Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử – Mã đề 081004

Đang tải...

Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử

Đề số 8

Câu 1. Sự kiện nào sau đây đánh dấu hệ thống Xã hội chủ nghĩa được hình thành?

  1.  SEV ra đời.
  2. Vác-sa-va ra đời
  3. EU ra đời.
  4. NATO ra đời

Câu 2. Liên bang Xô viết chính thức sụp đổ vói sự kiện nào?

  1. Cộng đồng các quốc gia độc lập ra đời.
  2. Lá cờ búa liềm trên điện Crem-li bị hạ xuống.
  3. Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động trong toàn liên bang.
  4. Nhiều nước cộng hòa đòi li khai.

Câu 3. Tại sao nói: đến những năm 90 của thế kỉ XX hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc đã bị sụp đổ hoàn toàn?

  1. Ăng-gô-la, Mô-dăm-bích, Ghi-nê Bít-xao giành độc lập.
  2. Chủ nghĩa phân biệt tôn giáo – hình thức cuối cùng của chủ nghĩa thực dân – đã bị xóa bỏ.
  3. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc – hình thức cuối cùng của chủ nghĩa thực dân – đã bị xóa bỏ.
  4. Chủ nghĩa phân biệt tôn giáo, chủng tộc – hình thức cuối cùng của chủ nghĩa thực dân – đã bị xóa bỏ.

Câu 4. Nội dung nào sau đây không phải nội dung cải cách – mở cửa ở Trung Quốc?

  1. Xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.
  2. Lấy phát triển chính trị làm trung tâm.
  3. Thực hiện cải cách và mở cửa.
  4. Kiên trì chủ nghĩa Mác – Lê-nin và tư tưởng Mao Trạch Đông.

Câu 5. Từ sau khi vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết, xu hướng nổi bật đầu tiên của tổ chức ASEAN là

  1. Thành lập Diễn đàn khu vực (ARF).
  2. Thành lập khu vực mậu dịch tự do (AFTA),
  3. Chuyển trọng tâm hoạt động sang hợp tác kinh tế.
  4. Sự mở rộng thành viên của tổ chức.

Câu 6. Tổ chức nào dưới đây là tổ chức liên minh khu vực của các nước châu Phi?

  1. AU
  2. ASEAN,
  3. CENTO.
  4. ANC.

Câu 7. Phong trào đấu tranh của nhân dân Mĩ La-tinh từ sau chiến tranh thế giới thứ hai nhằm mục đích gì?

  1. Lật đổ ách thống trị thực dân kiểu cũ.
  2. Lật đổ ách thống trị thực dân kiểu mới.
  3. Lật đổ ách thống trị của Tây Ban Nha.
  4. Lật đổ ách thống trị của Bồ Đào Nha.

Câu 8. Vì sao Cu-ba được gọi là “hòn đảo anh hùng” từ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Nhân dân Cu-ba đã anh dũng chống Pháp xâm lược.
  2. Nhân dân Cu-ba đã anh dũng chống phát xít Nhật.
  3. Nhân dân Cu-ba anh dũng chống chính quyền Ba-ti-xta và phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa đạt nhiêu thành tựu.
  4. Nhân dân Cu-ba anh dũng chống chính quyền Ba-ti-xta và phát triển kinh tế xã hội chủ nghĩa đạt nhiều thành tựu.

Câu 9. Nguyên nhân nào là quan trọng nhất dẫn tới sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Mĩ thu lợi từ cuộc chiến tranh thế giới thứ hai.
  2. Đất nước có diện tích rộng, dân số đông, giàu tài nguyên,
  3. Sự quản lý có hiệu quả của nhà nước.
  4. Sự phát triển vượt bậc của khoa học – kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX.

Câu 10. Nội dung nào sau đây không phải là khó khăn của Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giói thứ hai?

  1. Sự cạnh tranh gay gắt của Mĩ, Tây Âu.
  2. Con người Nhật Bản có ý thức kỉ luật cao.
  3. Hầu hết năng lượng phải nhập từ nước ngoài.
  4. Thiên tai thường xuyên diễn ra và tài nguyên hạn hẹp.

Câu 11. Vì sao kinh tế các nước Tây Âu được phục hồi nhanh chóng sau chiến tranh thế giói thứ hai?

  1. Do thực hiện kế hoạch Mác-san.
  2. Do thực hiện việc thành lập SEV.
  3. Do thành lập NATO.
  4. Do thành lập Liên minh châu Âu (EU).

Câu 12. Nguyên nhân nào đưa tới sự liên kết kinh tế giữa các nước Tây Âu sau chiến tranh thế giới thứ hai?

  1. Do muốn thoát dần khỏi sự lệ thuộc vào Mĩ.
  2. Do muốn hợp tác chặt chẽ với Mĩ.
  3. Do muốn đoàn kết trong tổ chức kinh tế thế giới.
  4. Do muốn xóa bỏ biên giới quốc gia, hình thành một quốc gia thống nhất.

Câu 13. Xu thế phát triển chung của thế giới ngày nay là

  1. Xung đột quân sự, nội chiến kéo dài.
  2. Chạy đua quân sự.
  3. Xây dựng trật tự thế giới đa cực do Mĩ đứng đầu.
  4. Hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển.

Câu 14. Trong xã hội Việt Nam sau chiến tranh thế giới thứ nhất giai cấp nào dưới đây có khả năng lãnh đạo cách mạng?

  1. Giai cấp nông dân.
  2. Giai cấp địa chủ phong kiến,
  3. Giai cấp công nhân.
  4. Giai cấp tiểu tư sản.

Câu 15. Sự kiện nào dưới đây đánh dấu phong trào công nhân Việt Nam chuyển từ đấu tranh tự phát sang tự giác?

  1. Thành lập được Công hội do Tôn Đức Thắng đứng đầu.
  2. Thành lập Đảng Lập hiến.
  3. Xuất bản một số tờ báo tiến bộ như Chuông rè…
  4. Cuộc bãi công của thợ máy xưởng Ba Son.

Câu 16. Từ tháng 6/1923 đến tháng 11/1924, Nguyễn Ái Quốc hoạt động tại quốc gia nào?

  1. Liên Xô.
  2. Pháp,
  3. Trung Quốc. 
  4. Anh.

Câu 17. Đông Dương Cộng sản liên đoàn ra đời trên cơ sở sự phân hóa của tổ chức cách mạng nào?

  1. Đông Dương Cộng sản đảng.
  2. Hội Việt Nam cách mạng thanh niên,
  3. Việt Nam quốc dân đảng.
  4. Tân Việt Cách mạng đảng.

Câu 18. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sản phẩm của sự kết hợp giữa

  1. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân.
  2. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào yêu nước.
  3. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước.
  4. Chủ nghĩa Mác – Lê-nin với phong trào nông dân và phong trào yêu nước.

Câu 19. Vì sao các Xô viết chỉ tồn tại trong thời gian ngắn?

  1. Do thủ đoạn đàn áp, mua chuộc của thực dân Pháp.
  2. Do nhân dân thiếu niềm tin vào chính quyền Xô Viết, 
  3. Do phạm vi hoạt động bó hẹp ở Nghệ An – Hà Tĩnh.
  4. Do lôi kéo binh lính, tư sản tham gia.

Câu 20. Phong trào cách mạng 1936 – 1939 chấm dứt do

  1. Chính phủ Pháp thu hẹp các quyền độc lập, dân chủ.
  2. Chính phủ Pháp thu hẹp các quyền tự do, dân chủ. 
  3. Chính phủ Pháp tuyên bố trao trả độc lập.
  4. Chính phủ Pháp thất bại trong cuộc tổng tuyển cử.

Câu 21. Cuộc khởi nghĩa nào dưới đây là cuộc đấu tranh của binh lính Việt Nam chống Pháp năm 1940?

  1. Khởi nghĩa Bắc Sơn.
  2. Khởi nghĩa Nam Kì.
  3. Khởi nghĩa Yên Bái.
  4. Khởi nghĩa tháng Tám.

Câu 22. Vì sao tháng 3/1945 Đảng ta quyết định phát động cao trào kháng Nhật cứu nước?

  1. Nhật vào xâm lược Đông Dương.
  2. Nhật hợp tác cùng Pháp bóc lột nhân dân Đông Dương, 
  3. Nhật đảo chính Pháp trên toàn cõi Đông Dương.
  4. Nhật đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.

Câu 23. Trong cách mạng tháng Tám những địa phương nào sau đây giành chính quyền sớm nhất trong cả nước?

  1. Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
  2. Bắc Giang, Hải Dương, Hà Tĩnh, Quảng Nam.
  3. Hà Nội, Huế, Sài Gòn.
  4. Nghệ An, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hà Nội.

Câu 24. Nhạc sĩ nào là tác giả của bài Tiến quân ca?

  1. Nam Cao.
  2. An Thuyên,
  3. Đỗ Nhuận. 
  4. Văn Cao.

Câu 25. Tại sao nói nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ngay sau khi thành lập đã ở vào tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”?

  1. Quân Đồng minh chưa vào giải giáp quân đội Nhật.
  2. Quân Pháp chuẩn bị vào Việt Nam.
  3. Quân Trung Quốc chuẩn bị xâm lược Việt Nam.
  4. Khó khăn ngoại xâm, nội phản, kinh tế, xã hội đè nặng.

Câu 26. Để diệt giặc dốt chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí sắc lệnh thành lập cơ quan nào dưới đây?

  1. Bình dân học mãi.
  2. Bình dân học vụ.
  3. Bình dân học chữ.
  4. Bình dân biết chữ.

Câu 27. Nội dung nào sau đây không phải là nội dung Hiệp định sơ bộ (6/3/1946)?

  1. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia độc lập, có chính phủ, nghị viện, quân đội, và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
  2. Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện; quân đội, và tài chính riêng nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
  3. Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15.000 quân Pháp vào miền Bắc thay quân Tưởng làm nhiệm vụ giải giáp quân đội Nhật, số quân này sẽ rút dần trong thời hạn 5 năm.
  4. Hai bên thực hiện ngừng bắn ngay ở Nam Bộ.

Câu 28. Lời kêu gọi “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm. Không có gươm thì dùng cuốc, xuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước” được trích từ tác phẩm nào dưới đây của chủ tịch Hồ Chí Minh?

  1. Tuyên ngôn độc lập.
  2. Chi thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.
  3. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  4. Chỉ thị Toàn dân kháng chiến.

Câu 29. Cuộc chiến đấu ở các đô thị phía bắc vĩ tuyến 16 của nhân dân ta nhằm mục đích gì?

  1. Giam chân địch ở nông thôn, chuẩn bị kháng chiên lâu dài.
  2. Giam chân địch ở đô thị, chuẩn bị kháng chiến lâu dài.
  3. Tập trung lực lượng cho toàn quốc kháng chiến.
  4. Tiến hành tổng lực giành thế chủ động chiến lược trên chiến trường.

Câu 30. Nội dung nào sau đây không phải là ý nghĩa của chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947?

  1. Cơ quan đầu não kháng chiến được bảo toàn.
  2. Bộ đội chủ lực được giữ vững.
  3. Đánh tan kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp. 
  4. Ta giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ.

Câu 31. Mặt trận Liên Việt ra đời năm 1951 trên cơ sở hợp nhất những tổ chức nào?

  1. Việt Minh và Liên Việt.
  2. Việt Minh và Hội Liên Việt.
  3. Việt Minh và Việt – Miên – Lào.
  4. Việt Nam cách mạng thanh niên và Liên Việt.

Câu 32. Khác nhau lớn nhất trong nội dung giữa Hiệp đinh Giơ- ne-vơ 1954 về Đông Dương với Hiệp định sơ bộ 6/3/1946 là

  1. Công nhận quyền tự do, thống nhất của Việt Nam.
  2. Công nhận quyền độc lập của Việt Nam.
  3. Công nhận chủ quyền của Việt Nam.
  4. Quy định các bên ngừng bắn.

Câu 33. Nội dung nào sau đây không phải nguyên nhân thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1946 – 1954)?

  1. Hậu phương được xây dựng vững chắc về mọi mặt.
  2. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng.
  3. Phát xít Nhật đầu hàng quân Đồng minh không điều kiện.
  4. Liên minh chiến đấu đoàn kết với Lào và Cam-pu-chia.

Câu 34. Nội dung nào sau đây không phải ý nghĩa của phong trào Đồng khởi (1959 -1960)?

  1. Giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mĩ ở miền Nam.
  2. Làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm,
  3. Chuyển cách mạng từ thế bị động sang thế chủ động.
  4. Từ trong khí thế cách mạng, Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam đã ra đời.

Câu 35. Vì sao đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III của Đảng xác định nhiệm vụ cách mạng miền Bắc phải tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa?

  1. Miền Bắc đã được giải phóng.
  2. Mỗi miền cần có nhiệm vụ riêng,
  3. Đất nước được giải phóng.
  4. Miền Nam không đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 36. “Xương sống” của chiến lược Chiến tranh đặc biệt là

  1. Ấp chiến lược.
  2. Quân đội Mĩ.
  3. Quân đội tay sai.
  4. Cố vấn Mĩ.

Câu 37. Chiến thắng nào sau đây mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng ngụy mà diệt” trên khắp miền Nam Việt Nam?

  1. Chiến thắng Ấp Bắc.  
  2. Chiến thắng Vạn Tường,
  3. Chiến thắng Đồng Xoài.
  4. Chiến thắng Bến Tre.

Câu 38. Vì sao nói cuộc tiên công chiến lược năm 1972 đã buộc Mĩ thừa nhận sự thất bại của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”?

  1. Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ.
  2. Buộc Mĩ tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh.
  3. Buộc Mĩ tuyên bố “Mĩ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược.
  4. Buộc Mĩ tuyên bố kết thúc chiến tranh.

Câu 39. Nội dung nào sau đây là ý nghĩa quan trọng nhất của Hiệp định Pa-ri về Việt Nam?

  1. Mĩ công nhận các quyền dân chủ của nhân dân ta.
  2. Mĩ công nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta.
  3. Mĩ công nhận các quyền tự do của nhân dân ta.
  4. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt.

Câu 40. “Thắng lợi đó mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang sử chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người, đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc”. Đoạn trích trên nhắc tới chiến thắng nào trong lịch sử dân tộc?

  1. Cách mạng tháng Tám.
  2. Chiến thắng Điện Biên Phủ.
  3. Chiến thắng kháng chiến chống Pháp.
  4. Kháng chiến chống Mĩ thắng lợi.

 

 Đáp án 

>> Tải về file đầy đủ TẠI ĐÂY.

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận