Đấu tranh cho một thế giới hòa bình ngữ văn lớp 9 tập 1

Đang tải...

Đấu tranh cho một thế giới hòa bình

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 20)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc bài văn và chú ý nội dung mà tác giả đề cập đến trong toàn bài và ở từng đoạn. Liên hệ kiến thức về khái niệm luận điểm, luận cứ và mối liên hệ giữa chúng. Đây là câu hỏi mang tính hệ thống nên cần phải trình bày theo thứ tự triển khai trong bài văn.

b. Gợi ý trả lời

Luận điểm là ý kiến, quan điểm có tính chất lí luận và đưa ra để bảo vệ bằng luận cứ. Luận cứ là phán đoán để chứng minh cho luận đề. Có thể hiểu luận điểm chính là nội dung chính của toàn bài, còn luận cứ là những ý được triển khai ở các đoạn.

Bài viết nêu lên một vấn đề lớn: nhân loại cùng đấu tranh để tạo lập một thế giới hoà bình.

Nội dung đó được tác giả chứng minh bằng một hệ thống các luận cứ sau:

Nguy cơ chiến tranh hạt nhân – sự huỷ diệt vô cùng ghê gớm (trình bày ở đoạn văn từ đầu đến “… đốì với vận mệnh thế giới”).

“Dịch hạch” hạt nhân vô cùng tốn kém (trình bày trong đoạn từ “niềm an ủi… xoá nạn mù chữ cho toàn thễ giới”).

Từ đó, tác giả đã đưa ra những lòi kêu gọi toàn thế giới:

Chạy đua vũ trang là đi ngược lại “lí trí con ngưòi”, đi ngược lại cả “lí trí của tự nhiên”.

Chúng ta đòi hỏi một thế giới không có vũ khí hạt nhân và một cuộc sống hoà bình, công bằng, đề nghị mở ra một nhà băng lưu trữ trí nhớ có thể tồn tại được sau một tai hoạ hạt nhân.

Luận cứ này được trình bày trong năm đoạn văn nhỏ từ “Một nhà tiểu thuyết…” đến hết.

Các luận cứ được triển khai theo một trình tự hết sức lôgíc, chặt chẽ (nêu hiện trạng, nguyên nhân, sau đó đưa ra cách khắc phục) cùng chứng minh, làm sáng tỏ luận điểm chính của bài viết.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 20)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn “Chúng ta… đối với vận mệnh thế giới” và tìm những chi tiết tác giả sử dụng để nói đến nguy cơ hạt nhân đang đe doạ sự sống của con người: các con số, các hình ảnh so sánh, các thông tin…

b. Gợi ý trả lời

Trong một đoạn văn rất ngắn, Mác-két đã đưa ra lời cảnh báo nguy cơ hạt nhân đang rình sập cướp đi sự sống trên hành tinh. Nguy cơ ấy được tác giả chứng minh bằng các con số hết sức thuyết phục: “hơn 50.000 đầu đạn hạt nhân đã bố trí khắp hành tinh, có nghĩa là mỗi người đang ngồi trên một thùng 4 tấn thuốc nổ”. Nguy hiểm hơn là sức huỷ diệt vô cùng kinh khủng của vũ khí hạt nhân. Bởi nếu tất cả số đầu đạn hạt nhân cùng phát nổ thì nó sẽ huỷ diệt tất cả, “không phải là một lần mà là mười hai lần, mọi dấu vết của sự sống trên trái đất, tiêu diệt tất cả các hành tinh đang xoay quanh mặt trời, cộng thêm bốn hành tinh nữa”. Như vậy, sự tàn phá, huỷ diệt của hạt nhân không chỉ giới hạn trong trái đất của chúng ta mà còn bao trùm cả các hành tinh khác của hệ mặt trời. Tác giả đã dùng hình ảnh so sánh hết sức đặc sắc từ một. điển tích trong thần thoại Hi Lạp: “Nguy cơ ghê gớm đó đang đè nặng lên chúng ta như thanh gươm Đa-mô-clét”. Hình ảnh ấy cho chúng ta hình dung cụ thể về nguy cơ luôn rình rập, đe doạ trực tiếp sự sống của hành tinh này. Dẫu biết rằng, có được vũ khí hạt nhân là thành quả vĩ đại của khoa học kĩ thuật, đặc biệt là ngành công nghiệp vũ trụ, nhưng nếu như thành tựu ấy phục vụ cho những mưu toan làm bá chủ thế giới, gây chiến tranh thì đó lại là tội ác tày trời đốì với nhân loại. Vì thế, từ khi ra đời (chỉ trong vòng vài chục năm) nó đã nắm trong tay quyền “quyết định đến vận mệnh thế giới”, nhưng cũng đặt nhân loại trong nguy cơ bị huỷ diệt. Chính vì vậy, tác giả rất có lí khi lên án nguy cơ ấy là “dịch hạch” hạt nhân, vì cái cảnh tận thế đã tiềm tàng ngay trong các bệ phóng cái chết. Bởi khi một đầu đạn hạt nhân, một quả bom nguyên tử được phóng ra nhằm vào một vùng đất nào đó là đồng nghĩa với việc gây ra cái chết cho hàng triệu con ngưòi vô tội, thậm chí còn để lại di chứng cho biết bao thế hệ về sau. Đó thực sự là tội ác dã man cần phải lên án. Thảm hoạ hai quả bom nguyên tử trút xuống hai thành phố lớn của Nhật là Na-ga-sa-ki và Hi-rô-si-ma là những minh chứng hùng hồn mà đến nay thế giới vẫn còn nhắc đến.

Những con số mà Mác-két đưa ra đã nâng cao nhận thức cho mọi ngưòi về nguy cơ chiến tranh và sự huỷ diệt khủng khiếp của vũ khí hạt nhân.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 20)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc đoạn văn từ “Năm 1981,…” đến “xoá nạn mù chữ cho toàn thê giối”. Tác giả đã đề cập đến sự tốn kém của cuộc chạy đua vũ trang ở những phương diện nào: tiền của hay công sức? Tác giả chứng minh bằng những chi tiết nào?…

b. Gơi ý trả lời

Trong một đoạn văn ngắn, tác giả đã đưa ra những con sôd hết sức xác thực, cụ thế minh chứng cho sự tốn kém kinh khủng của cuộc chạy đua vũ trang hết sức vô lí trong suốt nửa sau của thế kỉ XX. Tác giả không đưa ra con số một cách thông thường mà trong phép so sánh vối những nhu cầu thiết yếu của con người. Một kế hoạch để giải quyết những vấn đề cấp bách cho 500 triệu trẻ em nghèo khổ nhất trên thế giới tỏ ra là một giấc mơ không thể thực hiện được vì tốn kém 100 tỉ đô la. Trong khi đó, người ta có thể bỏ ra đúng số. tiền đó đế đầu tư cho “100 máy bay ném bom chiến lược B.1B của Mĩ và cho dưới 7000 tên lửa vượt đại châu“. Chưa dừng lại ở đó, tác giả tiếp tục đưa ra con số so sánh với các lĩnh vực y tế, thực phàm, giáo dục. Một số tiền khổng lồ để chi phí cho một con số nhỏ bé trong ngành công nghiệp hạt nhân (10 chiếc tàu sân bay, 27 tên lửa), nhưng lại đủ để thực hiện chương trình phòng bệnh hay cung cấp thực phẩm cho một tỉ người hay khiêm tôn cũng là 575 triệu người. Thật là một nghịch lí đến phi lí. Bởi sự tốn kém tiền của để tạo ra những vũ khí hạt nhân chỉ để chứng minh sức mạnh quân sự của các cường quốc hay chỉ chiến tranh huỷ diệt lại có thể giải quyết được những nhu cầu cấp bách của hàng tỉ con người trên thế giới. Nếu số tiền khổng lồ đó đầu tư cho dân sinh (y tế, giáo dục), thậm chí cứu mạng sống cho người dân nghèo khổ, đói rét ỏ châu Phi thì sẽ có ý nghĩa lớn biết nhường nào. Nhưng đó chỉ là giả thiết, bởi thực tế cuộc chạy đua vũ trang đó đã diễn ra suốt hơn nửa thế kỉ tiêu tốn số lượng kinh phí khổng lồ. Vì vậy, con số mà tác giả đưa ra như lời nhắc nhở, kêu gọi các quốc gia hãy điều chỉnh lại chi phí cho vũ trang hạt nhân, để những khoản tiền đó được đầu tư vào những công việc có ích hơn, ý nghĩa hơn giúp đỡ các khu vực khó khăn cùng phát triển.

Đoạn văn này cho thấy cách nhìn nhận sâu sắc, toàn diện của nhà văn, nhà hoạt động xã hội lỗi lạc Mác-két. Những con số được tác giả đưa ra trong thế so sánh đầy nghịch lí đã có sức thuyết phục rất lớn. Điều đó đã giúp người đọc hình dung cụ thể sự tiêu tốn tiền của cho cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân vô lí. Nghệ thuật lập luận của Mác-két tỏ ra rất sắc bén, tác động lớn đến tâm lí, tư tưởng của độc giả.

Xem thêm Các phương châm hội thoại phần 2 ngữ

văn lớp 9 tại đây.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 20)

a. Hưởng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn từ “Một nhà tiểu thuyết…” đến “trở lại điểm xuất phát của nó”.

b. Gợi ý trả lời

Nhà văn Mác-két đã nghiêm khắc cảnh báo: “Chạy đua vũ trang là đi ngược lại lí trí của cả con người và tự nhiên Bởi chạy đua vũ trang không chỉ tiêu tốn một số tiền khổng lồ mà còn tiềm ẩn nguy cơ huỷ diệt toàn bộ sự sống của nhân loại. Đe có được một thế giới như ngày hôm nay, cả giới tự nhiên và con người đã phải trải qua một thòi kì dằng dặc đấu tranh, trường tồn và phát triển. Tất cả những gì là tinh tuý nhất đã tồn tại và sinh sôi qua sự đào thải nghiệt ngã của tạo hoá. Lịch sử tới 380 triệu năm hay 180 triệu năm của sinh vật trong tự nhiên, trên dưới 40 triệu năm của con người cũng trở nên vô nghĩa trước sức huỷ diệt của một thứ vũ khí mới chỉ có trên dưới 50 năm. Bởi vì chỉ cần bấm một cái là sẽ đưa cả quá trình vĩ đại và tốn kém đó của hàng bao nhiêu triệu năm, trở lại điểm xuất phát của nó

không chỉ có con người mà toàn bộ sự sông trên trái đất. Vì vậy, có thể nói lời cảnh báo của Mác-két hết sức có lí và xác đáng. Đó là nhận xét được rút ra trên cơ sở của những phân tích, lập luận rất lôgíc, chặt chẽ từ những con số cụ thể, chân thực. Tác giả đã sử dụng lập luận tương phản về thòi gian: quá trình hình thành sự sống và nền văn minh nhân loại trải qua hàng triệu triệu năm, còn sự huỷ diệt trái đất lại chỉ diễn ra trong nháy mắt, chỉ cần “bấm nút một cái” thì tất cả chỉ còn là tro bụi. Bằng những dẫn chứng cụ thể, đầy sức thuyết phục, Mác-két đã chỉ ra cho toàn nhân loại thấy rõ hiểm hoạ của vũ khí hạt nhân, chạy đua vũ trang khủng khiếp đến như thế nào! Trong nhiều năm, nhân loại đã phải chứng kiến những thảm hoạ khủng khiếp do vũ khí hạt nhân gây nên cho nhiều quốc gia, nhiều khu vực, càng ngẫm càng thấy những lòi cảnh báo của nhà văn là hết sức chí lí và có ý nghĩa nhân sinh quốc tế sâu sắc.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 20)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Dựa trên phần trả lời những câu hỏi trên để nắm được hệ thống luận điểm, luận cứ và các lập luận của tác giả. Nội dung chính được trình bày trong văn bản này là gì? Sự liên hệ giữa tiêu đề của bài văn với nội dung được triển khai có phù hợp không?

b. Gợi ý trả lời

Đấu tranh cho một thế giới hoà bình chính là luận điểm của toàn bộ bài viết. Luận điểm đó đã được chứng minh bằng một loạt luận cứ được sắp xếp theo một trình tự chặt chẽ, lôgíc. Bằng những con số, thông tin cụ thể, xác thực, với nghệ thuật so sánh, tương phản độc đáo, Mác-két đã chỉ ra nguy cơ của chiến tranh hạt nhân đang đe doạ toàn thể loài người và cướp đi sự sông trên trái đất. Cuộc chạy đua vũ trang vồ cùng tốn kém đã cướp đi của thế giới điều kiện để phát triển, để loại trừ nạn đói, nạn thất học và khắc phục nhiều bệnh tật cho hàng trăm triệu con người. Với những phân tích đó, tác giả đã đưa ra thông điệp cho mọi người hãy cùng đoàn kết chống lại cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân, hãy tham gia vào bản đồng ca của những người đòi hỏi một thế giới không có vũ khí hạt nhân và một cuộc sống hoà bình, cồng bằng. Vì thế, đặt tiêu đề cho bài viết này là Đấu tranh cho một thế giới hoà bình là hợp lí và có tính thuyết phục cao.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận