Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân (phần 2)- Sách bài tập Toán lớp 7

Đang tải...

Giá trị tuyệt đối của một số hữu tỉ. Cộng, trừ, nhân, chia số thập phân (phần 2)- Sách bài tập Toán lớp 7

ĐỀ BÀI:

Bài 31.

Tìm x ∈ Q, biết:

a)  |2,5 – x| = 1,3

b)  1,6 – | x – 0,2 | = 0

c)  |x – 1,5 | + |2,5 – x | = 0

Bài 32.

Tìm giá trị lớn nhất của:

A = 0,5 – | x – 3,5 |

B = – | 1,4 – x | – 2

Bài 33.

Tìm giá trị nhỏ nhất của:

C = 1,7 + | 3,4 – x|

D = | 1,4 – x | – 2

Bài 34.

Đặt một cặp dấu ngoặc () vào biểu thức ở vế trái để được kết quả đúng bằng vế phải:

a) 2,2 – 3,3 + 4,4 – 5,5 + 6,6 = -8,8 ;

b) 2,2 – 3,3 + 4,4 – 5,5 + 6,6 = -4,4 ;

c) 2,2 – 3,3 + 4,4 – 5,5 + 6,6 = 6,6 ;

d) 2,2 – 3,3 + 4,4 – 5,5 + 6,6 = -6,6.

Bài 35.

Tính :

12345,4321 . 2468,91011 + 12345,4321 . (-2468,91011).

Bài 36.

Đúng hay sai ?

5,7 . (7,865 . 31,41) = (5,7 . 7,865). (5,7 . 31,41).

Bài 37.

Giả sử x ∈ Q. Kí hiệu [x], đọc là phần nguyên của x, là số nguyên lớn nhất không vượt quá x, nghĩa là [x] là số nguyên sao cho [x] < x < [x] + 1.

Tìm [ 2, 3] , [ \frac{  1}{2} ]  ,  [-4]  ,  [-5,16]

Bài 38.

Giả sử x ∈ Q.  Kí hiệu {x} đọc là phần lẻ của X, là hiệu x – [x], nghĩa là : { x } = x — [x].

Tìm {x}, biết : x = 0,5              ;              x = -3,15.

Xem thêm : Phần số 1 tại đây! 

LỜI GIẢI, CHỈ DẪN HOẶC ĐÁP SỐ:

Bài 31.

a) Ta có 2,5 – x = 1,3 hoặc 2,5 – x = -1,3.

Từ đó,  tìm được   x = 1,2 hoặc x = 3,8.

b) Ta có x – 0,2 = 1,6 hoặc  x – 0,2 = -1,6.

Từ đó : x = 1,8 hoặc x = -1,4.

c) Vì | x- 1,5 | >0    ;     |2,5 – x |> 0 do đó phải có :

x – 1,5 = 2,5 – x = 0 suy ra x = 1,5 và Xx = 2,5. Điều này không thể đồng thời xảy ra. Vậy không tồn tại x thoả mãn yêu cầu của đề bài.

Bài 32.

A = 0,5 – | x – 3,5 | < 0,5.

A đạt giá trị lớn nhất là 0,5 khi    x = 3,5.

B = – |1,4 – x | – 2  ≤ -2.

B đạt giá trị lớn nhất là -2 khi x =   1,4.

Bài 33.

C = 1,7 + | 3,4 – x | > 1,7

C đạt giá trị nhỏ nhất là 1,7 khi x = 3,4.

D = | x + 2,8 | -3,5  ≥  -3,5.

D đạt giá trị nhỏ nhất là -3,5 khi x = -2,8.

Bài 34.

a) 2,2 – 3,3 + 4,4 – (5,5 + 6,6) = -8,8.

b) 2,2 – (3,3 + 4,4) – 5,5 + 6,6 = – 4,4.

c) 2,2 – (3,3 + 4,4 – 5,5) + 6,6 = 6,6.

d) 2,2 – (3,3 + 4,4 – 5,5 + 6,6) = – 6,6.

Bài 35.

12345,4321 . [2468,91011 + (-2468,91011)] = 0.

Bài 36.

Sai, không có tính chất phân phối của phép nhân đối với phép nhân.

Bài 37.

2 < 2,3 < 3 => [2,3] = 2

o <   \frac{1}{2}  < 1   => [  \frac{1}{2} ] = 0

4 < -4 < -3 => [-4] = – 4

6 < -5,16 < -5 => [-5,16] = – 6.

Bài 38.

x = 0,5 => [x] = 0. Do đó {x} = 0,5 – o = 0,5.

x = -3,15 => [x] = -4. Do đó {x} = -3,15 – (- 4) = 0,85.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận