Đất Cà Mau – tuần 9 – tiếng việt 5

Đang tải...

Đất Cà Mau tiếng việt 5

I. LUYỆN ĐỌC

1. Đọc diễn cảm bài đọc

2. Lưu ý phát âm:

Nhận diện và phát âm rõ các từ:

ch / tr: chiều, chạy, chông, chòm, chân, chim, truyền, trong, tròi;

s / x: sớm, sang, sống, sông, san sát, sa, sấu,  xốp, xanh, xem;

l / n: lẻ, leo, lưu, lòng, lực, lắm, nọ, nung, này, nền, nộ, nắng;

r / d / gi: rồi, rạn, rặng, rễ, rắn, rì, rình, dông, dài, dung, dọc, gin, giàu;

– phũ, phá, phập phều, quây quần, Tổ quốc…

II. TÌM HIỂU BÀI

1. Giới thiệu chung.

Mai Văn Tạo quê ở tỉnh An Giang, là nhà văn khá nổi tiếng với các tác phẩm viết về thiên nhiên và con người miền Nam. Tác phẩm của ông cho thấy con mắt quan sát tinh tế, một sự hiểu biết sâu sắc và một tình yêu thiên nhiên, con người Nam Bộ.

2. Nội dung chính.

Bài văn Đất Cà Mau là những trang văn miêu tả sinh động về thiên nhiên khắc nghiệt của Cà Mau – mảnh đất cực Nam của Tổ quốc. Thiên nhiên khắc nghiệt ấy đã hun đúc tính cách kiên cường, dũng cảm của con người Cà Mau.

Thiên nhiên ở Cà Mau khắc nghiệt, biểu hiện ở các cơn mưa dông, các vùng đất xốp, khó trồng trọt. Mưa ở Cà Mau rất khác thường: những cơn mưa dông rất đột ngột, dữ dội. Vào tháng ba, tháng tư sớm nắng chiều mưa. Đang nắng, mưa đổ ngay xuống. Mưa rất phũ, trong mưa thường có dông.

Cà Mau đất xốp, lắm gió dông, cây đứng lẻ khó chống nối những cơn thịnh nộ của đất trời nên cây bình bát, cây bần cũng phải quầy quần thành rặng, rễ dài cắm sâu vào đất. Do mảnh đất phập phều và lắm gió dông như thế, người Cà Mau phải dựng nhà cửa dọc theo bờ kênh, dưới hàng đước. Từ nhà nọ sang nhà kia phải leo trên cầu bằng đước.

Thiên nhiên khắc nghiệt: dưới sông “sấu cản mũi thuyền”, trên cạn “hổ rình xem hát”, những người Cà Mau đã tìm cách sống chung và chinh phục mảnh đất khắc nghiệt bằng tính cách kiên cường, chịu thương, chịu khó. Người Cà Mau thông minh và giàu nghị lực, có tinh thần thượng võ. Họ thích kể, thích nghe huyền thoại về người vật hổ, bắt cá sấu, bắt rắn hổ mây.

Bài văn trên có ba đoạn. Có thể đặt tên cho đoạn 1 là Mưa dông đất Cà Mau; đoạn 2 là Cây cối và nhà cửa Cà Mau; đoạn 3 là Con người Cà Mau.

3. Liên hệ bài đọc, mở rộng kiến thức

Cà Mau là vùng đất cực nam của Tổ quốc, một nơi thiên nhiên khắc nghiệt nhưng con ngưòi dũng cảm và anh hùng. Bức thư dưới đây kể chuyện về con người vùng đất Cà Mau anh dũng và kiên cường trong kháng chiến.

Bức thư Cà Mau

Anh Tuân à! Ở mũi Cà Mau, ngày nào cũng có máu chan hòa vào các lòng kinh nước mặn, ngày nào cũng có đạn rốc-két nổ phụp xuống rừng đước… Cuộc chiến đấu ở mũi đất xa xôi này được cái nó trẻ trung, nó tươi đầy, với giặc thì căm thù sốc tới, với ta thì yêu thương trìu mến. Và vì khát vọng cuộc sống như ở ngoài Bắc nên con người ta dám chết. Hàng ngày, Cà Mau ngấn lên bùn đất và trong cơn máu đổ. Vậy mà Cà Mau vẫn xanh rờn màu mạ cấy, vẫn sáng loáng những đống lúa vun cao, vẫn đầy khẳm xuồng tôm, xuồng cá.

Tính tới năm 1963 này, người dân Cà Mau đã trải qua ngót hai mươi năm đánh giặc rồi anh Tuân ạ. Nếu không có thằng Mỹ thì cuộc đời đã vui tươi sung túc bằng mấy. Nhưng từ nay, bước vào cuộc kháng chiến gian khổ lâu dài, dân Cà Mau vẫn lạc quan theo đuổi đến cùng. Ngày ngày, những cơn gió bão lớn nhất thổi hắt vào mặt họ, nhưng tay cầm tay, họ đứng vững chắc trên đất hệt như cây đước, ở Cà Mau đã lâu, tôi chưa hề gặp một cây đước nào bị dông gió thổi bật, cho dù là một trận dông lớn nhất, sức gió cũng không thể nhổ bật được hàng trăm rễ đước cắm sâu xuống lòng đất. Vả chăng có cây đước nào đứng riêng lẻ đâu? Nó đứng cạnh nhau, che chở cho nhau. Chỗ đứng đầu sóng ngọn gió sinh ra loại cây khả dĩ chống chọi được sóng gió. Con người sinh ra ở đây cũng vậy. Theo tôi, họ là những người Việt Nam thống khổ nhất, bị áp bức giai cấp mà vẫn riết cái chỗ hết đất hết trời…

Theo Anh Đức

Xem thêm LTVC vốn từ Thiên nhiên tuần 9

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận