“Công cha như núi Thái Sơn, Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra. Một lòng thờ mẹ kính cha, Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.” Chứng minh rằng: Các em vẫn luôn làm theo lời khuyên quý báu đó của ông cha ta – Bài văn hay lớp 7

Đang tải...

Công cha nghĩa mẹ

Ca dao xưa có bài:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Giải thích câu ca dao và lấy những nhân vật thiếu nhi trong văn học để chứng minh rằng: Các em vẫn luôn làm theo lời khuyên quý báu đó của ông cha ta.

BÀI LÀM

Tôi sinh ra, lớn lên và trưởng thành được như bây giờ là nhờ có bàn tay chăm sóc và tình yêu thương ấp ủ của ba mẹ. Ba mẹ tôi đã phải trải qua bao gian truân để nuôi dưỡng tôi thành người, ba mẹ tôi đã dành cho tôi một tình thương lớn lao, vô bờ bến. Thấu hiểu được công ơn cha mẹ, tôi càng cảm thấy mình phải có bổn phận làm con sao cho xứng với công lao trời biển ấy và càng cảm thấy thấm thìa hơn khi được đọc bài ca dao:

Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Một lòng thờ mẹ kính cha,

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Bài ca dao âm điệu thật ngọt ngào, lời lẽ nhẹ nhàng, thiết tha mà hàm súc, thật nhiều ý nghĩa, đã ca ngợi công ơn cha mẹ đối với con cái và nhắc nhở những người con làm tròn bổn phận của mình, ở đây, hình tượng ngọn núi Thái Sơn sừng sững, nước trong nguồn mát lành đã được ông cha ta đưa vào câu ca dao với những liên tưởng hết sức sâu xa.

Núi Thái Sơn là núi cao, đồ sộ, vững chãi bậc nhất ở Trung Quốc, cũng như tình cha mạnh mẽ, vững chắc. Chính người đã dạy dỗ, hướng cho ta về lẽ phải và truyền thêm cho ta sức mạnh để bay vào cuộc sống. Và thông qua hình tượng nước trong nguồn, ngọn nước tinh khiết nhất, mát lành nhất, dạt dào mãi chẳng bao giờ cạn ta cũng cảm nhận rõ tình yêu của mẹ thật ngọt ngào, vô tận và trong sáng biết bao nhiêu. Từ hình tượng cụ thể ấy mà ta có thể thấy được ý nghĩa trừu tượng về công cha nghĩa mẹ. Công ơn đó, ân nghĩa đó to lớn, sâu nặng xiết bao, chính vì vậy mà chỉ có những hình tượng to lớn bất diệt của thiên nhiên kì vĩ mới sánh bằng. Chính vì thế mà người xưa khuyên nhủ chúng ta phải làm tròn chữ hiếu để bù đắp phần nào nỗi cực nhọc, cay đắng của cha mẹ đã phải trải qua vì ta.

Vậy thì sao công cha lại như núi Thái Sơn; vì sao nghĩa mẹ lại như nước trong nguồn? Bởi vì cha mẹ là người đã sinh ra ta, nuôi dưỡng chúng ta chẳng quản vô vàn vất vả. Mẹ bay đến đời ta với tình yêu dịu dàng, ngọt mát qua những lời ru nuôi lớn ta trong giấc ngủ, qua làn gió mát đêm hè từ bàn tay người, từ hơi ấm mẫu tử đã sưởi ấm ta trong đêm dông giá lạnh. Còn cha bay đến với đời ta cũng bằng tình thương mãnh liệt, đã ấp ủ ta trong đôi tay vưng chắc của Người. Cha dạy ta điều hay, lẽ phải, uốn nắn khuyết điểm cho ta, hướng cho ta đứng dậy trong mỗi lần vấp ngã.

Non xanh bao tuổi mà già

Bởi tề sương tuyết hóa ra bạc màu

Cả đời cha mẹ lặn lội với sương gió vất vả cay đắng để nuôi ta ăn học, để phục vụ cho tương lai của chúng ta sau này. Có ai biết chăng nghĩ đến chăng, từ bát cơm dẻo thơm hay manh áo ta được hướng, những vật tưởng chừng quá bình thường trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ ta đã phải lao động đổ mồ hôi, sôi nước mắt mới làm ra được. Song cha mẹ ta không bao giờ tính toán, kể lể về những khổ cực mà mình đã trải qua. Những khi gặp trở ngại khó khăn, những người con lại tìm về với cha mẹ bởi cha mẹ là chỗ dựa vững chắc nhất, tin cậy nhất của ta, họ luôn dang tay mở rộng tình thương đối với các con. Cả cha và mẹ cùng bên nhau sống trọn đời vì con, tạo lập niềm tin tưởng và nền móng vững chắc çho con vào ngưỡng cửa cuộc đời. Cha mẹ đã hi sinh cho con tất cả, bởi thế đứa con nào, kể cả khi trưởng thành, đều trở thành nhỏ bé trước cha mẹ. Ôi, tình mẫu tử phụ tử mới bao la và tha thiết làm sao!

Và nếu như ta đã thấu hiểu công lạo cha mẹ cao cả đến nhường ấy thì sao còn chút gì ngần ngại khi nhắc tới bổn phận làm con của minh, bởi hiếu thảo không chỉ đáp lại tấm lòng cha mà còn là đạo lý của người làm con, là nét đẹp của mọi người. Vậy chúng ta phải làm thế nào cho thật xứng đáng? Trước hết chúng ta phải luôn nhớ tới và trân trọng những công lao của cha mẹ, phải biết ngoan ngoãn tuân theo những điều hay lẽ phải cha mẹ dạy bảo, tránh làm phiền lòng cha mẹ. Ta còn phải biết chăm sóc hỏi han ân cần, quan tâm đến cha mẹ thường xuyên. Hàng ngày, tùy theo khả năng, chúng ta cố gắng làm các việc trong nhà như dọn dẹp nhà cửa, đi chợ, thổi cơm, rửa bát, giặt giũ… để cha mẹ sau giờ làm việc về tới nhà được nghỉ ngơi trong cảnh nhà cửa sạch sẽ, ăn bát cơm dẻo canh ngọt. Cá được những đứa con ngoan ngoãn như vậy thì cha mẹ nào chẳng cảm thấy ấm lòng sau bao nỗi vất vả.

Nhân dân ta từ xưa tới nay luôn kế thừa và phát huy nét đẹp của dân tộc: đạo hiếu. Có tấm lòng thơm thảo của những người con đã được văn thơ ghi lại mà mỗi khi nhắc đến em lại xúc động và cảm phục. Thật vậy, từ những ngày còn thơ, tôi thường dược nghe bà kể bao nhiêu là truyện về những tấm gương hiếu thảo dối với cha mẹ, trong đó có rất nhiều tấm gương là những bạn nhỏ. Đến nay tôi vẫn nhớ mãi câu chuyện Hoa cúc kể về tình yêu thương mẹ mãnh liệt của chú bé tên là Cúc. Mẹ chú bé ốm nặng, may nhờ có bà tiên cảm động yì tấm lòng yêu mẹ sâu sắc, chân thành của chú bé, nên iã chỉ cho chú đi lấy bông hoa chỉ mọc trên đỉnh núi cao là có thể chữa bệnh cho mẹ. Ngay ngày hôm sau, chú bé đã lên đường tìm phương thuốc quý. Ngày đêm chú vượt đèo, lội suối, gai đâm rách da, đêm đêm tiếng thú gầm gừ, nhưng cứ nghĩ đến mẹ là không có gì làm chú sợ hãi. Cuối cùng chú đã tìm thấy loại hoa trắng muốt, có ba tầng :ánh, mỗi tầng có hai cánh hoa. Đúng là loại hoa bà tiên bảo chú tìm, nhưng chĩ có một cây mà lại trên vách đá cheo leo. Em nín thở bò lên tìm mép đá và hái được hoa xuống. Ông bà tiên bảo số hoa sẽ là số năm mẹ sống được. Vì vậy, với trí thông minh tuyệt /Ôi, xuất phát từ tấm lòng yêu mẹ, Cúc đã tế cánh hoa ra làm nhiều cánh và mẹ em không những đã sớm khỏi bệnh mà còn sống lâu vì cánh hoa bây giờ nhiêu, vô kể. Bà tiên bèn lấy tên của chú bé hiếu thảo và thông minh đặt tên cho loài hoa đó. Đó chính sự tích hoa cúc trắng, sản phẩm kì diệu được tạo nên từ tình yêu thương mẹ của chú Dé. Và từ đó mỗi khi một người con tặng cha mẹ một đóa hoa cúc trắng là chứng tỏ tấm lòng kính yêu hết mực của mình đối với cha mẹ…

Còn bây giờ tôi đã là một học sinh lớp bảy, tôi được học thêm rất nhiều gương hiếu thảo trorìg các tác phẩm văn thơ. Đó chính là tác phẩm Tắt đèn của Ngô Tất Tố với nhân vật em Tí. Em có một tình yêu cha mẹ đặc biệt sâu sắc. Mới 7 tuổi, và mặc .dầu không muôn phải xa thầy u và các em, Tí khóq sướt mướt, nhưng vẫn ngoan ngoãn theo mẹ sang nhà ông Nghị, đem thân đi ở để u em có tiền nộp sưu, cứu thầy êm về. Đấy cũng chính là tác phẩm Những ngày tha ấu của Nguyên Hồng, vói hình ảnh bé Hồng, với một trái tim ngây thơ, trong sáng và luôn hướng tới mẹ thân yêu, mà không bị rắp tâm tanh tưởi, độc địa của bà cô làm hoen ố một chút nào. Đấy cũng chính là hình ảnh Bé trong tác phẩm Mẹ vắng nhà của Nguyễn Thi. Mới mười tuổi, Bé đã sớm biết lo toan mọi việc trong nhà để mẹ yên tâm đánh giặc giải phóng làng quê. Bởi bé rất yêu mẹ và mong đuổi hết giặc cho mẹ em không phải xông pha nguy hiểm, được ở nhà mãi với các em.

Tất cả những gương mặt đáng yêu ấy chặng phải đã thể hiện rõ đạo làm con thực hiện tròn chữ hiếu của thiếu nhi ta đó rồi sao?

Trải qua bao thế kỉ, lời khuyên nhủ của câu ca dao vẫn còn nguyên giá trị giáo huấn quý báu của nó. Bởi xã hội dù tiến đến đâu thì con người, ai ai cũng phải có cha mẹ, và chúng ta ngày càng phải phát huy truyền thông ngàn xưa ấy. Và bài ca dao sẽ vẫn mãi mãi còn như khẳng định sự trường tồn của vẻ đẹp ấy.

Nguyền Thị Phương Minh

Tải về file word >> tại đây

Xem thêm 

Thương người như thể thương thân

 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận