Đáp án chuyên đề Dấu câu – Ngữ Văn 7 nâng cao

Đang tải...

CÁC PHÉP TU TỪ

III – ĐÁP ÁN – GỢI Ý

          1. Dựa vào các tác dụng của dấu chấm lửng để xác định công dụng cho các dấu chấm lửng có trong các phần trích.

          a) -Eo ! Mẹ ơi !… (biểu thị phần ý không được diễn đạt bằng lời, sự ngắt quãng trong lời nói)

          Thật… không có thế cứ cổ con mà chặt. (biểu thị sự ngắt quãng trang lời nói)

          b) Biểu thị sự kéo dài của âm thanh.

          c) Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói.

          d) Biểu thị tâm lí chờ đợi.

          đ) Biểu thị sự liệt kê chưa hết.

          e) Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói, tạo tâm lí đe doạ.

          g) Biểu thị sự liệt kê chưa hết.

          h) Biểu thị sự ngắt quãng trong lời nói, khoảng cách của những suy nghĩ.

          i) Biểu thị sự lược bỏ trong trích dẫn.

          2. Dựa vào các tác dụng của dấu chấm phẩy để xác định tác dụng của dấu chấm phẩy trong các câu đã cho.

          a) Đánh dấu ranh giới của các yếu tố liệt kê có cấu tạo phức tạp.

          b) Đánh dấu ranh giới của vế câu có quan hệ bổ sung, giải thích lẫn nhau.

          c) Đánh dấu ranh giói của các vế câu cấu tạo phức tạp.

          3. Xác định các ý lớn hoặc các nhóm ý lớn. Dấu phẩy giữa các ý lớn cần được thay bằng dấu chấm phẩy. Cụ thể :

          a) … cỏ ngập đến tận bụng; rồi vừa chớm gió heo may đầu thu…

          b) … vẻ dữ tợn ; đằng sau chúng … chạy quẩn dưới chân ; những con la … nhịp bước đi; rồi đến …

          4. Dấu gạch nối dùng để nối các tiếng trong một từ, thường là từ phiên âm của tiếng nước ngoài. Tìm các từ phiên âm trong các câu, trong các từ đó có dấu gạch nối. Cụ thể, các trường hợp dùng dấu gạch nối được in đậm dưới đây, còn lại là các dấu gạch ngang.

          5. Dựa vào các tác dụng của dấu gạch ngang để trả lời, Cụ thể :

          a) Dấu gạch ngang đánh dấu các yếu tố liệt kê.

          b) Dấu gạch ngang đánh dấu lời nói trực tiếp.

          c) Dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích.

          d) Dấu gạch ngang đánh dấu lời nói trực tiếp và bộ phận chú thích.

          đ) Dấu gạch ngang đánh dấu sự liên danh giữa các tên riêng.

          6. Dấu gạch ngang trong câu in đậm có tác dụng thể hiện cách phát âm dằn giọng, nhấn vào từng tiếng một gắn với sự bực tức, thái độ kiên quyết của người nói.

          7. Dấu gạch nối trong câu in đậm có tác dụng biểu thị sự kéo dài khi nói. Tham khảo câu tiếp theo trong đoạn trích :

          Tiếng vâng tự dưng buột ra nhưng còn ngập ngừng, như bị gẫy đôi.

 

 
 
 
 
 
 
 
 

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận