Đặc điểm của thơ năm chữ – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

Đang tải...

Nhằm củng cố, mở rộng, bổ sung thêm kiến thức cho các em học sinh, Hoc360.net sưu tầm gửi tới các em Đặc điểm của thơ năm chữ – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6. Chúc các em học tốt!

Đặc điểm của thơ năm chữ

Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6

I- ĐẶC ĐIỂM CỦA THƠ NĂM CHỮ

Thơ năm chữ là thể thơ mỗi dòng gồm năm tiếng. Trong văn học dân gian thì gọi là thể vãn năm (mỗi câu năm âm tiết). Còn trong văn học bác học thì gọi đây là thơ ngũ ngôn. Như vậy có thể khẳng định thể thơ năm chữ cũng xuất hiện từ xa xưa và được lưu hành nhiều trong văn học ‘dân gian cũng như trong văn học bác học. ở văn học dân gian, nhiều nhất là thể hát dặm Nghệ – Tĩnh :

Kể trong nhà đói khổ Trời giá rét căm căm Nơi ướt để mẹ nằm Nơi khô xê con lại Chỗ khô bồng con lại…,

Còn trong văn học bác học thì thể thơ năm chữ (ngũ ngôn) được dùng nhiều hơn thể thơ bốn chữ. Đặc biệt là ở thơ chữ Hán. Chẳng hạn như bài Tăng thử (Ghét chuột) của Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sở kiến hành (Những điều trông thấy) của Nguyễn Du,… Cho đến nay, thể thơ năm chữ vẫn được các nhà thơ hiện đại sử dụng.

Xét về nội dung, thể thơ năm chữ cũng giống như thể thơ bốn chữ, tức là cũng kể chuyện kể việc, kể người. Nhưng nếu như thể thơ bốn chữ thường đề cập tới những đề tài đơn giản, phù hợp với tâm lí ưẻ em thì thể thơ năm chữ có nội dung phản ánh phong phú và lớn lao hơn. Có những bài thơ phản ánh những vấn đề xã hội sâu sắc như : tố cáo tội ác của bọn quan lại, tố cáo những bất công vô lí trong xã hội cũ (Ghét chuột – Nguyễn Bỉnh Khiêm ; Những điều trông thấy – Nguyễn Du). Lại có những bài thơ thể hiện nỗi niềm tâm sự của các tác giả trước cuộc đời (Ông đồ – Vũ Đình Liên ; Tiêng thu – Lưu Trọng Lư). Trong văn học hiện đại sau Cách mạng tháng Tám, thể thơ năm chữ còn đề cập đến nhiều nội dung khác nữa như : ca ngợi lãnh tụ (Đêm nay Bác không ngủ – Minh Huệ) ; ca ngợi anh bộ đội Cụ Hồ (Cá nước – Tố Hữu) ; miêu tả thiên nhiên (Mầm non – Võ Quảng) ; ca ngợi tình cảm gia đình (Thăm lúa – Hoàng Trung Thông ; Lời ru của mẹ – Xuân Quỳnh).

Xét về hình thức, thể thơ năm chữ cũng phong phú hơn thể thơ bốn chữ. Cách ngắt nhịp của thể thơ năm chữ thường là 3/2, hoặc 2/3 :

Anh đội viên / nhìn Bác

Càng nhìn / lại càng thương

Người Cha / mái tóc bạc

Đốt lửa / cho anh nằm…

(Minh Huệ – Đêm nay Bác không ngủ)

Tất nhiên cũng có những trường hợp đan xen thêm một số cách ngắt nhịp khác như 1/2/2 ; 1/4…

Mầm non / mắt lim dim

Cố nhìn / qua kẽ lá T

hấy / mây bay / hối hả

Thấy / lất phất / mưa phùn

Rào rào / trận lá tuôn

Rải vàng / đầy mặt đất

Rừng cây / trông thưa thớt

Như / chỉ cội / với cành.

(Võ Quảng – Mầm non)

Còn vần được gieo ở thể thơ năm chữ thường là vần chân (có thể là vần liền hoặc vần cách). Vần thơ thay đổi, không nhất thiết là vần liên tiếp, số câu cũng không hạn định. Bài thơ thường được chia khổ, mỗi khổ bốn câu, nhưng cũng có khi hai câu hoặc sáu câu. Một số trường hợp không chia khổ.

Với những đặc điểm trên thì thơ năm chữ có thể được viết theo hai phương thức : Phương thức tự sự (kể chuyện) và phương thức trữ tình (bộc lộ tình cảm). Có thể phản ánh những nội dung đơn giản (thơ viết cho thiếu nhi) hoặc những nội dung lớn lao sâu sắc (đề cập tới những vấn đề có tính xã hội).

Tải xuống

Xem thêm: Một số lưu ý khi tập làm thơ bốn chữ và năm chữ – Kiến thức, bài tập nâng cao Ngữ Văn 6 tại đây. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận