Đề số 5 – Đề kiểm tra Học kì II Tiếng Việt lớp 5

Đang tải...

Đề kiểm tra số 5 Tiếng Việt lớp 5

 

I. Em đọc thầm bài “Đom Đóm và Giọt Sương” để làm các bài tập sau.

ĐOM ĐÓM VÀ GIỌT SƯƠNG

     Tối hôm ấy không có trăng nhưng bầu trời đầy sao sáng. Đom Đóm bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa. Cây đèn của Đom Đóm cứ chớp lên trong đêm, trông đẹp như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy.

     Đom Đóm sà xuống ruộng lúa bắt mấy con rầy nâu hại lúa để ăn lót dạ. Sau đó, cậu ta bay lên một gò cao, đậu lên một bông cỏ may, vừa hóng gió thu về đêm, vừa làm cho cây đèn của mình sáng thêm. Bỗng, Đom Đóm nhìn sang bên cạnh, thấy cô bạn Giọt Sương đang đung đưa trên lá cỏ. Đom Đóm thầm nghĩ : “Ôi ! Bạn Giọt Sương thật là xinh đẹp !” Rồi Đom Đóm cất cánh bay quanh Giọt Sương. Lạ thật ! Càng đến gần Giọt Sương, Đom Đóm lại càng thấy Giọt Sương đẹp hơn. Đom Đóm cất tiếng :

     – Chào bạn Giọt Sương, trông bạn lung linh, toả sáng như một viên ngọc vậy !

     Giọt Sương dịu dàng nói :

     – Bạn Đom Đóm ơi ! Mình sáng đẹp thế này là vì mình phản chiếu ánh sáng từ các ngôi sao trên bầu trời, có khi còn mờ hơn ánh sáng cây đèn của bạn ! Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất vì bạn sáng lên được từ chính bản thân mình. Bạn thật đáng tự hào !

     Đom Đóm nói :

     – Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá ! Nhưng mình xin cảm ơn bạn về những lời tốt đẹp bạn dành cho mình. Thôi, chào bạn ! Mình đi bắt bọn rầy nâu hại lúa đây !

     Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo, giọng đầy khích lệ :

     – Xin chúc bạn làm tròn nhiệm vụ của mình để đồng ruộng thêm tươi tốt nhé !

(Cổ tích ngày nay)

II. Bài tập (Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng)

1. Đom Đóm gặp Giọt Sương trong lúc đang làm gì ?

A. Bay từ bụi tre ngà ra ruộng lúa và lượn quanh Giọt Sương.

B. Sà xuống chân ruộng, bắt rầy nâu hại lúa để ăn lót dạ.

C. Đậu lên bông cỏ may, hứng gió đêm và làm cho cây đèn sáng thêm lên.

D. Đáp xuống một gò cao, đậu trên bụi tre ngà và đung đưa.

2. Cây đèn của Đom Đóm được miêu tả đẹp như thế nào ?

A. Như ngôi Sao Hôm đang nhấp nháy.

B. Như ánh trăng rằm vằng vặc đang chiếu sáng.

C. Như viên ngọc đang lung linh toả sáng.

D. Như viên kim cương đang lấp lánh.

3. Từ “cây đèn” trong “cây đèn của Đom Đóm” được dùng với nghĩa :

A. Gốc.

B. Chuyển.

4. Đom Đóm ngợi khen Giọt Sương khiêm tốn là vì Giọt Sương đã :

A. Biết từ chối, không nhận mình sáng bằng ngôi sao.

B. Tiếc cho mình không sáng đẹp như cây đèn của Đom Đóm.

C. Biết đánh giá đúng mực về mình, về bạn, không cho mình hơn dù được khen.

D. Buồn bã khi biết mình không tự phát sáng được như Đom Đóm.

5. Câu nói “Mình nghĩ bạn mới là người đẹp nhất, sáng nhất, vì bạn sáng lên được từ chính bản thăn mình” của Giọt Sương có ngụ ý là :

A. Cần phải phô trương khi biết mình hơn người khác.

B. Biết khiêm tốn để người khác khen mình,

C. Nên biết sống cho chính bản thân mình.

D. Biết sống có ích, toả sáng bằng chính năng lực của mình.

6. Trong câu “Đom Đóm nói : Bạn Giọt Sương khiêm tốn quá !” tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật :

A. Lặp từ ngữ.

B. Nhân hoá.

C. So sánh.

D. Nhân hoá và so sánh.

7. Từ nào dưới đây trái nghĩa với từ “khiêm tốn” có trong bài đọc ?

A. tự hào

B. tự trọng.

C. kiêu ngạo.

D. khinh thường.

8. Có thể thay dấu phẩy trong câu “Đom Đóm bay đi, Giọt Sương còn nói với theo…” bằng từ nào dưới đây ?

A. mà.  

B. để.                       

C. và.               

D. do.

9. Hãy chọn cặp quan hệ từ phù hợp để thêm vào câu ghép dưới đây :

Chúng ta không dựa vào trời củng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân mình, con à !”

A. chẳng những…………….. mà (còn).

B. vừa   vừa.

C. chưa…………….. đã.

D. nếu……………… thì.

10. Xếp các thành ngữ, tục ngữ sau vào các nhóm thích hợp : Thương người như thể thương thân; máu chảy ruột mềm; có công mài sắt có ngày nên kim; môi hở răng lạnh; chị ngã, em nâng; đồng sức đồng lòng; kề vai sát cánh; chết vinh còn hơn sống nhục; chết đứng còn hơn sống quỳ.

a) Truyền thông đoàn kết :

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

b) Truyền thống kiên cường, bất khuất :

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

c) Truyền thống lao động cần cù :

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

d) Truyền thống giàu lòng nhân ái :

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

III. Tập làm văn

     Đề bài : Tả một người ở địa phương em sinh sống (chú công an phường, chú dân phòng, bác tổ trưởng dân phố, bà cụ bán hàng, …)

Bài làm

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

Xem thêm đề kiểm tra Học kì II Tiếng Việt lớp 5 tại đây.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận