Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay và tổng kết lịch sử thế giới từ sau 1945 đến nay – Ôn thi vào 10 môn Lịch Sử

Đang tải...

Ôn thi vào 10 môn Lịch Sử

A. LỊCH SỬ THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Chủ đề 5

CUỘC CÁCH MẠNG KHOA HỌC – KĨ THUẬT TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

VÀ TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY

I. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

1. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ năm 1945 đến nay

a) Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học – kĩ thuật

– Nguồn gốc: Do nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người.

– Thời gian: Từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay.

– Thành tựu: Đạt thành tựu trên tất cả các lĩnh vực, gồm:

+ Khoa học cơ bản: Các ngành Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học có nhiều phát minh lớn mà con người có thể ứng dụng trực tiếp vào cuộc sống, điển hình bằng việc tạo ra cừu Đô-li, hoàn chỉnh bản đồ gen người…

+ Công cụ sản xuất mới ra đời, đặc biệt máy tính điện tử được đánh giá là một trong những thành tựu kĩ thuật quan trọng nhất của thế kỉ XX.

+ Những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú và vô tận.

+ Những vật liệu mói thay thế dần vật liệu tự nhiên đang ngày càng cạn kiệt trong đó chất pô-li-me đang giữ vị trí quan trọng hàng đầu.

+ Cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp khắc phục được tình trạng thiếu lương thực, đói ăn kéo dài.

+ Giao thông vận tải và thông tin liên lạc có nhiều phát minh quan trọng.

+ Lĩnh vực chinh phục vũ trụ có những bước tiến phi thường.

b) Ý nghĩa và tác động của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật

– Ý nghĩa: Là một cột mốc chói lọi trong lịch sử tiến hóa văn minh của loài người, thay đổi to lớn cuộc sống của con người.

– Tác động:

+ Tích cực: Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật đã tác động tới tăng năng suất lao động, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của con người, cơ cấu dân cư lao động có sự thay đổi lớn.

+ Tiêu cực: Cuộc cách mạng để lại những hậu quả tiêu cực như chiến tranh, ô nhiễm môi trường….(chủ yếu do chính con người tạo nên).

2. Tổng kết Lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay

– Từ sau năm 1945 đến nay Lịch sử thế giới có 5 nội dung cơ bản bao gồm:

+ Sự hình thành hệ thống xã hội chủ nghĩa sau chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, đến những năm 90 của thế kỉ XX chủ nghĩa xã hội đã sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu.

+ Phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh. Các quốc gia đạt nhiều thành tựu sau khi giành độc lập.

+ Các nước tư bản chủ nghĩa khôi phục và phát triển kinh tế đạt nhiều thành tựu sau chiến tranh thế giới thứ hai.

+ Sau năm 1945, trật tự hai cực I-an-ta được hình thành. Tuy nhiên, từ sau “chiến tranh lạnh”chấm dứt thế giới chuyển dần sang xu thế hòa hoãn và đối thoại.

+ Cách mạng khoa học – kĩ thuật được bắt đầu từ giữa những năm 40 của thế kỉ XX đến nay đạt nhiều tựu kì diệu.

– Các xu thế phát triển của thế giới ngày nay:

+ từ năm 1945 đến năm 1991 thế giới phân thành hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa.

+ Sau “chiến tranh lạnh” một trật tự thế giới mới đang dần hình thành theo hướng đa cực với nhiều trung tâm.

+ xu hướng chung của thế giới ngày nay là hòa bình, ổn định và hợp tác phát triển. Đây vừa là thời cơ vừa là thách thức đối với các dân tộc bước vào thế kỉ XXI.

II. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Nguồn gốc của cách mạng khoa học – kĩ thuật là

  1. do nhu cầu về thị trường, nguyên liệu và nhân công.
  2. do nhu cầu xâm lược thuộc địa của các nước đế quốc.
  3. do nhu cầu vật chất và tinh thần ngày càng cao của cuộc sống con người.
  4. do nhu cầu khám phá thế giới.

Câu 2. Cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay trải qua mấy giai đoạn phát triển?

  1. 1.
  2. 2.
  3. 3. 
  4. 4.

Câu 3. Phát minh quan trọng bậc nhất về công cụ sản xuất của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật là

  1. máy tính điện tử.
  2. máy tự động,
  3. hệ thống máy tự động. 
  4. rô bốt.

Câu 4. Vì sao trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật con người cần phải tìm ra những nguồn năng lượng mới?

  1. Năng lượng mặt trời, năng lượng gió có sẵn trong tự nhiên.
  2. Nguồn năng lượng nguyên tử ngày càng phổ biến, 
  3. Nguồn năng lượng thiên nhiên hết sức dồi dào.
  4. Nguồn năng lượng thiên nhiên đang ngày càng cạn kiệt.

Câu 5. Phát minh nào sau đây không thuộc thành tựu cách mạng khoa học – kĩ thuật từ những năm 40 của thế kỉ XX đến nay?

  1. Máy bay siêu âm khổng lồ.
  2. Máy tính điện tử.
  3. Tàu hỏa tốc độ cao. 
  4. Máy điện tín.

Câu 6. Ý nghĩa quan trọng nhất của cuộc “cách mạng xanh” trong nông nghiệp là

  1. sử dụng phổ biến phân hóa học.
  2. nông nghiệp được cơ khí hóa, thủy lợi hóa. 
  3. nông nghiệp hữu cơ được phổ biến.
  4. nhiều quốc gia khắc phục được tình trạng thiếu lương thực, đói ăn kéo dài.

Câu 7. Quốc gia nào đi đầu trong cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật?

  1. Liên Xô
  2. Nga
  3. Mĩ 
  4. Nhật Bản

Câu 8. Vì sao cách mạng khoa học – kĩ thuật để lại những hậu quả tiêu cực?

  1. Do năng lượng nguyên tử có sức sát thương lớn.
  2. Do chiến tranh thường xuyên diễn ra.
  3. Do con người sử dụng chưa đúng các thành tựu.
  4. Do các thành tựu chưa được hoàn thiện.

Câu 9. Hãy chỉ ra điểm khác nhau giữa cách mạng công nghiệp Anh thế kỉ XVIII và cách mạng khoa học – kĩ thuật thế kỉ XX?

  1. Có nhiều phát minh quan trọng.
  2. Khoa học là lực lượng sản xuất trực tiếp,
  3. Nhiều máy móc mới ra đời.
  4. Nâng cao năng suất lao động.

Đáp án chủ đề 5

>> Tải về file đầy đủ TẠI ĐÂY.

>> Xem thêm:

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận