Giúp em học tốt Ngữ văn 7 – Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lí Bạch)

Đang tải...

 Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh (Lí Bạch) – Văn 7 

Về tác giả Lí Bạch xem trong bài “Xa ngắm thác núi Lư” 

Lí Bạch sớm rời xa quê hương nên chủ đề nhớ quê hương là cảm hứng chủ đạo trong thơ ông. Bài thơ “Tĩnh dạ tứ” thể hiện một cách nhẹ nhàng mà thấm thìa tình quê của một người yêu quê hương phải sông xa quê trong một đêm trăng thanh tĩnh.

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU VÀ TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK

1. Câu hỏi 1 SGK, trang 124

а. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc hai câu đầu của bài thơ và phần dịch nghĩa để hiểu được nội dung của câu thơ. Thực tế câu thơ có tả cảnh không và nếu có cảnh vật được miêu tả như thế nào? Đằng sau khung cảnh thiên nhiên liệu có suy tư, có cảm nghĩ của con người hay không? Hãy chú ý đến những từ có liên quan đến hành động, tâm trạng của con người: “ngỡ”…

b) Gợi ý trả lời

Thực tế hai câu thơ đầu tả cảnh một đêm trăng:

 

Sàng tiền minh nguyệt quang,

Nghi thị địa thượng sương.

(Đầu giường ánh trăng rọi,

Ngỡ mặt đất phủ sương.)

Không gian như mở ra mênh mông, tràn đầy ánh trăng, trăng chiếu rọi vào đầu giường. Quả là một đêm thanh tĩnh, không một tiếng gió, không một tiếng côn trùng. Ngưòi đọc như đang chìm đắm vào không gian tĩnh lặng của một đêm trăng, và như bồng bềnh trong sương khói “phủ đầy mặt đất”. Nhưng hình như có sự nhầm lẫn nào chăng khi ta đọc lại câu thơ, thì ra làn sương ấy chỉ là ảo giác tạo ra từ cái nhìn của thi nhân. Trong không gian tĩnh lặng đến khôn cùng, chỉ có ánh sáng tràn trề của trăng cũng đủ làm thi nhân tỉnh giấc.

Và trong giây phút chập chờn ấy, tác giả đã “ngỡ là sương trên mặt đất”. Với động từ “ngỡ” đầy xúc cảm ấy cũng đủ thấy tâm trạng ngỡ ngàng, sự đắm chìm của thi nhân trong không gian thơ mộng, huyền ảo và lung linh ấy. Chỉ qua một từ mà câu thơ đã chan chứa cảm xúc, tâm trạng rồi.

Như vậy, trong hai câu thơ có tả cảnh, song vẫn chan chứa tình. Trong một bài thơ, thậm chí một câu thơ đem tách bạch chỗ nào chỉ tả cảnh, chỗ nào chỉ tả tình là hoàn toàn không đúng, cảnh ở đây đã được tả qua tâm trạng, qua con mắt của thi nhân, câu thơ đã nhuốm màu tâm trạng. Thơ là thế, hàm súc, cô đọng, tình ẩn trong cảnh, cảnh hiện lên qua con mắt, tâm hồn của thi nhân.

2. Câu hỏi 2 SGK, trang 124

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại toàn bộ bài thơ và phần dịch nghĩa để hiểu từ và nội dung của cả bài. Chú ý hai câu cuối có những từ nào có nghĩa đối nhau. Hãy liệt kê những từ đó và chú ý đến nghĩa biểu cảm của chúng. Đằng sau ngôn từ đó, nhà thơ muốn thể hiện tâm trạng gì?

b) Gợi ý trả lời

Hai câu cuối trong bài thơ được cấu trúc theo phép đối rất cân xứng.

 

Cử đầu vọng minh nguyệt,

Đê đầu tư cố hương.

(Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,

Cúi đầu nhớ. cố hương.)

Các cặp đối trong câu 3 và 4 đều cùng từ loại và đối nhau về ý nghĩa: cử – đê (ngẩng – cúi) cùng là động từ; đầu – đầu cùng là danh từ; vọng – tư (nhìn – nhớ) cùng là động từ và minh nguyệt – cô’hương (trăng sáng – quê củ) cùng là danh từ. Qua đó có thể hiểu khái lược về phép đối. Phép đối là sự đòi hỏi của từ ngữ, hình ảnh của hai câu phải cùng một từ loại (cùng chức năng cú pháp) nhưng lại trái ngược (hay đối lập) về nghĩa.

Việc sử dụng phép đối khiến người đọc có thể nhìn thấy những hành động đa dạng của nhân vật: vừa nhìn lên, hướng ngoại vừa nhìn vào trong lòng, hướng nội. Hai tư thế mang nặng hai tâm trạng: sự trống vắng giữa đêm trăng quá yên tĩnh và nỗi nhớ nhà, nhớ quê. 

Hai hình ảnh “trăng sáng” và “cố hương” đi sóng đôi bên nhau biểu hiện một tâm hồn giàu tình yêu thiên nhiên, đa cảm và nặng lòng với quê hương. Chỉ hai động tác mà chuyển từ ngắm trăng sang nhớ quê, một sự diễn biến tâm trạng mau lẹ nhưng hợp lí. Nhìn trăng mà nhớ quê là một cách nói cổ điển và phổ biến trong thơ ca, nhưng nhờ phép đốì mà câu thơ trở nên sinh động, mới mẻ.

3. Câu hỏi 3 SGK, trang 124

a) Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lại đoạn thơ và chú ý đến những từ chỉ hành động của nhân vật trữ tình khi độì diện với đêm trăng sáng, cảnh vật tĩnh lặng. Những từ đó có tác dụng liên kết, làm cho bài thơ liền mạch về ngữ pháp hay về ý nghĩa không?

b) Gợi ý trả lời

Bài thơ không chỉ tả cảnh mà còn gợi lên hình ảnh nhân vật trữ tình với nỗi niềm nhớ quê da diết. Chỉ xuất hiện trong không gian bao la, thanh tĩnh, tràn ngập ánh trăng với một vài cử chỉ: “nghi”, ”cử’, “để”, “tứ”, nhưng dấu ấn tâm trạng, suy tư của nhà thơ hiện lên rất rõ. Những từ đó được tác giả thể hiện rất thành công để liên kết, làm cho dòng cảm xúc thống nhất, liền mạch. Do thấy ánh trăng sáng soi rọi vào đầu giường mà nhà thơ ngỡ ngàng tưởng là sương bao phủ mặt đất. Vì vậy, thi nhân muốn ngắm trăng, muốn thưởng ngoạn nên ngước mắt nhìn trời. Nhưng khi đối diện với trăng thì bỗng tình cảm trong lòng trào dâng, thi nhân đối diện với chính lòng mình thấy hiển hiện một nỗi nhớ nhà, nhớ quê da diết. Ta từng biết, Lí Bạch quê ở Ba Thục, thuở nhỏ thường lên núi Nga Mi để ngắm trăng và múa kiếm. Lớn lên ông mang theo bầu rượu, túi thơ và thanh kiếm đi chu du khắp chân trời góc bể, làm bạn với gió trăng và kết tình bạn Hữu. Vì thế ánh trăng sáng vằng vặc chính là ánh trăng gợi nhớ, gợi sầu, làm sống dậy tình quê đằm thắm.

Có thể nói Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh là một bài thơ trăng tuyệt bút. Lí Bạch rất tinh tế khi lấy ngoại cảnh “ánh trăng” miền đất lạ để biểu hiện tâm tình, nỗi buồn nhớ cố hương của mình.

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận