Dạng bài kể chuyện đời thường – Tập làm văn 6

Đang tải...

Dạng bài kể chuyện đời thường

DẠNG BÀI KỂ CHUYỆN ĐỜI THƯỜNG

 I – MỘT SỐ ĐỀ BÀI

1. Em hãy kể về gia đình của mình.

2. Kể về một ngày chủ nhật đầy niềm vui của em.

3. Kể câu chuyện lần đầu em được đi chơi xa.

4. Em đã từng làm được những việc tốt. Hãy kể lại một việc tốt mà em đã làm cho gia đình hoặc bạn bè.

5. Kể chuyện một lần em mắc lỗi (bỏ học, nói dối, không làm bài).

6. Kể về một thầy (cô giáo) mà em quý mến.

7. Kể một kỉ niệm hồi ấu thơ mà em nhớ mãi.

8. Kể về một tấm gương tốt trong học tập hay trong  việc giúp đỡ bạn bè  mà em biết.

9. Kể lại một chuyến đi về quê.

10. Kể về một kỉ niệm đáng nhớ (được khen, bị chê, gặp may, gặp rủi, bị hiểu lầm,…)

11. Kể một chuyện vui trong sinh hoạt (như nhận lầm, nhát gan,.. .)•

12. Kể về một người bạn mới quen của em.

13. Kể về những đổi mới ở quê em.

14. Kể về một người thân của em.

15. Kể lại một chuyện cảm động xảy ra tại nơi em ở.

II – MỘT SỐ DÀN BÀI

Đề 1: Kể câu chuyện lần đầu tiên em được đi chơi xa.

1. Mục đích, yêu cầu

Chuyện được kể cổ thật trong cuộc sống. Các em chú ý yêu cầu của đề : kể lần đầu tiên được đi chơi xa. Cái lần đầu tiên ấy chắc sẽ khiến em có nhiều ấn tượng và nhớ mãi. Còn “xa” là khoảng cách từ nhà em đến nơi được đi chơi. Khoảng cách này tuỳ thuộc chuyên đi, tuý thuộc hoàn cảnh đi chứ không chỉ là độ dài không gian.

Kể loại truyện này cũng chính là tường thuật một chuyên đi, vì vậy bố cục sẽ theo mạch thời gian diễn ra sự việc từ bắt đầu đến kết thúc. Khi kể, các em cần miêu tả người, cảnh cho câu chuyện thêm sinh động.

2. Dàn bài

Mờ bài:

Lí do của chuyến đi chơi xa và nơi sẽ đến.

Chuẩn bị cho chuyến đi và lên đường.

Thân bài:

Cảnh dọc đường đi.

Phong cảnh, những nét đặc biệt.

Tâm trạng của em và thái độ mọi người trên xe.

Đến nơi.

Hoạt động thứ nhất.

Kể những hoạt động nổi bật, thú vị tiếp theo (chú ý : chọn kể nhiều dạng hoạt động khác nhau cho phong phú ; nên sắp xếp thứ tự kể theo thời gian. Mỗi hoạt động kể trong một đoạn văn có kết hợp kể với miêu tả cảnh vật, hoạt động,…).

Kết thúc chuyến đi

Chuẩn bị trở về.

Cảnh vật, tâm trạng, hoạt động trên đường về.

Kết bài:

Suy nghĩ về chuyên đi.

Mong ước.

Đề 2 : Kể về một người bạn thân của em.

1. Mục đích, yêu cầu

Đề bài thuộc dạng kể người thật, việc thật nên khi kể cần chọn được những chi tiết gợi sự chân thực mà kể. Có thể kể vài ba mẩu chuyện về bạn để làm nổi bật chủ đề của câu chuyện.

Là bạn thân của em nên khi kể về bạn, em nhớ chọn kể mẩu chuyên cảm động về tình bạn của hai người.

Bố cục bài vẫn gồm ba phần. Em có thể kể theo ngôi thứ ba, trong khi kể có kèm những lời bình luận, nhận xét của mình. Hoặc cũng có thể đứng ngôi thứ nhất để kể về bạn.

2. Dàn bài

Mở bài :

Giới thiệu người bạn thân của em.

Mối quan hệ hiện này giữa em với bạn.

Thân bài :

Kể chuyện gặp gỡ và kết bạn.

Hoàn cảnh gặp gỡ.

Chuyện làm quen, kết thân.

Kể một mẩu chuyện về tình cảm của bạn đối với em.

Kể một mẩu chuyện về bạn với các bạn khác hoặc với thầy cô giáo.

Kể một mẩu chuyện về bạn với cha mẹ.

Kết bài:

Tình cảm của em đối với bạn.

Những mong ước về tình bạn.

Đề 3 : Kể chuyện một lần em mắc lỗi.

1. Mục đích, yêu cầu

Đề bài yêu cầu kể về một lần em mắc lỗi, nghĩa là kể chuyện người thật việc thật. Do đó, các em nên chọn những chuyện có tính chân thực mà kể.

Lỗi mà mình mắc phải có thể là những lỗi nhỏ trong đời sống thường ngày như : không học bài, không nghe lời cha mẹ, nói dối,… hoặc những lỗi lớn hơn, gây ảnh hưởng không tốt với người khác như cãi nhau, đánh bạn,… khiến bạn bị đau… Những lỗi ấy, dù lớn hay nhỏ cũng để lại cho em bài học nhớ mãi.

Kể chuyện cần chú ý miêu tả nhân vật. Kể chuyện mắc lỗi em cũng cần miêu tả diện mạo, hành động, tâm trạng nhân vật cho sinh động, phù hợp với tính cách nhân vật.

Em có thể kể câu chuyện theo cách kể xuôi hoặc kể ngược theo lối hồi tưởng.

2. Dàn bài

Mở bài :

Giới thiệu câu chuyện và hoàn cảnh xảy ra câu chuyện.

Thân bài :

Sự việc nguyên nhân xảy ra câu chuyện.

Sự việc diễn biến câu chuyện.

Sự việc kết thúc câu chuyện.

Kết bài :

Những suy nghĩ, bài học khi nhớ lại câu chuyện.

Xem thêm 

Tóm tắt truyện “Buổi học cuối cùng”

Kể lại một cách ngắn gọn, mạch lạc truyện cổ tích “Thạch Sanh”

Đang tải...

Related Posts

loading...

2 Comments

  1. lê thị thanh thảo says:

    Trong gia đình, người mà em yêu quý nhất đó là bà của em. Bà là người gần gũi với em, chăm lo cho em từ thuở em mới lọt lòng. Bà ru em bằng những lời ru êm dịu.

    Bà em năm nay đã già rồi, mái tóc đã bạc phơ vì bươn chải với thời gian. Khuôn mặt đầy đặn, đẹp lão. Vầng trán cao đã có nhiều nếp nhăn. Em nghĩ rằng, mỗi nếp nhăn trên gương mặt bà là một chuỗi ngày dài vất vả. Đôi mắt bà không còn tinh anh nữa nhưng đôi mắt ấy thật dịu hiền khó tả. Đôi mắt đầy yêu thương, trìu mến.

    Tuy lưng hơi còng nhưng bà đi lại rất nhanh nhẹn. Đáng chú ý nhất là đôi tay khéo léo của bà. Đôi bàn tay ấy đã chai sần, những ngón tay gầy gầy, xương xương nhưng bà làm biết bao nhiêu là việc. Bà rất thích lao động, ít nghỉ ngơi. Bà thích làm bánh, nấu ăn, dọn dẹp đồ dùng gọn gàng, ngăn nắp.

    Những ngày thơ ấu, em được sống trong tình yêu bao la của bà. Bà bao giờ cũng yêu quý và chăm sóc em. Bằng những câu ca dao ru hò êm ái, những câu chuyện cổ tích li kì, bà đã đưa em vào giấc ngủ say nồng. Bà yêu thương tất cả mọi người, hay giúp đỡ người nghèo khó. Bà mong em học giỏi, thành tài. Bà dạy em những điều hay, lẽ phải. Bà nhắc nhở em phải biết đạo lí, kính trên nhường dưới, vâng lời thầy cô giáo, hòa nhã với bạn bè. Bà thường lấy những câu chuyện đời thường thể hiên điều nhân nghĩa để giáo dục em.

    Tấm lòng nhân hậu của bà đã làm tâm hồn em thêm phong phú, đã truyền thêm sức mạnh cho em để vững bước đi lên. Gia đình em ai cũng thích bà, làm theo điều mong muôn của bà. Em vẫn thường tha thẩn theo bà, lúc quét nhà, khi nhặt rau, múc nước giúp bà. Em thầm mong sao cho bà em đừng già thêm nữa.

Bình luận