Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử – Mã đề 011004

Đang tải...

Đề ôn thi vào lớp 10 môn Lịch sử

Đề số 1

Câu 1. Năm 1949, Lên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã chứng tỏ điều gì?

  1. Phá vỡ thế độc quyền hạt nhân của Mĩ.
  2. Khẳng định vị trí quân sự của Liên Xô trên thế giới.
  3. Thế giới đứng trước nguy cơ chiến tranh nguyên tử.
  4. Liên Xô có ưu thế hơn Mĩ trong việc chế tạo vũ khí.

Câu 2. Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế thế giới (những năm 70 của thế kỉ XX), Liên Xô đã làm gì?

  1. Đưa đất nước chuyển sang con đường tư bản chủ nghĩa.
  2. Không tiến hành cải cách mà vẫn theo nền kinh tế bao cấp.
  3. Tiến hành cải cách về kinh tế, chính trị, xã hội.
  4. Kinh tế thị trường nhưng nhà nước nắm quyền chủ đạo.

Câu 3. Nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời vào thời gian nào? Ai là chủ tịch nước?

  1. 1/1/1948 – Chu Ân Lai.
  2. 1/12/1948 – Lưu Thiếu Kì.
  3. 1/10/1949 – Mao Trạch Đông.
  4. 1/10/1950 – Lâm Bưu.

Câu 4. Từ những năm 50 của thế kỉ XX, tình hình Đông Nam Á trở nên căng thẳng vì lí do nào?

  1. Chính sách can thiệp của Mĩ vào khu vực.
  2. Kinh tế khủng hoảng trầm trọng.
  3. Phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa nổ ra mạnh mẽ
  4. Liên Xô và các nước Đông Âu can thiệp vào khu vực.

Câu 5. Vì sao năm 1960 được gọi là “Năm châu Phi”?

  1. Hệ thống thuộc địa của đế quốc ở châu Phi tan rã.
  2. Hầu hết các nước châu Phi giành độc lập. 
  3. Chủ nghĩa A-pác-thai bị xoá bỏ ở châu Phi.
  4. 17 nước châu Phi giành được độc lập.

Câu 6. Từ những năm 60 đến những năm 80 của thế kỉ XX, khu vực nào được ví như “Lục địa bùng cháy”?

  1. Châu Phi. 
  2. Mĩ La tinh.
  3. Châu Á.
  4. Châu Âu.

Câu 7. Số liệu nào không chứng minh nước Mĩ là quốc gia tư bản giàu mạnh nhất thế giới trong thời gian 1945 – 1950?

  1. Chiếm hơn 1/2 sản lượng công nghiệp thế giới.
  2. Chiếm 3/4 trữ lượng vàng thế giới.
  3. Có lực lượng quân sự mạnh và độc quyền vũ khí nguyên tử. 
  4. Đồng Đô la liên tiếp bị phá giá hai lần năm 1973 và 1974.

Câu 8. Nhân tố nào không có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của Nhật Bản?

  1. Nhật Bản thu được nhiều lợi nhuận từ các cuộc chiên tranh.
  2. Con người được đào tạo chu đáo, có tính kỉ luật, tiết kiệm.
  3. Nhà nước nắm bắt đúng thời cơ và điều tiết nền kinh tế.
  4. Con người Nhật sẵn sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới.

Câu 9. Nền kinh tế của các nước Tây Âu như thế nào sau khi nhận viện trợ của Mĩ theo “kế hoạch Mác-xan” (1948 -1951)?

  1. Các công ty đa quốc gia xuất hiện.
  2. Kinh tế phát triển và công nghiệp đứng thứ nhất thế giới.
  3. Kinh tế được phục hồi và ngày càng lệ thuộc vào Mĩ.
  4. Kinh tế phục hồi chậm chạp nhưng có dấu hiệu khởi sắc.

Câu 10. Hội nghị I-an-ta (11/2/1945) đã có quyết định quan trọng nào?

  1. Giải quyết các tranh chấp bằng phương pháp hoà bình.
  2. Phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
  3. Phân chia khu vực ảnh hưởng ở châu Âu và châu Phi giữa hai cường quốc Liên Xô và Mĩ.
  4. Phân chia lại thuộc địa ở các châu lục.

Câu 11. Đặc điểm nổi bật nhất của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật từ năm 1945 đến nay là gì?

  1. Quy mô lớn, tốc độ nhanh.
  2. Diễn ra trên tất cả các lĩnh vực.
  3. Đáp ứng nhu cầu phát triển của thế giới.
  4. Tác động tích cực đến cuộc sống con người.

Câu 12. Ý nghĩa to lớn nhất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là gì?

  1. Khiến khoa học công nghệ phát triển không ngừng.
  2. Tăng trưởng kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống.
  3. Thúc đẩy các ngành nghề phát triển nhanh và đồng đều.
  4. Tạo ra sự liên kết kinh tế giữa các quốc gia.

Câu 13. Nửa sau thế kỉ XX, thế giới tồn tại trong tình trạng

  1. hoà bình, hữu nghị.
  2. hợp tác chống phát xít.
  3. “Chiến tranh lạnh”
  4. chia thành nhiều phe phái.

Câu 14. Ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới sau năm 1945 là

  1. Mĩ – Nhật Bản – Tây Âu.
  2. Mĩ – Nhật Bản – Đức.
  3. Mĩ – Nhật Bản – Hàn Quốc.
  4. Mĩ – Tây Âu – Đức.

Câu 15. Chương trình khai thác Việt Nam lần thứ hai của thực dân Pháp tập trung vào những nguồn lợi nào?

  1. Cao su và than.
  2. Nông nghiệp,
  3. Các loại thuế.
  4. Công nghiệp.

Câu 16. Sự kiện nào sau chiến tranh thế giới thứ nhất chứng tỏ phong trào công nhân bước đầu đấu tranh có tổ chức và mục đích chính trị rõ ràng?

  1. Bãi công của công nhân thợ nhuộm Chợ lớn.
  2. Bãi công của công nhân Ba Son ờ Cảng Sài Gòn.
  3. Bãi công của công nhân nhà máy dệt Nam Định.
  4. Bãi công của công nhân các nhà máy ở Bắc kì.

Câu 17. Sự kiện nào đánh dấu việc Nguyễn Ái Quốc tìm thấy con đường cứu nước?

  1. Gửi bản yêu sách tới Hội nghị Véc-xai.
  2. Sáng lập tổ chức Hội liên hiệp thuộc địa ở Pháp.
  3. Tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
  4. Đọc luận cương của Lê Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa.

Câu 18. Địa điểm nào diễn ra Hội nghị thành lập Đảng?

  1. Ma Cao (Trung Quốc).
  2. Hà Nội (Việt Nam),
  3. Cao Bằng (Việt Nam).
  4. Hương Cảng (Trung Quốc).

Câu 19. Chính quyền được thành lập ở Nghệ An – Hà Tĩnh trong phong trào cách mạng 1930 -1931 mang hình thức

  1. công xã.
  2. Xô viết.
  3. nhà nước tư bản.
  4. chính phủ liên hiệp.

Câu 20. Nhiệm vụ của cách mạng thời kì 1936 – 1939 là gì?

  1. Đánh đuổi thực dân Pháp, Đông Dương giành độc lập.
  2. Chống phát xít, chống đế quốc, phản đôi chiến tranh.
  3. Tịch thu ruộng đất chia cho dân cày; mang lại tự do, cơm áo, hòa bình cho dân tộc Việt Nam.
  4. Chống phát xít, chống chiến tranh, chống phản động thuộc địa và tay sai; đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

Câu 21. Phát xít Nhật bắt nhân dân Việt Nam nhổ lúa, trồng đay nhằm mục đích gì?

  1. Phát triển cây công nghiệp.
  2. Hạn chế phát triển nông nghiệp.
  3. Lấy nguyên liệu phục vụ chiến tranh.
  4. Phá hoại nề kinh tế Việt Nam.

Câu 22. Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Đông Dương (5/1941) đã quyết định tạm gác khẩu hiệu nào?

  1. “Người cày có ruộng”.
  2. “Đánh đổ địa chủ, chia ruộng đất cho dân cày” 
  3. “Giảm tô, giảm tức, chia lại ruộng đất”
  4. “Tịch thu ruộng đất của đế quốc và Việt gian chia cho dân nghèo”.

Câu 23. Kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương trong chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” là

  1. phát xít Nhật.
  2. thực dân Pháp,
  3. địa chủ phong kiến.  
  4. thế lực phản cách mạng.

Câu 24. Hội nghị toàn quốc của Đảng (14,15/8/1945) đã quyết định vấn đề gì?

  1. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.
  2. Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Sài Gòn. 
  3. Cả nước mít tinh, biểu tình có vũ trang.
  4. Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trước khi quân Đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật.

Câu 25. Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh kêu gọi đồng bào thực hiện “Tuần lễ vàng”, Quỹ độc lập” nhằm

  1. giải quyết khó khăn về tài chính của đất nước.
  2. quyên góp tiền, để xây dựng đất nước.
  3. quyên góp vàng, bạc để xây dựng đất nước.
  4. để hỗ trợ việc giải quyết nạn đói.

Câu 26. Để đẩy lùi nạn đói, biện pháp nào quan trọng nhất?

  1. Lập hũ gạo cứu đói.  
  2. Tổ chức ngày Đồng tâm.
  3. Chia lại ruộng đất cho nông dân.
  4. Đẩy mạnh tăng gia sản xuất.

Câu 27. Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp hai ngày 18 và 19/12/1946, đã quyết định phát động toàn quốc kháng chiến tại

  1. làng Vạn Phúc (Hà Đông – Hà Nội)
  2. làng La Khê (Hà Đông – Hà Nội)
  3. làng Vòng (Cầu Giấy – Hà Nội)
  4. làng Cót (Cầu Giấy – Hà Nội)

Câu 28. Nhằm đẩy mạnh chiến tranh vào cuối năm 1950, thực dân Pháp thực hiện kế hoạch quân sự nào?

  1. Kế hoạch Na-va
  2. Kế hoạch Đờ Lát đờ Tát-xi-nhi
  3. Kế hoạch Rơ-ve
  4. Kế hoạch Bô-la-e

Câu 29. Mục đích của Pháp khi đề ra kế hoạch Na-va là gì?

  1. Buộc ta kí hiệp định có lợi cho Pháp.
  2. Mở rộng vùng bình định, tạm chiếm, 
  3. Khóa chặt biên giới Việt – Trung.
  4. Xoay chuyển cục diện chiến tranh từ bại thành thắng.

Câu 30. Kết quả cuộc tiên công chiên lược Đông – Xuân 1953 -1954 là

  1. làm phá sản bước đầu kế hoạch Na va ; lực lượng địch bị động, phân tán; giam chân ở miền núi.
  2. làm phá sản kế hoạch Na va; lực lượng địch tan rã. 
  3. địch bị động trên các chiến trường, ta giành thắng lợi.
  4. ta bị phân tán trên các chiến trường và chưa giành được thắng lợi quyết định.

Câu 31. Vị tổng chỉ huy của chiến dịch Điện Biên Phủ là

  1. Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  2. Tướng Văn Tiến Dũng
  3. Tướng Võ Nguyên Giáp
  4. Tướng Nguyễn Sơn.

Câu 32. Mục đích của Pháp khi đề ra kế hoạch Na-va là

  1. buộc ta tuân theo những điều khoản có lợi cho Pháp.
  2. xoay chuyển cục diện chiến tranh từ bại thành thắng,
  3. khóa chặt biên giới Việt Trung.
  4. bình định vùng tạm chiếm.

Câu 33. Phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam (1954 – 1959) diễn ra dưới hình thức nào?

  1. Biểu tình, vũ trang.
  2. Đấu tranh chính trị.
  3. Khởi nghĩa vũ trang.
  4. Chính trị, vũ trang.

Câu 34. Ý nghĩa quan trọng nhất của phong trào “Đồng khởi” là

  1. Làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm.
  2. Giáng một đòn nặng nề vào chính sách thực dân kiểu mới của Mĩ.
  3. Đánh dấu bước nhảy vọt của cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công.
  4. Khẳng định sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt Nam.

Câu 35. Sau năm 1954, miền Bắc thực hiện nhiệm vụ gì?

  1. Chi viện cho miền Nam sức người, vũ khí, lương thực…
  2. Bảo vệ công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa,
  3. Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ.
  4. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất, vừa chi viện cho miền Nam.

Câu 36. Ý nghĩa quan trọng của chiến thắng Vạn Tường là

  1. mang tính chất quyết định cho hàng loạt chiến thắng sau này.
  2. cổ vũ nhân dân ta quyết tâm đánh đế quốc Mĩ.
  3. khẳng định khả năng ta có thể chiến thắng đế quốc Mĩ.
  4. nâng cao uy tín của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam.

Câu 37. Chiến dịch nào có ý nghĩa quyết định cho thắng lợi của tổng tiến công và nội dậy mùa xuân năm 1975?

  1. Chiến dịch Hồ Chí Minh. 
  2. Chiến dịch Huế – Đà Nẵng,
  3. Chiến dịch Tây Nguyên.
  4. Chiến dịch Phước Long.

Câu 38. Việc hoàn thành thống nhất đất nước về mặt Nhà nước ở Việt Nam sau năm 1975 có ý nghĩa quan trọng gì?

  1. Tạo điều kiện thống nhất nước nhà trên mọi lĩnh vực.
  2. Tạo điều kiện chính trị cơ bản để phát huy sức mạnh dân tộc.
  3. Giúp miền Nam cùng đi lên xã hội chủ nghĩa.
  4. Là cơ sở quan trọng đặt mối quan hệ ngoại giao với các quốc gia trên thế giới.

Câu 39. Đường lối đổi mới của Đảng được thực hiện trong hoàn cảnh đất nước như thế nào?

  1. Lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế, chính trị.
  2. Nền kinh tế đất nước đang chậm phát triển, 
  3. Lâm vào cuộc khủng hoảng về kinh tế, xã hội.
  4. Các nước xã hội chủ nghĩa đứng trước nguy cơ tan rã.

Câu 40. Sự kiện nổi bật của giai đoạn lịch sử Việt Nam từ 1919 đến 1930 là

  1. Thực dân Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần hai.
  2. Cuộc bãi công của thợ máy Ba Son (8/1925).
  3. Nguyễn Ái Quốc về nước chuẩn bị cho sự thành lập Đảng.
  4. Đảng cộng sản Việt Nam ra đời (3/2/1930).

 

Đáp án 

>> Tải về file đầy đủ TẠI ĐÂY.

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận