ đại có liên quan đến bài toán dân số’.

+ Đoạn từ “Bây giờ… mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ”: áp dụng bài toán đó vào tình hình thực tế thì với tỉ lệ sinh quá cao ở tất cả các khu vực, chúng ta đang đi tới tốc độ chóng mặt để tối ô thứ 64. Điều đó đồng nghĩa với việc mỗi ngưòi trên Trái Đất chỉ còn diện tích sống bằng một hạt thóc.

– Kết bài: Đoạn còn lại đưa ra một thông điệp, kêu gọi mọi ngưòi hãy cùng hành động để bảo vệ sự tồn tại của chính mình và của nhân loại.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 131)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại nội dung văn bản, tham khảo phần Ghi nhớ trong SGK Ngữ văn 8, tập 1, trang 132 để tìm ra ý chính của bài viết. Chú ý đến cách tác giả triển khai nội dung chính đó như thê nào.

b) Gợi ý trả lời

Ngay tiêu đề và đoạn Mở bài đã cho chúng ta biết nội dung chính mà tác giả muôn đề cập đến trong văn bản này là: Bài toán dân sọ. Một bài toán hóc búa đặt ra từ thời cổ đại, cho đến nay vẫn chưa có lời giải đáp. Cách đặt vấn đề của tác giả rất độc đáo và có sức hấp dẫn ngưòi đọc khi bắt đầu bằng một câu chuyện kén rể của nhà thông thái thời cổ đại. Có lẽ cũng như tác giả, lúc đầu bất cứ ai cũng phải hoài nghi: Chuyện kén rể thì có gì liên quan đên dân sô?

Thế mà khi đọc xong người đọc cảm thấy vô cùng thú vị và cùng “sáng mắt ra”, vì quả thật ngay từ thời cổ đại khi mà dân cư còn quá thưa thớt, đất đai mênh mông, hoang sơ chưa khai thác mà con người đã biết đặt ra bài toán về dân số’. Bài toán đó mới đầu nghe có vẻ rất đơn giản, nhất là với “con cái của những nhà giàu có” vì chỉ là những hạt thóc để bỏ đầy 64 ô trong một bàn cò theo một cấp số’ nhân. Có thể một ô, hai ô, thậm chí mười ô thì quả thật là đơn giản, ta có thể tính được số lượng của nó một cách nhanh chóng nhưng 64 ô thì quả là một con số khổng lồ, số hạt thóc “nhiều đến mức có thể phủ khắp bề mặt Trái Đất này”. Bằng một hình ảnh hết sức cụ thể: những hạt thóc và bàn cờ vua gồm 64 ô, tác giả đã giúp ngưòi đọc có thể hình dung được một con số cứ tăng theo cấp sô” nhân, đến một lúc nào đó sẽ kinh khủng đến nhường nào!

Những câu chuyện đó có liên quan gì đến bài toán về dân số. Bài viết sẽ thiếu đi tính liên kết chặt chẽ và lôgíc nếu không có sự liên tưởng của tác giả bằng những con số cụ thể và xác thực. Với liên tưởng mà câu chuyện kén rể đã gợi ra, chúng ta không khỏi giật mình khi tác giả thông báo: “loài người đã mon men sang ô thứ 34”. Như vậy chỉ còn một nửa chặng đưòng nữa là Trái Đất chúng ta sẽ bị phủ kín, diện tích tồn tại của mỗi người chỉ còn bằng một hạt thóc. Phải chăng, đó chính là điều làm cho tác giả “sáng mắt ra”.

Trong khi đó tỉ lệ sinh ở các khu vực: châu Á, châu Phi vẫn còn rất cao, tốc độ gia tăng dân số ngày càng khủng khiếp. Với những con số thông kê hết sức chân thực về tỉ lệ sinh ở các nước, tấc giả cho người đọc thấy rõ bức tranh dân số của thế giới đang ở tình trạng báo động như thế nào. Nếu cứ như vậy thì con đưòng đưa nhân loại đến chỗ không còn đủ chỗ để sinh tồn sẽ ngày càng ngắn lại.

Có thể nói từ một câu chuyện kén rể của nhà thông thái thời cổ đại, tác giả liên hệ đến vấn đề dân số đang đặt ra một cách nhức nhối với các quốc gia trên thế giới, chứng tỏ khả năng lập luận lôgíc của tác giả. Đồng thời, với hình ảnh bàn cò vua 64 ô, những hạt thóc, và những con số cụ thể, chân thực tác giả đã giúp người đọc có được hình dung rõ ràng về tình trạng báo động của sự gia tăng dân SCK Không thuyết giảng về hậu quả kinh tế và xã hội do tình trạng gia tăng dân số quá mức gây ra, người viết chỉ đưa ra lời khuyên chân thành “Đừng để cho mỗi con ngưòi trên Trái Đất này chỉ còn diện tích một hạt thóc”, đã đủ làm người đọc giật mình. Nếu như thế thì làm sao con ngưòi có thể tồn tại được, vì không có đủ không gian sống và làm việc, không khí để hít thở, thức ăn để nuôi sông cơ thể. Và câu chuyện không chỉ còn là vấn đề sinh nhiều hay sinh ít mà đã trở thành vấn đề vì sự sông của chính mình và nhân loại.

Xem thêm: Giúp em học tốt ngữ văn 8 – Phương pháp thuyết minh

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 131)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại đoạn văn từ “Có người cho rằng… Một con số kinh khủng biết nhường nào!”. Thực ra câu chuyện này có phải chỉ nói về chuyện kén rể của nhà thông thái hay không? Mục đích của tác giả khi trích câu chuyện này là gì?

b) Gợi ý trả lời

Có thể nói, cách đặt vấn đề của tác giả rất độc đáo. Không đi thẳng vào vấn đề một cách gò bó, gượng ép mà dẫn dắt một câu chuyện thú vị về việc kén rể của nhà thông thái từ thời cổ đại. Lúc đầu, nghe có vẻ không hợp lôgíc và dông dài quá chăng? Nhưng khi đọc xong nội dung câu chuyện, không những tác giả mà chúng ta cũng “sáng mắt ra”.

Trong câu chuyện, nhà thông thái đã đưa ra một cách kén rể “rất độc đáo”: “Yêu cầu các chàng trai thực hiện theo điều kiện sau: đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất, ô thứ hai đặt hai hạt thóc, và các ô tiêp theo sô thóc cứ thế nhân đôi lên”. Mối nghe chàng nào cũng tặc lưỡi chắc mẩm “có gì mà không đủ”, quá đơn giản, bởi họ toàn là những công tử “con cái những nhà giàu có”. Nhưng kết cục thì sao? Không một ai có đủ số thóc đó vì đến ô thứ 64 thì đã có một con số khổng lồ. Kết cục này cho thấy, nhà thông thái đã đưa ra một bài toán quá hóc búa và không thể có câu trả lòi và có lẽ mục đích của ông cũng không phải chỉ để kén một chàng rể?

Không phải vô cớ trong bài bàn về vấn đề dân số thế giới tác giả lại dẫn câu chuyện thú vị đó. Tác giả muôn gửi đến người đọc những thông điệp hết sức quan trọng. Bài toán dân số đã được đặt ra từ thời xa xưa và cho đến nay nó vẫn còn là vấn đề hết sức nan giải. Vối một bàn cò vua có 64 ô, một phép tính giản đơn với những hạt thóc nhưng với con sô” khổng lồ ở ô thứ 64 đã giúp ngưòi đọc hình dung một cách cụ thể mức độ gia tăng theo cấp sô” nhân của một con số ban đầu còn rất nhỏ. Bởi nếu coi đất đai trên thế giới như một bàn cờ 64 ô, những hạt thóc là số dân không ngừng gia tăng thì đến một lúc nào đó mỗi người chỉ còn diện tích bằng đúng một hạt thóc. Liên hệ, suy tưởng đó làm cho chúng ta giật mình và có cảm giác hoảng sợ.

Như vậy, câu chuyện kén rể của nhà thông thái được trích dẫn rất đúng lúc, có tác dụng rất lón trong việc truyền đạt ý tưởng của tác giả. Nó không chỉ cung cấp cho chúng ta những kiến thức khoa học bổ ích mà còn đem lại những suy tưởng thú vị và hữu ích.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 131)

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn từ “Trong thực tế… mon men sang ô thứ 34 của bàn cờ” để nắm được những thông tin mà tác giả đưa ra. Để trả lời những yêu cầu của câu hỏi cần phải có sự liên hệ với kiến thức về xã hội ở hai khu vực tiêu biểu: châu Phi và châu Á. Có thể tham khảo trên sách báo hoặc hỏi ý kiến của người lớn tuổi.

b) Gơi ý trả lời

Trong đoạn văn ngắn tác giả đã đưa ra những thông tin chân thực, chuẩn xác về tỉ lệ sinh con trên thế giới (tiêu biểu là châu Phi và châu Á). Bản thân những con số đã gợi cho người đọc nhiều điều cần phải suy nghĩ. Không phải vô tình tác giả lại lựa chọn hai châu lục này và một số nước tiêu biểu: Ân Độ, Nê-pan (châu Á); Ru-an-đa, Tan-da-ni-a, Ma-đa-gát-xca (châu Phi). Bởi con số tỉ lệ sinh 4,5; 6,3 thậm chí lên đến 8,1 là quá cao. Trong khi đó hai châu lục này đang còn đối mặt quá nhiều vấn đề khó khăn về kinh tế, xã hội…

Nhất là châu Phi, các chuyên gia trên thế giới đều thông nhất với nhau về nhận định: châu Phi là mảnh đất của đói nghèo, lạc hậu và bệnh dịch. Có một môi quan hệ nhân quả, gắn bó hết sức khăng khít giữa tỉ lệ sinh cao và sự phát triển chậm chạp, nghèo nàn về kinh tế. Bởi theo tính toán của FAO (Tổ chức Lương thực thế giới), nếu dân số tăng 1% thì tương ứng tốc độ tăng trưởng kinh tế phải đạt 3 – 4%. Như vậy, nếu dân sô” tăng 6 – 8% thì kinh tế phải đạt mức tăng trưởng 24 – 30%. Đó là một con sô’ không tưởng. Trong khi đó, thực tế ở các nước đang phát triển (đặc biệt ở châu Phi) tốc độ tăng trưởng kinh tế còn rất thấp, kéo theo một loạt hệ quả: nghèo đói, suy dinh dưỡng ở trẻ em, thất học, tệ nạn xã hội và bệnh dịch lan tràn. Đây cũng là khu vực hiện đang có tỉ lệ ngưòi mắc các căn bệnh thế kỉ (như SIDA/AIDS) cao nhất thế giới. Nghèo đói dẫn đên thất học, kém hiểu biết; do không ý thức được hậu quả của việc đẻ nhiều nên vẫn tiếp tục sinh và càng làm cho tình trạng nghèo đói thêm nghiêm trọng. Như vậy, có thể thấy mối quan hệ nhân quả tác động qua lại rất khăng khít cửa tỉ lệ gia tăng dân sộ” và tốc độ phát triển kinh tế. Đó thực sự là vòng luẩn quẩn, không có lối thoát: nghèo đói – đẻ nhiều – nghèo đói… Tổ chức Liên hợp quốc, cùng nhiều tổ chức, hiệp hội trên thế giới đã tiến hành rất nhiều chương trình ủng hộ giúp đỡ cho các nước nghèo ở châu Á, châu Phi phát triển kinh tế, cải thiện dân sinh, hạn chế dịch bệnh (viện trợ vốn, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, hoãn nợ, thậm chí xoá nợ) nhưng vẫn chưa có hiệu quả thực sự nếu ý thức của chính ngưòi dân nơi đây còn chưa được cải thiện. Vối đà gia tảng dân sô” như vậy, các nước nghèo sẽ là thành viên “đóng góp tích cực” nhất đưa nhân loại tiến đến ô thứ 64 một cách nhanh chóng.

Tác giả không bình luận, không trực tiếp thể hiện thái độ nhưng đằng sau những con số, những thông kê đó là lòi cảnh báo về sự nguy hiểm của tình trạng gia tăng dân số quá nhanh. Nếu không có biện pháp kiểm soát và hạ thấp tỉ lệ sinh thì sẽ là một mốì đe doạ lớn cho sự tồn tại và phát triển của nhân loại.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận