Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử – Mã đề 051004

Đang tải...

Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử

Đề số 5

Câu 1. Cho các sự kiện sau về Liên Xô: 1. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo; 2. Chế tạo thành công bom nguyên tử; 3. Phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành lên vũ trụ.

Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:

  1. 1-3-2
  2. 2-3-1
  3. 3-1-2 
  4. 2-1-3

Câu 2. Tới cuối năm 1988, khủng hoảng kinh tế và chính trị ở Đông Âu lên tới đỉnh cao, khởi đầu từ

  1. Ba Lan.                             
  2. Hung-ga-ri.
  3. Tiệp Khắc.
  4. Bun-ga-ri.

Câu 3. Trong thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX, nhân dân các nước Ăng- gô-la và Mô-dăm-bích đã đấu tranh lật đổ ách thống trị của

  1. Anh
  2. Pháp,
  3. Bồ Đào Nha.
  4. Tây Ban Nha.

Câu 4. Ý nghĩa quốc tế của sự ra đời nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa năm 1949 là gì?

  1. Kết thúc ách nô dịch hơn 100 năm của đế quốc.
  2. Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
  3. Chủ nghĩa xã hội được nối liền từ châu Âu sang châu Á.
  4. Xóa bỏ hoàn toàn tàn dư phong kiến.

Câu 5. Năm 1945, quốc gia nào ở Đông Nam Á tuyên bố giành độc lập sớm nhất?

  1. In-đô-nê-xi-a.
  2. Mã Lai.
  3. Việt Nam. 
  4. Lào.

Câu 6. Năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi” vì

  1. nhiều nước Bắc Phi và Tây Phi giành được độc lập.
  2. 17 nước ở châu Phi tuyên bố độc lập.
  3. hệ thống thuộc địa của Pháp ở đây sụp đổ hoàn toàn.
  4. các thuộc địa còn lại ở châu Phi đã giành được độc lập.

Câu 7. Phong trào được coi là “lá cờ đầu” của cách mạng Mĩ La tinh sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

  1. cách mạng Mê-hi-cô.
  2. cách mạng Cô-lôm-bi-a.
  3. cách mạng Cu-ba.
  4. cách mạng Ni-ca-ra-goa.

Câu 8. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại bắt đầu từ nước nào?

  1. Anh.
  2. Pháp.
  3. Đức.
  4. Mĩ.

Câu 9. Nguyên nhân nào giúp Nhật Bản hạn chế chi phí cho quốc phòng?

  1. Tập trung vào phát triển kinh tế.
  2. Đứng dưới chiếc “ô bảo trợ hạt nhân” của Mĩ.
  3. Đúng dưới chiếc “ô bảo trợ kinh tế” của Mĩ.
  4. Đất nước được bao bọc bởi đại dương.

Câu 10. Biểu hiện nào sau đây chứng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về quân sự?

  1. Không quan hệ ngoại giao với Liên Xô.
  2. Trở lại xâm lược các thuộc địa cũ.
  3. Thiết lập nhiều căn cứ quân sự.
  4. Tham gia khối quân sự NATO.

Câu 11. Tới nay, Liên minh châu Âu là

  1. liên minh kinh tế – đối ngoại lớn nhất hành tinh.
  2. liên minh chính trị – văn hóa lớn nhất hành tinh, 
  3. liên minh khoa học – kĩ thuật lớn nhất hành tinh.
  4. liên minh kinh tế – chính trị lớn nhất hành tinh.

Câu 12. Trong thời gian “Chiến tranh lạnh”, Mĩ và các nước đế quốc đã thực hiện nhiêu chính sách thù địch vói Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, ngoại trừ việc

  1. ráo riết chạy đua vũ trang.
  2. thành lập các khối quân sự.
  3. đấu tranh xóa bỏ chủ nghĩa thực dân.
  4. xây dựng nhiều căn cứ quân sự.

Câu 13. Hậu quả tiêu cực nhất mà cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật ngày nay gây ra cho con người và môi trường Trái Đất là

  1. chế tạo vũ khí hủy diệt sự sống.
  2. tình trạng ô nhiễm môi trường và Trái Đất nóng lên.
  3. tai nạn lao động và tai nạn giao thông.
  4. các loại dịch bệnh do môi trường ô nhiễm.

Câu 14. So với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1897 – 1914), cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1914 – 1918) của thực dân Pháp ở Việt Nam có điểm mới nào dưới đây?

  1. Đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
  2. Đầu tư vào ngành giao thông vận tải và ngân hàng,
  3. Tăng cường vơ vét tài nguyên thiên nhiên.
  4. Chỉ đầu tư vào nông nghiệp và khai mỏ.

Câu 15. Mục đích của những chính sách về văn hóa, giáo dục mà thực dân Pháp đã tiến hành trong chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai là gì?

  1. Khai hóa văn minh cho dân tộc Việt Nam.
  2. Chia rẽ dân tộc Việt Nam. 
  3. Tạo khối đoàn kết dân tộc.
  4. Tạo ra tầng lớp tay sai, kìm hãm dân ta trong vòng ngu dốt.

Câu 16. Sự kiện nào sau đây đã đánh dấu một giai đoạn mới trong quá trình phát triển của phong trào cách mạng thế giới?

  1. Cách mạng Nga thành công (tháng 10 – 1917).
  2. Quốc tế Cộng sản được thành lập (tháng 3 – 1919).
  3. Đảng Cộng sản Pháp ra đời (năm 1920).
  4. Đảng Cộng sản Trung Quốc ra đời (năm 1921).

Câu 17. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm diễn ra ở

  1. Tân Trào (Tuyên Quang).
  2. Quảng Châu (Trung Quốc).
  3. Cửu Long (Hương Cảng, Trung Quốc).
  4. Thượng Hải (Trung Quốc).

Câu 18. Cơ quan ngôn luận của Hội Việt nam Cách mạng Thanh niên là

  1. Báo Người cùng khổ.
  2. Báo Thanh niên.
  3. Tác phẩm Đường Kách mệnh.
  4. Báo Nhân dân.

Câu 19. Thành phần chính tham gia tổ chức Tân Việt Cách mạng đảng (7/1928) là

  1. trí thức trẻ, thanh niên tiểu tư sản yêu nước.
  2. trí thức trẻ, công nhân, địa chủ.
  3. tư sản dân tộc, nông dân.
  4. nông dân, công nhân, địa chủ.

Câu 20. Luận cương chính trị tháng 10 – 1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương xác định lãnh đạo cách mạng là giai cấp nào?

  1. Nông dân.
  2. Công nhân.
  3. Tư sản dân tộc.
  4. Tiểu tư sản, trí thức.

Câu 21. Đặc điểm nổi bật nhất của kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 – 1933 là gì?

  1. Xuất nhập khẩu đình đốn.
  2. Có bước phát triển so với trước,
  3. Khủng hoảng toàn diện.
  4. Hàng hóa khan hiếm, giá cả đắt đỏ.

Câu 22. Đại hội lần thứ VII Quốc tế Cộng sản (7 – 1935) đề ra chủ trương thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi ở các nước nhằm mục đích gì?

  1. Chống đế quốc, thực dân.
  2. Chống phát xít và nguy cơ chiến tranh.
  3. Giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa.
  4. Chống bọn phản động thuộc địa và tay sai.

Câu 23. Nguyên nhân trực tiếp làm hơn hai triệu đồng bào ta ở miền Bắc bị chết đói cuối năm 1944 đầu năm 1945 là

  1. Nhật thu mua lương thực, chủ yếu là lúa gạo theo lối cưỡng bức với giá rẻ mạt.
  2. Nhật bắt Pháp phải vơ vét lương thực của nhân dân ta cung cấp cho Nhật.
  3. Nhật bắt nhân dân ta phải nhổ lúa trồng đay.
  4. tăng thuế để vơ vét, bóc lột nhân dân ta.

Câu 24. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân được thành lập theo chỉ thị của

  1. Văn Tiến Dũng. 
  2. Phạm Văn Đồng,
  3. Võ Nguyên Giáp.
  4. Hồ Chí Minh.

Câu 25. Sự kiện nào đánh dấu Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam thắng lợi hoàn toàn?

  1. Khởi nghĩa thắng lợi hoàn toàn ở Hà Nội (19 – 8).
  2. Giành chính quyền ở Sài Gòn (25 – 8).
  3. Vua Bảo Đại thoái vị, trao ấn tín cho cách mạng (30 – 8).
  4. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (2- 9).

Câu 26. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định kẻ thù chính, cụ thể, trước mắt của nhân dân Đông Dương là

  1. thực dân Pháp.
  2. thực dân Pháp và phát xít Nhật,
  3. phát xít Nhật.
  4. thực dân Pháp và phong kiến tay sai..

Câu 27. Sau cách mạng tháng Tám thành công, khó khăn lớn nhất của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa là gì?

  1. Ngoại xâm, nội phản.
  2. Hơn 90% dân số mù chữ.
  3. Nạn đói đe dọa.
  4. Nông nghiệp lạc hậu.

Câu 28. Để giải quyết những khó khăn trước mắt về tài chính, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã làm gì?

  1. Lập các hũ gạo cứu đói.
  2. Kêu gọi nhân dân xây dựng “Quỹ độc lập”,
  3. Kêu gọi nhân dân tham gia bình dân học vụ.
  4. Ra sắc lệnh ban hành tiền Việt Nam.

Câu 29. Hành động khiêu khích trắng trợn nhất của thực dân Pháp sau Hiệp định Sơ bộ (06/3/1946) và Tạm ước (14/9/1946) là:

  1. tiến công các vùng tự do ở Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
  2. khiêu khích, tiến công ở Hải Phòng, Lạng Sơn. 
  3. gây những cuộc xung đột vũ trang ở Hà Nội.
  4. gửi tối hậu thư đòi Chính phủ ta giải tán lực lượng chiến đấu, để cho quân Pháp làm nhiệm vụ giữ gìn trật tự ở Hà Nội.

Câu 30. Phương pháp đấu tranh được Đảng Cộng sản Đông Dương xác định trong thời kì 1936 – 1939 là

  1. công khai và hợp pháp.
  2. bí mật và bất hợp pháp.
  3. hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.
  4. kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

Câu 31. “Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc” là những câu trích từ tài liệu nào dưới đây?

  1. “Kháng chiến nhất đinh thắng lợi” của Tổng bí thư Trường Chinh.
  2. “Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  3. “Tuyên ngôn độc lập” của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
  4. “Toàn dân kháng chiến” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương.

Câu 32. Nội dung nào không thể hiện mục đích của thực dân Pháp mở cuộc tiến công lên Việt Bắc thu – đông năm 1947?

  1. Phá tan cơ quan đầu não kháng chiến của ta.
  2. Tiêu diệt phần lớn bộ đội chủ lực của ta.
  3. Khóa chặt biên giới Việt – Trung.
  4. Nhận viện trợ của Mĩ.

Câu 33. Dựa vào đâu thực dân Pháp đề ra kế hoạch Đờ Lát đờ Tát- xi-nhi?

  1. Nền kinh tế Pháp phát triển mạnh.
  2. Viện trợ của các nước tư bản khác,
  3. Sự viện trợ của Mĩ.
  4. Pháp bị thất bại ở chiến dịch Biên giới 1950.

Câu 34. Thực hiện kế hoạch Nava, từ thu – đông năm 1953, thực dân Pháp tập trung 44 tiểu đoàn quân cơ động ở đâu?

  1. Đồng bằng Bắc Bộ. 
  2. Tây Bắc.
  3. Nam Đông Dương.
  4. Tây Nguyên.

Câu 35. Sự kiện nào là mốc đánh dấu kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) của nhân dân ta?

  1. Thắng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ.
  2. Chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Giơ-ne-vơ về Đông Dương được kí kết.
  3. Bộ đội Việt Nam tiến vào tiếp quản Hà Nội.
  4. Quân Pháp xuống tàu rút khỏi Hải Phòng.

Câu 36. Hành động của Mĩ sau khi quân Pháp rút khỏi nước ta là

  1. đưa Ngô Đình Diệm lên nắm chính quyền ở miền Nam.
  2. đưa quân đội Mĩ vào thay quân Pháp.
  3. biến nước ta thành thị trường tiêu thụ hàng hóa của Mĩ.
  4. biến miền Bắc Việt Nam thành thuộc địa kiểu mới của Mĩ.

Câu 37. Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong thời kì 1965 – 1968 là

  1. chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.
  2. vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn.
  3. đảm bảo giao thông vận tải thường xuyên thông suốt, phục vụ chiến đấu.
  4. hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam.

Câu 38. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy xuân 1975 lần lượt trải qua ba chiến dịch lớn nào?

  1. Hồ Chí Minh, Tây Nguyên, Huế-Đà Nẵng.
  2. Huế-Đà Nang, Tây Nguyên, Hồ Chí Minh,
  3. Tây Nguyên, Huế-Đà Nằng, Hồ Chí Minh.
  4. Tây Nguyên, Hồ Chí Minh, Huế-Đà Nẵng.

Câu 39. Kết quả lớn nhất của kì họp Quốc hội khóa VI (1976) là

  1. thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
  2. bầu ra Ban dự thảo Hiến pháp
  3. bầu ra các cơ quan của Quốc hội.
  4. hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước.

Câu 40. Trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước được nêu trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) là

  1. đổi mới vê văn hóa, xã hội.
  2. đổi mới về kinh tế.
  3. đổi mới về chính trị.
  4. đổi mới về kinh tế, chính trị.

 

 Đáp án 

>> Tải về file đầy đủ TẠI ĐÂY.

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận