Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 2 (Tháng 12)

Đang tải...

Đề kiểm tra Tiếng Việt lớp 2

Bài tập.

Câu 1: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm theo kiểu câu Ai (Cái gì/ Con gì) là gì? hoặc Ai (Cái gì/ Con gì) thế nào?

– Bạn Lan là người con hiếu thảo.

……………………………………………………………………………… 

– Chiếc đồng hồ là dụng cụ để xem giờ.

……………………………………………………………………………… 

– Đỉnh núi thì rất lạnh.

……………………………………………………………………………… 

– Con chó là vật nuôi trung thành.

……………………………………………………………………………… 

– Tháng Một thời tiết lạnh nhất.

……………………………………………………………………………… 

– Cánh đồng rộng mênh mông.

……………………………………………………………………………… 

Câu 2: Đặt câu hỏi cho bộ phận in đậm theo kiểu câu Ai (Cái gì/ Con gì) làm gì? hoặc Ai (Cái gì/ Con gì) thế nào?

– Con dê gặm cỏ.

……………………………………………………………………………… 

– Cô ấy rất xinh.

……………………………………………………………………………………

– Đàn bò rất đông.

……………………………………………………………………………………

– Bác lao công cần cù hằng đêm.

 ……………………………………………………………………………… 

– Mẹ mua 1 quả mít.

……………………………………………………………………………… 

– Trường em thắp hương tưởng nhớ các liệt sĩ.

……………………………………………………………………………… 

– Con chim hay hót.

……………………………………………………………………………… 

– Con vượn hú.

……………………………………………………………………………… 

– Con chó đuổi theo con mèo.

……………………………………………………………………………… 

– Cả lớp tập vẽ.

……………………………………………………………………………… 

 

Đề 1

 I, Đọc hiểu:

* Đọc thầm bài văn sau:

                                                          Hòn đá nhẵn

          Hồi học lớp một, tôi hay bị ba mẹ rầy la vì chỉ thích chơi không chịu học, không chịu vào “khuôn phép”. “Tại sao người lớn lại cứ ép trẻ con phải làm những việc mà chúng không thích? Ba mẹ chắc không yêu mình nên mới chẳng cho mình chơi.” Tôi nghĩ thế nên rất buồn và giận ba mẹ.

          Một lần, bị ba mắng tôi đã chạy đến nhà bà nội. Biết chuyện buồn của tôi, bà không nói mà chỉ đi bên cạnh tôi và cùng tôi ngắm nhìn mọi vật xung quanh. Buổi chiều, bà đưa tôi đi dạo bên bờ suối. Tôi bắt đầu tìm những viên đá, chọn kĩ lưỡng, mong có được một viên thật tròn. Tôi lội xuống nước và mò được một viên cuội tuyệt đẹp, tròn, nhẵn bóng như một viên bi.

          – Nó tuyệt đẹp, phải không nội?

          – ừ, đẹp thật. Sao con không nhặt đá ở bờ suối mà lại mất công tìm kiếm dưới nước?

          – Vì đá ở trên bờ đều thô ráp.

          – Con có biết vì sao viên cuội ở dòng suối lại nhẵn được như vậy không?

          Mừng rỡ vì biết rõ câu trả lời, tôi nói ngay:

          – Nhờ nước ạ.

          – Đúng, nước chảy đá mòn. Nhờ có nước và nhờ những viên đá cọ xát vào nhau, hết lần này tới lần khác, hết năm này tới năm khác. Cho đến khi những chỗ gồ ghề, thô ráp biến mất. Lúc này viên đá mới đẹp. Con người cũng vậy.

          Tôi nhìn thẳng vào mắt bà nội và kinh ngạc vì bỗng nhiên hiểu được ý nghĩa lời nói của bà.

          – Hãy nghĩ ba mẹ con giống như dòng nước. Một ngày nào đó khi con nên người, con sẽ hiểu nhờ đâu con được như thế. – Bà nội nói tiếp.

          Và đó là tất cả những gì quan trọng nhất bà nội đã nói với tôi trong buổi chiều đáng nhớ ấy.

 

* Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1, Khi bị ba mẹ rầy la vì ham chơi không chịu học, bạn nhỏ cảm thấy như thế nào?

a, Bạn cảm thấy rất hối hận.

b, Bạn cảm thấy ba mẹ vô lí nên bất bình với ba mẹ và buồn.

c, Bạn cảm thấy hài lòng vì được ba mẹ giáo dục một cách nghiêm khắc.

2, Biết chuyện của bạn nhỏ, bà nội đã làm gì?

a, Bà giảng giải, chỉ ra những sai trái của bạn.

b, Bà khuyên bạn về xin lỗi ba mẹ.

c, Bà không nói gì mà cùng bạn nhỏ đi dạo chơi.

3, Bạn nhỏ tìm nhặt những viên đá như thế nào?

a, Bạn tìm những viên đá tròn , nhẵn bóng.

b, Bạn tìm những viên đá to.

c, Bạn tìm những viên đá gồ ghề, thô ráp.

4, Bà nội giải thích vì sao những viên đá dưới nước lại đẹp?

a, Vì những viên đá đó được nước bảo vệ không bị bụi bẩn.

b, Vì dòng nước chảy và sự cọ xát của các viên đá với nhau đã bào mòn, làm mất sự thô ráp của chúng.

c, Vì những viên đá nằm sâu dưới lòng suối vốn đẹp nhưng không ai phát hiện ra.

5, Câu nói của bà nội đã giúp bạn nhỏ hiểu ra điều gì?

a, Muốn tìm những viên đá đẹp phải lội xuống suối.

b, Con người phải được tôi luyện mới trưởng thành.

c, Đá muốn trở nên đẹp phải cần nhiều thời gian.

II, Luyện từ và câu:

1, Gạch bỏ những từ không thuộc nhóm trong mỗi dãy từ sau:

a, Từ chỉ người: ba mẹ, người lớn, trẻ con, khuôn phép, bà nội, bà cháu, con người.

b, Từ chỉ hoạt động của học sinh: nghe giảng, học bài, làm bài, tắm biển, ra chơi, đi học

c, Từ chỉ nết tốt của người học sinh: chăm chỉ, chuyên cần, ngoan ngoãn, ham chơi, lễ phép, thật thà.

2, Hãy sắp xếp các từ sau thành nhóm:

          Tròn, tìm, chọn, nhẵn bóng, tuyệt đẹp, nhặt

a, Từ chỉ việc làm của bạn nhỏ:………………………………………………………………

b, Từ chỉ đặc điểm của viên đá:………………………………………………………………

3, Những dòng nào đã thành câu:

a, Bạn nhỏ

b, Hiểu ra rằng cần chăm chỉ học hành.

c, Bạn nhỏ hiểu ra rằng.

d, Bạn nhỏ hiểu ra rằng cần chăm chỉ học hành.

4, Cho 3 từ bạn nhỏ, bà, hiểu. Hãy sắp xếp 3 từ trên thành hai câu khác nhau và ghi lại:

…………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………. 

 

Đề 2

I, Đọc hiểu:

                                                Bé và chim chích bông

          Hằng ngày, Bé đều dậy sớm, ngồi học bài. Dậy sớm học bài là một thói quen tốt. Nhưng phải cố gắng lắm mới có được thói quen ấy. Rét ghê. Thế mà Bé vùng dậy, chui ra được khỏi cái chăn ấm để ngồi học bài.

          Những ngày lạnh giá qua đi, rồi trời ấm dần. Chim sâu ra ăn đàn. Chúng bay tràn qua vườn cải. Cả đàn ùa xuống, líu tíu trên những luống rau trồng muộn.

          Bé hỏi:

          – Chích Bông ơi! Chích Bông làm gì thế?

          Chích Bông trả lời:

          – Chúng em bắt sâu, chị ạ.

          Chích Bông lại hỏi Bé:

          – Chị Bé làm gì thế?

          Bé ngẩn ra rồi nói:

          – à …..chị học bài.

 

* Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng:

1, Bé dậy sớm để làm gì?

a, Bé dậy sớm để học bài.

b, Bé dậy sớm để tập thể dục.

c, Bé dậy sớm để chăm sóc vườn rau.

2, Câu nào nêu sự quyết tâm, cố gắng dậy sớm của Bé?

a, Dậy sớm học bài là một thói quen tốt.

b, Bé vùng dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.

c, Bé từ từ ngồi dậy, chui ra khỏi cái chăn ấm.

3, Chim sâu xuống vườn cải để làm gì?

a, Chìm sâu đến vườn cải để dạo chơi.

b, Chìm sâu đến vườn cải để bắt sâu.

c, Chìm sâu đến vườn cải để trò chuyện với Bé.

4, Đánh số thứ tự 1, 2, 3 cho ba dòng sau theo đúng trật tự nội dung của bài:

…………. a, Đàn chim sâu và vườn cải.

…………. b, Cuộc trò chuyện giữa Bé và chim chích bông.

…………. c, Bé dậy sớm học bài.

5, Những tên nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện?

a, Chích bông và vườn cải.

b, Cô bé chăm học.

c, Bé học bài.

 

6, Viết 3 câu nói rõ trong bài Bé và chim chích bông, những ai đáng khen? Vì sao đáng khen?

…………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………. 

 

 II, Luyện từ và câu:

1, Những tiếng nào có thể đứng sau tiếng “học” để tạo thành từ ngữ?

a. bài                    b. tập                    c. thuộc                d. toán

e. biết                    g. hành                 h. vẽ                    

2, Những tiếng nào có thể đứng sau tiếng “tập” để nói về hoạt động học tập?

a. đọc                    b. vở                     c. trận                   d. hát

e. vẽ                      g. tễnh                  h. viết

3, Sắp xếp các từ trong mỗi dòng sau thành hai câu khác nhau:

a, Bé/ quý/ Chích bông/ rất.

…………………………………………………………………………………………………………. 

………………………………………………………………………………………………………….           

chăm chỉ/ đều/ và/ Chích bông/ Bé.

…………………………………………………………………………………………………………. 

…………………………………………………………………………………………………………. 

4, Trong bài Bé và chim chích bông có mấy câu hỏi?

a. câu hỏi                     b. 2 câu hỏi                    c. 3 câu hỏi

5, Điền dấu câu thích hợp vào từng chỗ trống:

a, Bé là một người chăm học ………

b, Bé dậy sớm để làm gì ………

c, Chích bông có chăm chỉ không ………

d, Chích bông rất chăm chỉ ………

III. TẬP LÀM VĂN.

Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn 5 – 6 câu viết về một người thân mà em yêu quý nhất theo gợi ý sau:

– Người thân em yêu quý nhất tên là gì?

– Người thân đó năm nay đã bao nhiêu tuổi? Hiện nay đang làm việc hay học tập ở đâu?

– Một số đặc điểm của người thân của em. (dáng người cao hay thấp, béo hay là gầy, ….)

– Tình cảm của người thân ấy đối với em như thế nào?

– Tình cảm của em đối với người thân đó như thế nào?

 

Bài kiểm tra định kì cuối học kì 1 môn Tiếng việt lớp 2

Bồi dưỡng học sinh giỏi Toán 2

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận