Đáp án Bài 5 – Khối lượng. Đo khối lượng – Bài tập Vật lý 6

Đang tải...

Đề bài Bài 5 – Khối lượng. Đo khối lượng

5.15. Khối lượng của 1 gói kẹo: 100g; khối lượng của 1 gói sữa bột: 250g.

5.16*.

– Lần cân thứ nhất: Đặt lên mỗi đĩa cân 3 viên bi. Đĩa cân nặng hơn là đĩa cân có chứa viên bi chì.

– Lần cân thứ hai : Lấy 2 trong 3 viên bi ở đĩa cân nặng hơn rồi đặt lên mỗi đĩa cân 1 viên bi này. Có thể xảy ra hai trường hợp sau:

+ Cân thăng bằng : 2 viên bi nặng bằng nhau và đều là bi sắt. Viên bi còn lại chưa đặt lên đĩa cân là viên bi chì.

+ Cân không thăng bằng : đĩa cân nặng hơn chứa viên bi chì.

5.17*. Lần cân thứ nhất cho :

Đáp án bài 5 Khối lượng, đo khối lượng

Lần cân thứ hai cho :

Đáp án bài 5 Khối lượng, đo khối lượng

Trong phương trình (1), mn là khối lượng của nước chứa trong bình tới vạch đánh dấu, mb là khối lượng bình, mv là khối lượng vật; trong phương trình (2), mn‘ là khối lượng của phần nước bị vật chiếm chỗ.

Từ (1) và (2) suy ra :            

Đáp án bài 5 Khối lượng, đo khối lượng

Vì 1g nước nguyên chất có thể tích là 1cm3, nên số đo khối lượng mn. theo đơn vị g là số đo thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ theo đơn vị cm3. Thể tích của phần nước bị vật chiếm chỗ chính là thể tích của vật. Do đó thể tích của vật tính ra cm3 có độ lớn bằng (m2 – m1).

Cách xác định thể tích như trên chính xác hơn cách xác định bằng bình chia độ vì, đo khối lượng bằng cân Rô-béc-van chính xác hơn đo thể tích bằng bình chia độ do:

+ GHĐ của cân Rô-béc-vạn nhỏ hơn GHĐ của bình chia độ rất nhiều (ví dụ, GHĐ của cân Rô-béc-van có đòn cân phụ dùng trong nhà trường là 0,2g, tương ứng với 0,2cm3; trong khi GHĐ của bình chia độ dùng trong nhà trữờng thường là 2cm3).

+ Cách đọc mực nước ở bình chia độ khó chính xác hơn cách theo dõi kim của cân ở vị trí cân bằng. Mặt khác, cách cân hai lần như trên loại trừ được những sai số do cân cấu tạo không được tốt, chẳng hạn hai phần của đòn cân không thật bằng nhau về chiều dài cũng như khối lượng.

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận