Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử – Mã đề 021004

Đang tải...

Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử

Đề số 2

Câu 1. Tại sao ngay từ đầu năm 1946, Liên Xô đã đề ra kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946 – 1950)?

  1. Muốn khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế thế giới.
  2. Muốn khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai.
  3. Đáp ứng nguyện vọng, nhu cầu về vật chất tối thiểu cho nhân dân.
  4. Muốn trở thành cường quốc công nghiệp.

Câu 2. Sự kiện nào đánh dấu sự chấm dứt của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên bang Xô viết sau 74 năm tồn tại?

  1. Ngày 19/8/1991 một số lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô viết tiến hành đảo chính, lật đổ Tổng thống Gooc-ba-chốp.
  2. Ngày 21/12/1991, lãnh đạo 11 nước Cộng hòa trong Liên bang Xô viết đã họp và kí kết hiệp định giải tán Liên bang Xô viết,
  3. Ngày 25/12/1991, Gooc-ba-chốp tuyên bố từ chức Tổng thống; lá cờ trên nóc điện Crem-li bị hạ xuống.
  4. Ngày 28/6/1991, Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) quyết định chấm dứt hoạt động.

Câu 3. Đáp án nào không thuộc ý nghĩa lịch sử của sự ra đời nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa?

  1. Kết thúc ách nô dịch hơn 1000 năm của đế quốc và hàng nghìn năm của chế độ phong kiến.
  2. Đưa đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập, tự do.
  3. Hệ thống Xã hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu sang châu Á.
  4. Đánh dấu sự kết thúc của chủ nghĩa đế quốc ở châu Á.

Câu 4. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) thành lập vào thời gian nào? Trụ sở ở đâu?

  1. 8/8/1967; Gia-các-ta (Indonexia).
  2. 8/9/1967; Băng cốc (Thái Lan), 
  3. 8/8/1968; Gia-các-ta (Indonexia).
  4. 8/9/1968; Man-ni-la (Philipin).

Câu 5. Chính phủ Nam Phi đã làm gì để phát triển sản xuất, cải thiện mức sống của người dân da đen, xóa bỏ “chế độ phân A-pác-thai về kinh tế ” ?

  1. Đưa ra “chiến lược kinh tế vĩ mô” (6/1960).
  2. Đưa ra “chiến lược kinh tế toàn cầu” (6/1996). 
  3. Thực hiện chính sách mở cửa.
  4. Tham gia kế hoạch Mác-san (1948).

Câu 6. Tại sao nói Cu-ba là “hòn đảo anh hùng”

  1. Xóa bỏ chế độ A-pác-thai và giành độc lập năm 1961.
  2. Tiến hành các cuộc cải cách dân chủ triệt để.
  3. Tiêu diệt 1300 tên lính đánh thuê của Mĩ trong 7 ngày.
  4. Bị bao vây cấm vận nhưng Cu-ba vẫn đạt nhiều thành tựu.

Câu 7. Quốc gia nào là nơi khởi đầu cuộc cách mạng khoa học, kĩ thuật?

  1. Anh
  2. Pháp.             
  3. Mĩ.               
  4. Nhật.

Câu 8. Mặc dù nền kinh tế Nhật Bản phát triển, nhưng vẫn còn gặp những khó khăn, hạn chế nào?

  1. Nghèo tài nguyên thiên nhiên, nguồn vốn ít.
  2. Thiếu năng lượng; sự cạnh tranh của Mĩ và các nước khác,
  3. Sự vươn lên, cạnh tranh của các nước Tây Âu.
  4. Nhà nước chưa nắm bắt đúng thời cơ phát triển.

Câu 9. Khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) thành lập dẫn đến tình trạng châu Âu

  1. căng thẳng; các nước chạy đua vũ trang và thiết lập nhiều căn cứ quân sự.
  2. căng thẳng; các nước tìm mọi cách giải quyết bằng phương pháp hòa bình.
  3. có nguy cơ xảy ra cuộc chiến tranh thế giới thứ ba.
  4. bình thường; các nước quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau về kinh tế.

Câu 10. Việt Nam gia nhập tổ chức Liên Hợp Quốc vào thời gian nào?

  1. 10/1945 
  2. 2/1967 
  3. 9/1977
  4. 8/1977

Câu 11. Trong số các nguồn năng lượng mới, nguồn năng lượng nào dần được sử dụng phổ biến?

  1. Năng lượng mặt trời. 
  2. Năng lượng gió.
  3. Năng lượng thủy triều.
  4. Năng lượng nguyên tử.

Câu 12. Điều lo ngại nhất của Mĩ trong quá trình thực hiện mưu đồ làm bá chủ thế giới là gì?

  1. Chủ nghĩa xã hội trở thành hệ thống trên thế giới.
  2. Chủ nghĩa tư bản không đủ mạnh về kinh tế và quân sự.
  3. Ảnh hưởng to lớn của Liên Xô tới các nước thuộc địa.
  4. Sự ra đời của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Câu 13. “Chiến tranh lạnh” là sự căng thẳng, đối đầu giữa

  1. Các nước Xã hội chủ nghĩa và Tư bản chủ nghĩa.
  2. Các nước Tư bản chủ nghĩa và các dân tộc bị áp bức.
  3. Các nước Xã hội chủ nghĩa với các nước trung lập.
  4. Các nước Tư bản chủ nghĩa với các nước trung lập.

Câu 14. Nhờ cuộc “cách mạng Xanh”, nhiều nước đã khắc phục được tình trạng

  1. thiếu nước và lương thực.
  2. thiếu lương thực và nạn đói.
  3. công nghiệp lạc hậu.
  4. kinh tế chậm phát triển.

Câu 15. Trong thời kì khai thác thuộc địa lần thứ hai, giai cấp nào phát triển khá nhanh về số lượng và chất lượng?

  1. Nông dân.
  2. Tiểu tư sản.
  3. Công nhân.
  4. Tư sản.

Câu 16. Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc từ một thanh niên yêu nước trở thành một chiến sĩ cộng sản?

  1. Tham dự Đại hội Quốc tế Cộng sản tại Liên Xô.
  2. Gửi Bản yêu sách tới hội nghị Véc-xai ở Pháp
  3. Bỏ phiếu tán thành việc gia nhập Quốc tế III.
  4. Đọc luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin.

Câu 17. Người soạn thảo “Chính cương vắn tắt, sách lược vắn tắt” là

  1. Ngô Gia Tự.
  2. Nguyễn Đức Cảnh,
  3. Trần Phú. 
  4. Nguyễn Ái Quốc.

Câu 18. Phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1931 phát triển là do

  1. thực dân Pháp tiến hành khủng bố khốc liệt nhân dân.
  2. địa chủ phong kiến tăng cường bóc lột nhân dân 
  3. ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế 1929 -1933.
  4. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời và lãnh đạo phong trào đấu tranh.

Câu 19. Đối tượng của cao trào cách mạng 1936 – 1939 là

  1. phản động Pháp.
  2. đế quốc và phong kiến,
  3. địa chủ phong kiến.        
  4. phản động Pháp cùng tay sai.

Câu 20. Dưới hai tầng áp bức của Pháp – Nhật, giai cấp nào bị bần cùng hóa và bị tổn thất nhiều nhất trong nạn đói 1944 -1945?

  1. Công nhân.
  2. Nông dân.
  3. Tiểu tư sản. 
  4. Tư sản dân tộc.

Câu 21. Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Đảng chủ trương thành lập tổ chức nào?

  1. Mặt trận phản đế Đông Dương.   
  2. Việt Minh.
  3. Hội phản đế đồng minh Đông Dương. 
  4. Hội cứu quốc.

Câu 22. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập vào 22/12/1944 là tiền thân của tổ chức nào?

  1. Quân đội Nhân dân Việt Nam.
  2. Đảng cộng sản Việt Nam.
  3. Mặt trận tổ quốc Việt Nam.
  4. Ban tổ chức Trung ương Đảng.

Câu 23. Bài hát “Tiến quân ca” lần đầu vang lên ở sự kiện nào?

  1. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội (19/8/1945).
  2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Sài Gòn (23/8/1945).
  3. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Huế (23/8/1945).
  4. Tại quảng trường Ba Đình (2/9/1945).

Câu 24. Biện pháp nào giải quyết việc đẩy lùi nạn dốt?

  1. Lập hũ gạo tiết kiệm.
  2. Bình dân học vụ.
  3. Ngày đồng tâm.        
  4. Người cày có ruộng

Câu 25. Đảng và Nhà nước ta thực hiện “Tuần lễ vàng”, “Quỹ độc lập” nhằm mục đích gì?

  1. Giải quyết nạn đói.
  2. Giải quyết nạn mù chữ.
  3. Giải quyết khó khăn về tài chính.
  4. Giải quyết thù trong, giặc ngoài.

Câu 26. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời gian nào?

  1. 16/12/1946
  2. 18/12/1946
  3. 17/12/1946
  4. 19/12/1946

Câu 27. Trong chiến dịch Biên giới quân ta đã

  1. Làm thất bại âm mưu đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp
  2. Làm Pháp thất bại âm mưu trong việc phong tỏa hành lang Đông – Tây của Pháp
  3. Buộc Pháp phải rút quân về cố thủ ở đồng bằng Bắc Bộ.
  4. Khai thông biên giới từ Cao Bằng đến Đình Lập, chọc thủng hành lang Đông – Tây.

Câu 28. Để phá kế hoạch Na-va, ta chủ trương

  1. tích cực, chủ động, cơ động linh hoạt.
  2. phòng thủ chiến lược, tấn công nếu có thời cơ.
  3. tấn công vị trí quan trọng, tiêu diệt một bộ phận sinh lực địch.
  4. tập trung tiêu diệt sinh lực và hỏa lực của địch.

Câu 29. Người đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại quảng trường Ba Đình vào ngày 2/9/1945 là

  1. Phan Bội Châu. 
  2. Hồ Chí Minh,
  3. Trần Phú.
  4. Đỗ Mười.

Câu 30. Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến vào thời gian nào?

  1. 16/12/1947
  2. 19/12/1947
  3. 19/12/1946
  4. 20/12/1946

Câu 31. Sau chiến thắng Việt Bắc, bộ đội chủ lực của ta

  1. lớn mạnh.
  2. chưa đủ lực đánh Pháp,
  3. cần tôi luyện thêm. 
  4. ngày càng trưởng thành.

Câu 32. Con đường tiếp lương thực, vũ khí quan trọng nhất cho chiến dịch Điện Biên Phủ là

  1. đường bộ.
  2. đường sắt.
  3. đường thủy.
  4. đường hàng không.

Câu 33. Thủ đô Hà Nội được hoàn toàn giải phóng vào thời gian nào?

  1. 2/9/1945.
  2. 1/10/1954.
  3. 10/10/1954.
  4. 22/12/1954.

Câu 34. Yếu tố nào được coi là “xương sống” của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?

  1. Ấp chiến lược, 
  2. Lực lượng ngụy quân.
  3. Hỏa lực mạnh.
  4. D. Đội quân viễn chinh.

Câu 35. Âm mưu cơ bản của chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” là gì?

  1. Rút dần lính Mĩ về nước.
  2. Dùng người Việt, đánh người Việt.
  3. Tăng cường lực lượng quân đội viễn chinh.
  4. Viện trợ cho chính quyền Ngụy nhiều vũ khí hiện đại.

Câu 36. Tội ác tàn bạo nhất của đế quốc Mĩ trong việc đánh phá nước ta là

  1. Ném bom vào các mục tiêu quân sự.
  2. Ném bom vào khu dân cư, bệnh viện, trường học.
  3. Ném bom vào các nhà máy, xí nghiệp.
  4. Sử dụng các chất hóa học.

Câu 37. Đảng đề ra kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền nam trong điều kiện lịch sử như thế nào ?

  1. So sánh lực lượng thay đổi, ta mạnh hơn cả thế và lực.
  2. Quân Mĩ bắt đầu rút dần về nước, 
  3. Chính quyền Sài Gòn khủng hoảng.
  4. Lực lượng ta và địch cân bằng.

Câu 38. Trọng tâm của công cuộc đổi mới đất nước được nêu tại Đại hội lần thứ VI là gì ?

  1. Đổi mới về kinh tế.
  2. Đổi mới về chính trị.
  3. Thực hiện đa nguyên đa Đảng.
  4. Cải tổ trên mọi lĩnh vực.

Câu 39. Sự kiện lịch sử quan trọng nhất trong giai đoạn 1945 – 1954 là

  1. Chiến thắng Việt Bắc 1947.
  2. Chiến thắng Biên Giới 1950.
  3. Chiến cuộc Đông Xuân 1953 – 1954.
  4. Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954).

Câu 40. Lịch sử Việt Nam từ năm 1919 đến nay được chia làm mấy giai đoạn?

  1. 2 giai đoạn (1919 – 1975; 1975 đến nay).
  2. 3 giai đoạn (1919 -1945; 1945 -1954; 1954 -1975; 1975 đến nay),
  3. 4 giai đoạn (1919 -1945; 1945 -1954; 1954 -1975; 1975 – nay).
  4. 5 giai đoạn (1919 – 1930; 1930 – 1945; 1945 – 1954; 1954 – 1975; 1975-nay)

 

Đáp án 

>> Tải về file đầy đủ TẠI ĐÂY.

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận