Đi bộ ngao du – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 8 tập 2

Đang tải...

Đi bộ ngao du ngữ văn lớp 8

I. VÀI NÉT VỂ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM

1. Tác giả

Giăng Giắc Ru-xô là nhà văn, nhà triết học, nhà hoạt động xã hội Pháp ỏ thế kỉ XVIII (thế kỉ Ánh sáng).

Ông sinh năm 1712 tại Thuỵ Sĩ và mất năm 1778 tại Pháp. Lúc đầu, gia đình ông sống tại Pháp, vì theo đạo Tin lành nên trong thời kì xung đột tôn giáo phải trốn sang Thuỵ Sĩ. Năm 16 tuổi, Ru-xô trở về Pháp và từ bỏ đạo Tin lành, đổi theo đạo Cơ đốc. Tuổi thanh niên của ông lận đận, trải qua nhiều đắng cay, lang thang kiếm sống, làm đủ các nghề dạy nhạc, đầy tớ, gia sư… Năm 20 tuổi ông lấy một người phụ nữ quý tộc hơn 12 tuổi tên là Đơ-va-ren. Từ đó, Ru-xô bước chân vào giới thượng lưu và bắt đầu sáng tác văn học.

Năm 34 tuổi, Ru-xô yêu rồi lấy cô hầu phòng là Tê-rê-dơ-va-xơ và chung sống với cô đến hết đời.

Năm 1750, Ru-xô được giải thưởng của Viện Hàn lâm khoa học Đi-giông vói tác phẩm “Luận về khoa học và nghệ thuật

Năm 1752, ông viết vỏ nhạc kịch “Thầy bói nông thôn và bắt đầu nổi tiếng. Sau đó, Ru-xô cho ra đời nhiều tác phẩm: “Nàng Hê-lôĩ-dơ mới ”, “Khế ước xã hội ”, “Ê-min hay về giáo dục ”, “Những bức thư từ trên núi”…

Quan điểm triết học của Ru-xô là đề cao con người tự nhiên, chống lại con người xã hội, đấu tranh cho một nền giáo dục dân chủ. Ông lên án xã hội đương thòi nô dịch, làm tha hoá con ngươi.

Tư tưỏng này được thể hiện rõ nhất qua tác phẩm “Ê-min hay về giáo dục

Song, chính vì tư tưỏng tôn giáo và quan điểm xã hội tiến bộ này, ông đã bị chính quyền và nhà thờ truy bức, săn lùng, phải trốn sang Thuỵ Sĩ.

Năm 1778, Ru-xô qua đời, hơn 10 năm sau, thi hài ông được đưa về điện Păng-tê-ông – nơi dành cho các danh nhân vĩ đại của nước Pháp.

2. Tác phẩm

Đoạn trích “Đi bộ ngao du” được trích trong quyển V, quyển cuối cùng của tác phẩm “Ê-min hay về giáo dục Đoạn trích đã nói lên tình cảm yêu mến thiên nhiên, quý trọng tự do của Ru-xô.

II. HƯỚNG DẨN HỌC SINH TÌM HlỂU TÁC PHẨM

1. Câu 1 (SGK, trang 101)

а. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ văn bản. Trong văn bản, tác giả đã trình bày rất rõ ba đoạn. Chú ý đến từng đoạn văn bản để tìm luận điểm chính. Ngoài ra, cần đọc các chú thích trong SGK, các mục (1)… (18) để hiểu chính xác cách dùng từ, ngữ của người viết.

b. Gợi ý trả lời

Đoạn trích “Đi bộ ngao du” được chia làm 3 đoạn, mỗi đoạn là một luận điểm:

  • Luận điểm ở đoạn thứ nhất: Đi bộ ngao du rất thoải mái, tự do và chủ động: “Tôi chỉ quan niệm (…) nghỉ ngơi”.
  • Luận điểm 2: Đi bộ ngao du rất có ích và học hỏi được nhiều điều: “Đi bộ ngao du là đi như Ta-let (…) làm tốt hơn
  • Đoạn cuối, tác giả đưa ra luận điểm: Đi bộ ngao du rất thú vị, làm cho con người khoẻ cả về vật chất lẫn tinh thần: “biết bao hứng thú khác nhau (…) thi cần phải đi bộ”.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 101)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ từng đoạn văn, chú ý cách lập luận, đưa dẫn chứng chứng minh cho từng luận điểm trong 3 đoạn. Các lí lẽ, dẫn chứng đưa ra có sức thuyết phục không?

b. Gợi ý trả lời

Trong “Đi bộ ngao du ”, tác giả đã chứng minh muôn ngao du thì cần phải đi bộ. Đoạn trích gồm ba đoạn văn, mỗi đoạn tương ứng với một luận điểm. Để chứng minh các luận điểm đã nêu, Ru-xô lập luận hợp lí và chặt chẽ. Mỗi luận điểm được lập luận chặt chẽ kết hợp giữa lí lẽ và thực tế từng trải của tác giả nên bài văn vừa sinh động, vừa có sức thuyết phục cao.

Đoạn một chứng minh cho luận điểm: Đi bộ ngao du thoải mái, chủ động và tự do, tác giả đã đưa ra dẫn chứng thuyết phục: “Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng, ta muốn hoạt động nhiều ít thế nào là tuỳ… Ta cũng có thể tự do quan sát khắp nơi, quay phải, quay trái, xem xét tất cả những gì ta muốn: một dòng sông, một khu rừng, một hang động hay dưới bóng cây. Ta ưa thích ở đâu thì ta dừng lại ở đó, hoặc nếu chán, ta có thể bỏ đi mà không hề phụ thuộc vào con ngựa hay người điều khiển xe ngựa.

Còn nếu thời tiết xấu, hay thấy chán đi bộ, thì lúc đó ta lại đi ngựa. Nhưng Ê-min lại to khoẻ và chẳng hề vội vã nên em vẫn có thể tiếp tục ngao du. Và nếu tiếp tục ngao du thì bất cứ đâu em đều có thể giải thích, làm việc, vận động cánh tay cho đôi bàn chân nghỉ ngơi.

Chúng ta đều biết rằng, ở Pháp và Tây Âu vào thế kỉ XVIII, đi ngựa là sang trọng và văn minh, nhưng Ru-xô đã so sánh giữa đi bộ và đi ngựa, đưa ra các dẫn chứng lí lẽ thuyết phục để chứng minh đi bộ là thú vị và có nhiều lợi ích cho con ngưòi.

Trong luận điểm hai: Đi bộ ngao du rất có ích, tác giả đã đưa ra ví dụ về các nhà triết học nổi tiếng Hi Lạp: Pla-tông và Ta-lét, Pi-ta-go vừa là nhà triết học vừa là nhà toán học. Họ là những mẫu mực trong sự quan sát, nghiền ngẫm lúc đi dạo chơi.

Đi bộ ngao du còn tạo dựng hứng thú vói tự nhiên, xem xét một khoảnh đất, một lèn đá, hoa lá, hoá thạch. Đi bộ ngao du còn giúp con người nhận biết được tài nguyên, các đặc sản nông nghiệp và biết cách thức trồng trọt các đặc sản ấy.

Ru-xô đã so sánh phòng sưu tập của Ê-min với phòng sưu tập của “những triết gia phòng khách ” và phòng sưu tập của các vua chúa. Từ đó, tác giả khẳng định, phòng sưu tập Ê-min là “phòng sưu tập của trái đất ”, “phong phú hơn các phòng sưu tập của vua chúa ” và nhà tự nhiên học nổi tiếng Đô-băng-tông chắc cũng “không thể làm tốt hơn

Cuối cùng, Ru-xô đã khẳng định: Đi bộ ngao du rất thú vị, làm con ngưòi khoẻ về vật chất lẫn tinh thần. Chứng minh luận điểm này, tác giả đã so sánh, những kẻ ngồi trên xe ngựa tốt thì “mơ màng, buồn bã, cáu kỉnh, hoặc đau khổ”, những người đi bộ luôn luôn “vui vẻ, khoan khoái và hài lòng với tất cả ăn ngon miệng hơn, dù đó là “bữa ăn đạm bạc ”, ngủ ngon giấc hơn, dù là “cái giường tồi tàn Con người vẫn cần có những lúc đi bằng xe ngựa khi có việc cần, nhưng muốn ngao du thì cần phải đi bộ.

Qua cách lập luận của tác giả, ta thấy Ru-xô yêu mến thiên nhiên, đề cao con người tự nhiên. Bằng cách lập luận chặt chẽ, kết hợp giữa lí lẽ và thực tiễn đời sống, Ru-xô đã chứng minh lợi ích của môi trường tự nhiên đối với con ngưòi, giúp con người mở mang kiến thức, phát triển nhân cách.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 101)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Khi đọc văn bản, chú ý đến cách xưng hô “tôi”, “ta” của người viết. Cần phân biệt được sắc thái khác nhau của cách xưng hô này. Nếu người viết chỉ dùng một cách xưng hô là “tôi” hoặc là “ta” thì đoạn trích sẽ thay đổi như thế nào?

b. Gợi ý trả lời

Qua đoạn trích “Đi bộ ngao du” ta thấy cách viết của Ru-xô thâm trầm, giản dị nhưng vô cùng sâu sắc. Giọng văn thay đổi rất phong phú, lúc thì tranh biện, lúc thì nhẹ nhàng như lời tâm sự, khi dùng các ngôi “tôi”, “ta”, “Ê-min”. Các ngôi này đan xen vói nhau một cách hài hoà. Nhà văn dùng đại từ nhân xưng “tồi” khi trực tiếp nói về những thí nghiệm sinh động của riêng mình: “Tôi chỉ quan niệm được một cách đi ngao du thú vị hơn đi ngựa”… “Tôi nhìn thấy một dòng sông… tôi xem các khoáng sản… Tôi xem tất cả những gì mà con người có thể xem…

Ngay sau đó, tác giả dùng ngôi xưng “ta” để đưa ra một khái quát, một nhận định chung và hướng về nhiều đối tượng khác nhau: “Ta ưa đi lúc nào thì đi, ta thích dừng lúc nào thì dừng… ta quan sát khắp nơi”.

Tác giả kết hợp ngôi xưng “tôi” và “ta”, những khái quát, nhận định chung được bổ sung bằng thực tiễn từng trải của bản thân, tác giả đã làm cho giọng văn tự nhiên và sinh động, phong phú, có sức thuyết phục cao đốĩ với người đọc.

Có khi, tác giả lại xưng là “Ê-min” – nhân vật chính của văn bản nghị luận “Đi bộ ngao du ”, song đó cũng là sự hoá thân của chính tác giả vào nhân vật.

Sự đan cài giữa các ngôi nhân xưng như vậy làm cho đoạn văn không khô cứng, đơn điệu mà phong phú và giàu sức thuyết phục bởi tính chủ nghĩa, khách quan và những luận điểm chung của mọi người. Các lí lẽ, cách lập luận của Ru-xô mạch lạc, và khúc chiết, đều là sự thật trong đời sống, trong thiên nhiên. Có lúc, tác giả đã dùng những câu văn so sánh, lấy các triết gia, các nhà toán học nổi tiếng như Ta-lét, Pla-tông, Pi-ta-go thòi Hi Lạp cổ đại – những tấm gương thiên tài về quan sát, trau dồi kiến thức từ tự nhiên khi đi bộ ngao du.

Cách lập luận, nêu dẫn chứng như vậy dễ đi vào lòng người và được mọi ngưòi chấp nhận.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 101)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Tác phẩm văn học nào cũng chứa đựng tình cảm, cảm xúc của người viết. Cần nhớ lại kiến thức về văn biểu cảm (Ngữ văn 7, tập 1), hai dòng đầu của phần Ghi nhớ về đặc điểm văn biểu cảm (trang 86) để vận dụng vào câu trả lòi này.

b. Gợi ý trả lời

Qua bài văn, ta thấy một nhà văn thâm trầm, giản dị, yêu mến tự nhiên, thích tự do phóng khoáng, không muốn phụ thuộc vào bất kì điều gì. Tác giả đã cho thấy tầm quan trọng và lợi ích của việc đi bộ: mỏ mang kiến thức, mở rộng tầm mắt, phát triển nhân cách và thể lực, làm cho cuộc sống luôn tươi vui, thú vị.

Đằng sau đó là tình cảm gắn bó với thế giới tự nhiên và ưổc muốn khám phá những chân trời tri thức mới lạ của nhà văn.

Xem thêm Hội thoại (tiếp) – Ngữ văn lớp 8 tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận