Đề 37 – Suy nghĩ của em về truyền thống tôn sư trọng đạo – Phát triển kỹ năng làm bài văn chọn lọc 9

Đang tải...

Truyền thống tôn sư trọng đạo

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI

* Nội dung trọng tâm: Người học cần chú ý những ý chính sau:

Trước hết, em cần hình thành trong đầu những ý chính liên quan đến hai khái niệm: truyền thốngtôn sư trọng đạo.

– Vậy truyền thống có nghĩa là gì?

– Tôn sư trọng đạo có nghĩa là gì?

– Tôn sư trọng đạo có phải là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta không?

– Những biểu hiện nào cụ thể minh chứng cho truyền thống ấy? (có những câu thơ, câu tục ngữ hay bài ca dao nào liên quan đến truyền thống tôn sư trọng đạo?)

– Bàn luận, mở rộng vấn đề: khi một con người khi thành công trong cuộc sống lại vội quên đi công lao của thầy cô đã dìu dắt chúng ta nên người ngày trước, những con người này thật đáng phải lên án ra sao?

– Cảm nghĩ của em về khái niệm “tôn sư trọng đạo” trên? (là tốt hay không tốt)

– Bản thân em đã rút ra cho mình những bài học kinh nghiệm nào?

DÀN Ý CHI TIẾT

I. MỞ BÀI

– Tôn sư trọng đạo là một trong những truyền thống cao đẹp muôn đời của dân tộc ta, là nền tảng đạo đức của xã hội văn minh.

– Vậy tôn sư trọng đạo là một truyền thống có giá trị như thế nào trong xã hội của chúng ta ngày nay?

II. THÂN BÀI

a. Giải thích: (Đặt câu hỏi: là gì?)

Tôn sư trọng đạo là gì? => Tôn sư tức là kính thầy, trọng thầy vì thầy là người đưa đường chỉ lối cho ta đi đến con đường thành công. Đạo là đạo đức, đạo lí con người hiểu rộng ra đó là những kiến thức, hiểu biết mà ta tiếp thu. Trọng đạo nghĩa là người học phải thể hiện sự kính trọng của mình đối với lễ nghĩa, các mặt đạo đức. Ý nghĩa toàn câu: Bản thân người học phải kính trọng người làm thầy, đặt đạo nghĩa làm đầu. Đây là một truyền thống quý báu của dân tộc.

b. Đưa ra các biểu hiện: (Đặt câu hỏi: Như thế nào? Tại sao? Vì sao?)

• Tại sao chúng ta phải tôn sư trọng đạo?

+ Bởi vì nó thể hiện phẩm chất đạo đức cần có ở mỗi chúng ta.

+ Thầy là người truyền đạt kiến thức, hiểu biết của nhân loại cho ta cho nên ta phải kính trọng thầy. “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” đó là một phạm trù đạo đức mà bất cứ ai là học sinh đều phải biết.

+ Học ở thầy không chỉ được học về mặt kiến thức, hiếu biết mà còn được thầy truvền đạt những bài học đạo đức, đạo lí giàu ý nghĩa có giá trị rất lớn trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta.

+ Bồi dưỡng tình cảm cao đẹp trong tâm hồn con người ở mỗi chúng ta.

+ Biểu hiện của tinh thần “tôn sư trọng đạo” ở học sinh chính là cố gắng, nỗ lực học hành chăm chỉ, ngoan ngoãn nghe lời thầy cô.

+ Dẫn chứng.

c. Bàn bạc, mở rộng vấn đề

– Phê phán, lên án những con người quên đi công lao của thầy cô mà lại có những hành động như: lên mạng nói xấu. đánh thầy cô, dựng chuyện để gây khó khăn cho thầy cô,…

III. KẾT BÀI

– Tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt, rất cần thiết cho con người.

– Bản thân học sinh phải luôn yêu thương, kính trọng thầy cô như cha mẹ của mình vậy.

BÀI VĂN THAM KHẢO

Từ xưa đến nay, tôn sư trọng đạo không chỉ là vấn đề đạo đức mà còn là một truyền thống văn hoá vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta. Đó cũng là yếu tố quan trọng làm nền tảng đạo đức của một xã hội văn minh. Vậy ta hiểu như thế nào về truyền thống trên?

Thật vậy, tôn sư trọng đạo quả là một truyền thống vô cùng tốt đẹp. “Tôn sư” là tôn kính những người đã dạy dỗ mình, đạo thầy trò là một trong những mối quan hệ đạo đức quan trọng. “Tôn sư trọng đạo” đã trở thành một truyền thống đạo đức quý giá của người Việt… Nhờ coi trọng việc học, tôn kính người thầy, nhân dân đã góp phần tạo nên nền văn hiến lâu đời của đất nước. Thời đại nào cũng có những tấm gương hiếu học, nhiều người thầy mẫu mực và những câu chuyện cảm động về tình thầy trò. Có những người thầy đã khuất nhưng tài năng và nhân cách của họ vẫn toả sáng. Có những học trò dù đã đỗ đạt thành tài, có quyền cao chức trọng nhưng vẫn luôn nhớ về người thầy đã dạy dỗ mình nên người.

Ngày nay, truyền thống tôn sư trọng đạo ấy vẫn được tiếp nối và phát huy. Nhà nước, xã hội luôn có sự quan tâm, phát huy giáo dục. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho những người làm thầy làm cô. Các gia đình ở cấp học nào thỉ tiếng nói của thầy giáo, cô giáo vẫn có tác động vô cùng lớn đến sự hình thành nhân cách của mỗi con người.

Bên cạnh đó cũng có nhiều hiện tượng tiêu cực tác động không tốt đến truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc. Tiền lương chưa nhận đủ để trang trải chi phí hàng ngày, thực trạng này khiến không ít các thầy, cô phải làm việc thêm đế kiếm sống… Và vì lí do đó thì không ít người ngán ngại ngành sư phạm cao quý này vì mức lương quá thấp. Chẳng hạn một sinh viên tốt nghiệp Đại học Ngoại thương có thể dễ dàng tìm kiếm công việc với mức lương bảy, tám triệu. Còn sinh viên sư phạm đã tốt nghiệp khó kiếm việc làm mà còn nếu kiếm được chỉ có hai đến ba triệu cùng biết bao trăn trở và áp lực từ công việc và từ xã hội. Cũng có những học trò ra trường khi thành đạt không hề nhớ đến sự tảo tần của thầy cô khi dạy dỗ mình, thậm chí cũng có những hiện tượng phụ huynh hoặc học sinh xúc phạm đến nhân phẩm và nhân cách của thầy cô. Đây quả là một hành động đáng phê phán và lên án. Vì vậy mọi người cần phải chung tay và loại bỏ những hành động đó.

Tóm lại, tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp và chúng ta cần phải gìn giữ và phát huy nó. Bản thân tôi cũng sẽ luôn hướng về và nhớ ơn những thầy cô đã dạy dỗ mình.

(Bài làm của HS)

>> Xem thêm Đề 38: Suy nghĩ về quan điểm của Mác-xim-góc-ki “Người bạn tốt nhất bao giờ cũng là người đến với ta trong những giờ phút khóa khăn, cay đắng nhất cuộc đời” tại đây.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận