Đoạn văn trong bài văn kể chuyện – Tập làm văn 4

Đang tải...

Đoạn văn trong bài văn kể chuyện – Tập làm văn 4

Tiết 2 : ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN

Sau khi xác định chủ đề, xây dựng nhân vật và cốt truyện, chúng ta phải diễn đạt thành truyện. Mỗi câu chuyện có thể gồm nhiều tình tiết và mỗi tình tiết sẽ được kể thành một đoạn văn. Mục đích của tiết học là :

–        Giúp HS có những hiểu biết ban đầu về các phân của đoạn văn, các dấu hiệu về hình thức và nội dung của đoạn văn kể chuyện.

–        Biết vận dụng những hiểu biết ban đầu về đoạn văn để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.

I Nhận xét

1. HS đọc kĩ bài tập 1, xác định yêu cầu của bài tập là : tìm hiểu những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống và cho biết mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào?

a) Những sự việc tạo thành cốt truyện Những hạt thóc giống

–        Sự việc 1 : Nhà vua muốn tìm người trung thực để truyền ngôi đã nghĩ ra kế luộc chín thóc giống rồi giao cho dân chúng và giao hẹn : ai thu hoạch được nhiều thóc thì sẽ truyền ngôi cho.

–        Sự việc 2 : Chú bé Chôm dốc công chăm sóc mà thóc chẳng nảy mầm, dám tâu vua sự thật trước sự ngạc nhiên của mọi người.

–        Sự việc 3 : Nhà vua khen ngợi Chôm trung thực và dũng cảm đã quyết định truyền ngôi cho Chôm.

b) Mỗi sự việc được kể trong đoạn văn nào?

–        Sự việc 1 được kể trong đoạn 1 (3 dòng đâu)

–        Sự việc 2 được kể trong đoạn 2 (10 dòng tiếp)

–        Sự việc 3 được kể trong đoạn 3 (4 dòng còn lọi).

2. HS đọc kĩ bài tập 2, xác định yêu cầu của bài tập là : xác định câu mở đầu và kết thúc của mỗi đoạn văn.

Dấu hiệu giúp em nhận ra chỗ mở đầu và kết thúc đoạn văn :

–        Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô.

–        Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.

Chú ý ; có khi xuống dòng vẫn chưa hết đoạn văn. Ví dụ : Đoạn 2 truyện Những hạt thóc giống có mấy lời thoại, phải mấy lần xuống dòng mới kết thúc đoạn văn. Nhưng đã hết đoạn văn thì phải xuống dòng.

3. HS đọc kĩ bài tập 3, xác định yêu cầu của bài tập là : nội dung của mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện và dấu hiệu để nhận biết một đoạn văn kể chuyện.

Từ hai bài tập trên, ta có thể rút ra nhận xét:

–        Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể một sự việc trong một chuỗi sự việc làm nòng cốt cho diễn biến của truyện.

–        Hết một đoạn văn, cần chấm xuống dòng.

II Ghi nhớ

HS học thuộc phần Ghi nhớ trong SGK.

III.     Luyện tập

HS đọc kĩ bài tập và lưu ý : Hai đoạn văn đều được viết theo cốt truyện Hai mẹ con và bà Tiên. Mục a là một đoạn văn đã hoàn chỉnh còn mục b thiếu phần diễn biến.

–        HS đọc kĩ mục a ( đoạn một) và xác định các phần của đoạn này là :

+ Mở đầu : Ngày xưa … mới đủ ăn.

+ Diễn biến: Một hôm … bệnh này.

+ Kết thúc : Cô bé … lên đường.

–        HS đọc kĩ mục b và viết tiếp phần diễn biến của đoạn hai. HS cần lưu ý đây là câu chuyện nói về một em bé vừa hiếu thảo vừa thật thà. Em đang lo thiếụ tiền mua thuốc cho mẹ nhưng vẫn thật thà trả lại đồ của người khác đánh rơi.

Một ví dụ để PH và HS tham khảo :

Cỏ bé tiến lại gần. Một chiếc tay nải hai đầu bị bung ra, có mấy thỏi vàng, thỏi bạc lấp lóa giữa những quần áo và một cái cối giã trầu bằng bạc  … Phía trước, chỉ có một bà cụ đang đi. Chắc là của bà cụ! Cô bèn gói tay nải lại, xách chạy theo và gọi:

–        Cụ ơi! Cụ đánh rơi tay nải này!

Bà cụ dừng bước, quay lại:

–        Con biết trong tay nải có gì không?

–        Dạ, có quần áo, vàng bạc và cối giã trầu.

–        Sao con không lấy vàng bạc để mua thuốc cho mẹ con?

–        Thưa cụ. vàng bạc này có phải của con đâu mà con lấy ạ!

https://hoc360.net/phan-tich-tac-pham-cha-con-nghia-nang-ho-bieu-chanh/
https://hoc360.net/phan-tich-truyen-ngan-hai-dua-tre-thach-lam/

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận