Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử – Mã đề 041004

Đang tải...

Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử

Đề số 4

Câu 1. Tổ chức mang tính chất phòng thủ về quân sự và chính trị của các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu gọi tắt là

  1. SEV (8/1/1949).
  2. Vác-sa-va (5/1955).
  3. Na-to (4/1949). 
  4. EC (7/1967).

Câu 2. Sự kiện nào chứng tỏ Liên Xô trở thành nước đầu tiên mờ đầu kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người?

  1. Chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).
  2. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo lên vũ trụ (1957).
  3. Đưa nhà du hành Ga-ga-rin bay vòng quanh trái đất (1961).
  4. Đưa nhà du hành vũ trụ Am-xtrong lên mặt trăng (1969).

Câu 3. Tháng 12/1978, Trung Quốc đã đề ra đường lối đổi mới

  1. theo con đường xã hội chủ nghĩa, tư tưởng Mác – Lê nin.
  2. theo con đường tư bản chủ nghĩa.
  3. xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc.
  4. cải cách và mở cửa, hiện đại hóa đất nước.

Câu 4. Mục tiêu hoạt động của tổ chức ASEAN là gì?

  1. Phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung; trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
  2. Cùng nhau tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; hợp tác phát triển trong lĩnh vực chính trị.
  3. Không can thiệp vào nội bộ của nhau; tự giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hòa bình.
  4. Đứng trước yêu cầu phát triển của kinh tế, xã hội và ảnh hưởng bởi sự ra đời, hoạt động của nhiều tổ chức khác.

Câu 5. Đáp án nào không phản ánh đúng tình hình khó khăn và không ổn định của châu Phi vào cuối những năm 80 của thế

  1. Xung đột, nội chiến.
  2. Đói nghèo, nợ nần.
  3. Kinh tế phát triển. 
  4. Khủng hoảng kinh tế.

Câu 6. Đóng góp to lớn nhất của lãnh tụ Phi-đen Cát-xtơ-rô cho đất nước Cu-ba là gì?

  1. Đưa Cu-ba trở thành nước xã hội chủ nghĩa.
  2. Khởi xướng phong trào cách mạng văn hóa.
  3. Đưa nền kinh tế Cu-ba phát triển nhanh chóng.
  4. Lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta.

Câu 7. Nguồn gốc nào gây ra sự không ổn định của kinh tế – xã hội nước Mĩ?

  1. Thường xuyên tiến hành các cuộc chiến tranh xâm lược.
  2. Vấp phải nhiều cuộc khủng hoảng, suy thoái kinh tế.
  3. Sự chênh lệch giàu nghèo giữa các tầng lớp trong xã hội.
  4. Đầu tư nhiều tiền vào “kế hoạch phục hung châu Âu”.

Câu 8. Để khôi phục kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã làm gì?

  1. Hỗ trợ Mĩ trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam.
  2. Tiến hành các loạt cải cách dân chủ.
  3. Cho phép Mĩ xây dựng căn cứ quân sự trên đất Nhật Bản.
  4. Nhận viện trợ từ Mĩ và các nước Tây Âu.

Câu 9. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các nước Tây Âu tiến hành chính sách đối ngoại như thế nào?

  1. Tập trung vào khôi phục kinh tế và ổn định chính trị.
  2. Tiến hành các cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa và tham gia tổ chức NATO.
  3. Ngăn cản các phong trào đấu tranh và củng cố thế lực cho giai cấp tư sản.
  4. Quan hệ hòa bình, hữu nghị với các nước trên thế giới.

Câu 10. Liên Hợp Quốc được thành lập với mục đích

  1. duy trì hòa bình thế giới, hợp tác về kinh tế, văn hóa, xã hội
  2. liên minh các quốc gia lớn để giải quyết các tranh chấp, 
  3. giúp đỡ các quốc gia phát triển theo hướng tư bản chủ nghĩa.
  4. cô lập các nước theo mô hình xã hội chủ nghĩa.

Câu 11. Sản phẩm nào được đánh giá là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX?

  1. Vũ khí nguyên tử.
  2. Máy tính điện tử.
  3. Năng lượng nguyên tử. 
  4. Bản đồ gen người.

Câu 12. Sau khi trật tự hai cực I-an-ta bị xụp đổ, Mĩ không thể thiết lập trật tự thế giói một cực vì lí do nào?

  1. Hệ thống thuộc địa kiểu mới của Mĩ bị sụp đổ.
  2. Chủ nghĩa khủng bố xuất hiện ở nhiều quốc gia. 
  3. Sự phát triển “thần kì” của Nhật Bản.
  4. Sự vươn lên mạnh mẽ của các cường quốc.

Câu 13. Điểm chung vê nguồn gốc giữa cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ 1945 đến nay so với cuộc cách mạng công nghiệp thế kỉ XVIII – XIX là gì?

  1. Đáp ứng nhu cầu của chiến tranh.
  2. Đáp ứng đòi hỏi của cuộc sống và sản xuất,
  3. Sự phát triển nhanh của các quốc gia lớn.
  4. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các cường quốc.

Câu 14. Việt Nam học được gì từ sự phát triển “thần kì” của nền kinh tế Nhật Bản?

  1. Mở rộng hợp tác đầu tư với nước ngoài.
  2. Chú trọng phát triển công nghiệp và du lịch.
  3. Tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.
  4. Coi trọng yếu tố con người, sức mạnh đoàn kết dân tộc.

Câu 15. Điểm mới của cuộc khai thác thuộc địa lần hai (1919-1929) so với khai thác thuộc địa lần thứ nhất (1879-1913) là gì?

  1. Đầu tư vốn với tốc độ nhanh, quy mô lớn.
  2. Vơ vét tài nguyên, của các nước thuộc địa.
  3. Phát triển giao thông vận tải.
  4. Tăng cường khai thác nông nghiệp.

Câu 16. Các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu được tập hợp in thành tác phẩm

  1. Bản án chế độ thực dân Pháp
  2. Đường Kách Mệnh,
  3. Đời sống công nhân.
  4. Luận cương chính trị.

Câu 17. Vì sao cân hợp nhất ba tổ chức cộng sản?

  1. Thời cơ đã chín muồi.
  2. Ba tổ chức cộng sản hoạt động hiệu quả.
  3. Sự cạnh tranh gay gắt từ các tổ chức khác.
  4. Ba tổ chức hoạt động riêng rẽ, chưa thống nhất.

Câu 18. Cuộc đấu tranh ở Nghệ An – Hà Tĩnh năm 1930 – 1931 đã khiến cho chính quyền thực dân phong kiến

  1. sụp đổ từ huyện đến tỉnh.
  2. không bị ảnh hưởng nhiều,
  3. tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.
  4. Bị suy yếu nặng nề.

Câu 19. Lực lượng chủ yếu nào tham gia phong trào dân chủ 1936 -1939?

  1. Tư sản và địa chủ.
  2. Mọi tầng lớp, giai cấp.
  3. Công nhân và nông dân. 
  4. Binh lính và công nhân.

Câu 20. Năm 1944, Nhật thu mua lúa gạo Việt Nam với mục đích gì?

  1. Cung cấp cho quân đội Nhật và tích trữ chuẩn bị chiến tranh.
  2. Mang lúa gạo về cho nhân dân Nhật Bản.
  3. Phá hoại nên kinh tế nông nghiệp nước ta.
  4. Cung cấp lương thực cho quân đội Pháp.

Câu 21. Đội Việt Nam Tuyên truyền giải phóng quân đã đánh thắng trận đầu ở đâu?

  1. Cao Bằng – Bắc Cạn. 
  2. Khay Phắt – Nà Ngần,
  3. Tuyên Quang.
  4. Thái Nguyên.

Câu 22. Tại sao phát xít Nhật tiến hành đảo chính Pháp ở Đông Dương vào ngày 9/3/1945?

  1. Muốn độc chiếm Đông Dương.
  2. Chiến tranh thế giới sắp kết thúc.
  3. Phe phát xít đứng trước nguy cơ thua.
  4. Liên Xô giải phóng các nước Đông Âu.

Câu 23. Ngày 2/9/1945 tại Quảng trường Ba Đình, đã diễn ra sự kiện lịch sử trọng đại nào?

  1. Chủ tịch Hò Chí Minh ra lòi Kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
  2. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra mắt các đại biểu quốc dân.
  3. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
  4. Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi tổng khởi nghĩa.

Câu 24. Sự kiện nào chứng tỏ thực dân Pháp trở lại xâm lược Việt Nam lần thứ hai?

  1. Khiêu khích nổ súng tấn công quân ta ở Hải Phòng và Lạng Sơn.
  2. Xả súng vào nhân dân Sài Gòn – Chợ Lớn tại lễ mít tinh mừng ngày độc lập.
  3. Cho quân đánh úp trụ sở ủy ban nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn.
  4. Gửi tối hậu thư đòi Chính phủ giải tán lực lượng tự vệ và giữ trật tự ở Hà Nội.

Câu 25. Từ năm 1950 Mĩ viện trợ kinh tế, quân sự cho Pháp với mục đích

  1. chính thức can thiệp vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương.
  2. từng bước dính líu trực tiếp vào chiến tranh Đông Dương,
  3. nắm quyền điều khiển chiến tranh ở Đông Dương.
  4. thay chân Pháp để độc chiếm Đông Dương.

Câu 26. Trong chiến dịch Việt Bắc thu – đông năm 1947, quân dân ta đã làm phá sản âm mưu gì của thực dân Pháp?

  1. Đánh úp
  2. Dùng người Việt trị người Việt
  3. Đánh nhanh, thắng nhanh
  4. Lây chiên tranh nuôi chiền tranh.

Câu 27. Nguyên nhân quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) là

  1. sức mạnh của lực lượng ba thứ quân
  2. tinh thần đoàn kết của ba nước Đông Dương.
  3. được sự hỗ trợ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.
  4. sự lãnh đạo của Đảng và đường lối kháng chiến đúng đắn.

Câu 28. Năm 1953, thực dân Pháp xin Mĩ tăng viện trợ quân sự để

  1. thực hiện kế hoạch Na va.
  2. thực hiện kế hoạch Rơ ve.
  3. củng cố lực lượng.
  4. tránh bị động trên chiến trường.

Câu 29. Cuối năm 1953, nơi tập trung lực lượng thứ hai của thực dân Pháp là

  1. Luông Pha-bang.
  2. Tây Bắc.
  3. Điện Biên Phủ.
  4. Plây Cu.

Câu 30. Quốc gia nào giúp đỡ Pháp xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương?

  1. Mĩ.
  2. Anh.               
  3. Pháp.
  4. Nhật.

Câu 31. Chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc vào ngày

  1. 9/3/1954
  2. 9/4/1954
  3. 5/9/1954
  4. 7/5/1954

Câu 32. Đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông – Xuân 1953 – 1954 là chiến dịch

  1. Điện Biên Phủ.
  2. Việt Bắc.
  3. Biên Giới.
  4. Thượng Lào

Câu 33. Nhiệm vụ chung của cách mạng hai miền từ năm 1960 là gì?

  1. Tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc.
  2. Tiến hành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân.
  3. Hoàn thành công cuộc xây dựng cơ sở vật chất xã hội chủ nghĩa. 
  4. Hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân trong cả nước, thực hiện thống nhất nước nhà.

Câu 34. Chiến thắng quân sự nào khẳng định quân dân miền Nam có thể đánh bại chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ?

  1. Chiến thắng Ba Gia.               
  2. Chiến thắng Ấp Bắc.
  3. Chiến thắng Bình Giã.
  4. Chiến thắng Đồng Xoài.

Câu 35. Lực lượng quân đội chủ yếu nào tham gia chiến lược ” Chiến tranh cục bộ”?

  1. Quân đội Sài Gòn.
  2. Quân đội đồng minh,
  3. Quân đội Mĩ.
  4. Quân đội Á – Phi

Câu 36. Thắng lợi lớn nhất của quân và dân miền Bắc trong trận “Điện Biên Phủ trên không” là gì?

  1. Buộc Mĩ phải tuyên bố chấm dứt hoạt động bắn phá miền Bắc.
  2. Đánh bại âm mưu phá hoại cơ sở vật chất xã hội chủ nghĩa.
  3. Buộc Mĩ kí hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam.
  4. Khẳng định sức mạnh của dân tộc Việt Nam.

Câu 37. Âm mưu của Mĩ và chính quyền Sài Gòn sau hiệp định

Pari 1973 là gì?

  1. Phá hoại hiệp định Pari, tiếp tục chiến tranh.
  2. Phá hoại hiệp định Pari, mở rộng chiến tranh ra miền Bắc
  3. Thực hiện nghiêm túc hiệp định Pari, rút dần quân về nước.
  4. Biến miên Nam thành vùng tự trị.

Câu 38. Nguyên nhân nào có ý nghĩa quyết định nhất dẫn đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước?

  1. Sự hỗ trợ của các nước trong hệ thống xã hội chủ nghĩa.
  2. Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng cộng sản.
  3. Truyền thống yêu nước của dân tộc ta.
  4. Tinh thần đoàn kết dân tộc.

Câu 39. Tên nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được thông qua tại sự kiện chính trị nào?

  1. Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng (9/1975).
  2. Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất đất nước (11/1975).
  3. Cuộc tổng tuyển cử bầu Quốc hội (4/1976).
  4. Kì họp thứ nhất Quốc hội khóa VI nước Việt Nam thống nhất (7/1976).

Câu 40. Yếu tố nào dẫn đến sự thành công của công cuộc đổi mới từ 1986 đến nay?

  1. Đổi mới về tư duy kinh tế.
  2. Đổi mới toàn diện các lĩnh vực.
  3. Đổi mới chính sách đối ngoại.
  4. Đổi mới về chính trị.

 

Đáp án 

>> Tải về file đầy đủ TẠI ĐÂY.

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận