Đề 50 – Trình bày suy nghĩ của em về lòng khoan dung – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đang tải...

Suy nghĩ của em về lòng khoan dung

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

• Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

Trước hết, em cần xác định đây là dạng đề bài: tư tưởng đạo lí

– Giải thích khái niệm “lòng khoan dung”?

– Những biểu hiện nào cụ thể minh chứng cho lòng khoan dung?

– Bàn luận, mở rộng vấn đề: một người không có lòng khoan dung thì người đó là người như thế nào?

– Cảm nghĩ của em về khái niệm trên? (là tốt hay không tốt)

– Bản thân em đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm nào?

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

– Là con người ai mà không mắc lỗi lầm, tuy vậy, ta có mở rộng tấm lòng của mình để tha thứ cho những người mắc sai lầm đó hay không thì còn tùy vào lòng khoan dung của mỗi người.

– Vậy lòng khoan dung có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?

II. THÂN BÀI

a. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gì?)

– Lòng khoan dung là gì? => Nghĩa là rộng lượng, tha thứ cho người mắc phải lỗi lầm.

b. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Vì sao?)

• Người có lòng khoan dung là người như thế nào?

Người có lòng khoan dung là người có lòng tôn trọng và luôn sẵn sàng tha thứ cho người phạm lỗi khi họ biết ăn năn và chịu sữa chữa lỗi lầm của mình.

• Tại sao chúng ta phải có lòng khoan dung?

+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

+ Nói khái quát hơn thì lòng khoan dung chính là tấm lòng yêu thương con người, là sự chia sẻ, quan tâm đến những khó khăn của người khác. Để tha thứ cho một người mắc sai lầm quả thật rất khó khăn nhưng khi ta làm được điều đó sẽ giúp cho việc hàn gắn tình cảm giữa con người và con người.

+ Khi ta tha thứ được cho một người phạm lỗi lầm, trong lòng ta dâng lên một niềm vui và hạnh phúc vì mình vừa làm được một việc tốt.

+ Dẫn chứng: Trong lịch sử chống giặc Minh xâm lược, sau khi giặc đầu hàng, ta mở rộng tấm lòng khoan dung: cung cấp phương tiện và lương thực để họ về nước, tha thứ cho những người bạn đã làm điều xấu đối với mình: như đánh mình, nghi oan mình là kẻ ăn cắp,…

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Phê phán, lên án những con người thù dai, không mở rộng tấm lòng tha thứ cho người khác dễ dẫn đến sứt mẻ tình cảm giữa con người với con người khiến cho mối quan hệ tình cảm bị rạn nứt. Có những người khi có cơ hội thì trả thù khi người khác mắc lỗi.

– Dẫn chứng: trong lớp học, trong cuộc sống hàng ngày, trong gia đình…

III. KẾT BÀI

– Lòng khoan dung là đức tính tốt, rất cần thiết cho con người.

– Tập luyện lòng khoan dung bằng cách mở rộng tấm lòng của mình với mọi người xung quanh.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Con người ai ai mà chẳng khi mắc phải lỗi lầm, quan trọng là ta biết sửa chữa và khắc phục lỗi lầm. Và quan trọng hơn cả là, đứng trước những lỗi lầm của người khác, ta có mở rộng tấm lòng của mình mà khoan dung, tha thứ cho họ hay không ? Lòng khoan dung có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta?

Vậy khoan dung có nghĩa là gì? Lòng khoan dung có nghĩa là rộng lượng, tha thứ cho người mắc phải lỗi lầm. Người có tấm lòng khoan dung thường là những người luôn tôn trọng và sẵn sàng tha thứ cho người mắc phải lỗi lầm nhưng biết ăn năn, hối hận và chịu sửa chữa lỗi lầm đó. Ví dụ như, trong lớp học, ta phát hiện được một bạn ăn cắp tiền của một bạn học khác trong lớp, chúng ta phát hiện bắt tận tay. Nếu bạn biết ăn năn, hối hận, và trả lại số tiền đó, hứa rằng sẽ không tái phạm nữa thì đóng vai trò là một giáo viên thì chúng ta cũng nên khoan dung mà tha thứ cho em học sinh vi phạm ấy nhưng đồng thời cũng phải nhắc nhở em không được làm như thế nữa.

Hiểu một cách khái quát hơn thì lòng khoan dung chính là tấm lòng yêu thương con người, là sự chia sẻ, quan tâm đến những khó khăn của người khác. Để tha thứ cho một người mắc sai lầm mà ảnh hưởng đến ta quả thật rất khó khăn nhưng khi ta làm được điều đó sẽ giúp cho việc hàn gắn tình cảm giữa con người và con người với nhau. Khi ta tha thứ được cho một người phạm lỗi lầm, trong lòng ta chắc chắn sẽ dâng lên một niềm vui và hạnh phúc vì mình vừa làm được một việc tốt. Trong lịch sử xa xưa, dân tộc ta đã phải chịu biết bao hậu quả nặng nề do quân Minh xâm lược để lại, vậy mà sau khi giặc đầu hàng, ta còn mở rộng tấm lòng khoan dung cung cấp cho chúng phương tiện và lương thực để trở về nước hay như trong trưòng lớp ta cũng cần tha thứ cho những người bạn đã làm những điều xấu xa, tồi tệ đối với mình như đánh mình, nghi oan mình là kẻ ăn cắp,… Những việc vừa nêu trên có thể nói đã minh chứng rất rõ cho lòng khoan dung có ý nghĩa như thế nào đối với chúng ta.

Thế nhưng, cuộc sống xã hội ngày nay hết sức phát triển kéo theo là lòng người thì đa đoan, thủ đoạn hơn. Có những kẻ thù dai, không biết mở rộng tấm lòng mình để mà tha thứ cho người khác dễ dẫn đến sứt mẻ tình cảm giữa con người với con người khiến cho mối quan hệ tình cảm bị rạn nứt. Có những người khi có cơ hội thì trả thù khi người khác mắc một lỗi nhỏ thì xé chuyện nhỏ ra to.

Lòng khoan dung là một trong những đức tính tốt, rất cần thiết cho con người. Ta cần tập luyện lòng khoan dung bằng cách mở rộng tấm lòng của mình với mọi người xung quanh.

(Bài làm của HS)

>> Xem thêm Đề 51: Trình bày suy nghĩ của em về lòng hiếu thảo tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận