Đề Thi Ngữ Văn 9 Hấp Dẫn (Có Gợi Ý Đáp Án) – Đề 2

Đang tải...

Mời các bạn tham khảo bộ đề thi Ngữ Văn 9 có chọn lọc gồm 2 phần là đọc hiểu và làm văn. Bộ đề thi Ngữ Văn 9 có đi kèm với gợi ý đáp án cho mỗi phần, nhằm giúp các bạn có thể tự củng cố và rèn luyện kiến thức và kỹ năng Ngữ Văn của mình. Theo dõi đề 2 trong bộ đề thi Ngữ Văn 9 dưới đây.

ĐỀ THI NGỮ VĂN 9

ĐỀ BÀI

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU

Đọc kỹ đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Nắng trong mắt những ngày thơ bé

Cũng xanh mơn như thể lá trầu

Bà bổ cau thành tám chiếc thuyền cau

Chở sớm chiều tóm tém

Hoàng hôn đọng trên môi bà quạnh thẫm

Nắng xiên khoai qua liếp vách không cài

Bóng bà đổ xuống đất đai

Rủ châu chấu, cào cào về cháu bắt

Rủ rau má, rau sam

Vào bát canh ngọt mát

Tôi chan lên suốt dọc tuổi thơ mình.

(Thời nắng xanh, Trương Nam Hương, NXB Văn học, Năm 2015, tr 21)

Câu 1: Xác định thể thơ của đoạn trích trên.

Câu 2: Chỉ ra 01 biện pháp tu từ đặc sắc được tác giả sử dụng trong đoạn trích.

Câu 3: Nêu nội dung của đoạn thơ.

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu 1: Suy nghĩ của em về câu nói: Cháy lên để tỏa sáng.

Câu 2: Nhận xét về nghệ thuật tả cảnh trong Truyện Kiều, giáo sư Lê Trí Viễn viết:

Riêng về tả cảnh thì Nguyễn Du cũng theo truyền thống có sẵn trong văn học Trung Quốc cũng như trong văn học Việt Nam. Cảnh xen vào tâm trạng con người là để làm nổi bật tâm trạng ấy. Nhiều khi lại không trực tiếp tả tâm trạng nhân vật mà xuyên qua cảnh vật gợi lên tâm trạng ấy. Chỗ đó là chỗ sở trường nhất của tác giả Truyện Kiều.

      Bằng những đoạn trích đã học trong Truyện Kiều của Nguyễn Du (Ngữ văn 9 – tập 1), em hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

PHẦN I. ĐỌC – HIỂU

Câu

Nội dung

1

Thể thơ: Tự do

2

Học sinh có thể chỉ ra một biện pháp tu từ trong các biện pháp sau:

– Liệt kê: châu chấu, cào cào, rau má, rau sam

– So sánh: Nắng trong mắt những ngày thơ bé/ Cũng xanh mơn như thể lá trầu.

– Ẩn dụ: chan lên suốt dọc tuổi thơ mình

– Nhân hóa: rủ châu chấu, cào cào; rủ rau má, rau sam.

3

Học sinh nêu được nội dung cơ bản: Ngày thơ bé trong trẻo hồn nhiên, biết bao kỷ niệm gắn bó với người bà yêu thương, với tình bà ấm áp. Qua đó thể hiện tình yêu thương, kính trọng bà …

PHẦN II. LÀM VĂN

Câu

Nội dung

1

* Trình bày được các ý cơ bản sau:

– Giới thiệu vấn đề.

– Giải thích:

+ Cháy: Là niềm đa mê, nhiệt huyết hết mình…

+ Tỏa sáng: Làm nên thành tựu, nâng tầm vóc, giá trị bản thân được mọi người ngưỡng mộ, tôn vinh.

       Đề cao niềm đam mê, nhiệt huyết làm nên thành tựu giúp bản thân mình tỏa sáng với mọi người.

– Bàn luận:

+ Con người cần cháy hết mình với công việc: Có niềm đam mê sẽ làm việc không biết mệt mỏi, hiệu quả công việc sẽ cao; sẽ có khát vọng, ước mơ làm nên những kỳ tích; sẵn sàng dâng hiến, hy sinh …

+ Thành công từ những đam mê sẽ giúp con người tỏa sáng: Nâng cao tầm vóc, giá trị của bản thân, được mọi người ngưỡng mộ, tôn vinh, là tấm gương để mọi người noi theo …

+ Không nên đam mê thái quá … phê phán những người làm việc thiếu nhiệt tình, không có ước mơ, không có động lực …

– Bài học nhận thức và hành động:

+ Cháy hết mình, đam mê học tập, lao động là yếu tố quan trọng giúp con người thành công, khẳng định được vị trí của mình trong cuộc sống nên cần nuôi dưỡng đam mê.

+ Con người cần phải học tập trau dồi kiến thức, rèn luyện kỹ năng sống, bồi đắp tâm hồn, thắp sáng đam mê.

2

* Giải thích ý kiến:

– Riêng về tả cảnh thì Nguyễn Du cũng theo truyền thống có sẵn trong văn học Trung Quốc cũng như trong văn học Việt Nam: Văn học truyền thống thường tả cảnh thiên nhiên theo lối điểm xuyết, gợi nhiều hơn tả, tả cảnh ngụ tình …

– Cảnh xen vào tâm trạng con người là để làm nổi bật tâm trạng ấy. Nhiều khi lại không trực tiếp tả tâm trạng nhân vật mà xuyên qua cảnh vật gợi lên tâm trạng ấy. Chỗ đó là chỗ sở trường nhất của tác giả:

+ Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình là một thủ pháp truyền thống của văn học cổ phương đông. “Truyện Kiều” của Nguyễn Du đã ảnh hưởng sâu đậm phương pháp sáng tác đó đúng như lời nhận xét của giáo sư Lê Trí Viễn. Song Nguyễn Du đã vận dụng một cách tài tình đầy sáng tạo.

+ Trong “Truyện Kiều” khi tả bức tranh thiên nhiên chính là bức tranh tâm trạng, mượn cảnh vật để gửi gắm tâm trạng Cảnh xen vào tâm trạng con người là để làm nổi bật tâm trạng ấy. Nhiều khi lại không trực tiếp tả tâm trạng nhân vật mà xuyên qua cảnh vật gợi lên tâm trạng ấy. Nghĩa là cảnh chỉ là phương diện để thực hiện mục đích chính là miêu tả tâm trạng. Đó là sở trường của Nguyễn Du mà các tài bút của văn học trung đại khôn sánh.

* Chứng minh:

– Học sinh biết sử dụng các dẫn chứng:

 4 câu thơ đầu và 6 câu cuối trong đoạn trích “Cảnh ngày xuân”.

 8 câu cuối trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”.

>> Xem thêm: Tham khảo đề thi Ngữ Văn 9 hay (có gợi ý đáp án) – Đề 1

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận