Cố hương – Sách giáo khoa ngữ văn lớp 9

Đang tải...

Cố hương ngữ văn lớp 9

Vài nét vể tác giả và tác phẩm

Lỗ Tấn (1881 – 1936) là nhà văn lớn của Trung Quốc, tên thật là Chu Thụ Nhân, tên chữ là Dự Tài, quê tại phủ Thiệu Hưng, tỉnh Chiết Giang. Ông sinh trường trong một gia đình quan lại sa sút. Mẹ ông là một phụ nữ nông thôn trung hậu. Bút danh Lỗ Tấn là lấy từ họ mẹ.

Lỗ Tấn đã theo học nhiều ngành nghề khác nhau, trong đó có nghề y. Ông muốn dùng y học để chữa trị bệnh tật cho nhân dân. Sau đó, Lỗ Tấn nhận ra chữa bệnh tinh thần còn quan trọng hơn căn bệnh về thể xác nên ông chuyển sang hoạt động văn học nghệ thuật để “biến đổi tinh thần” dân chúng đang trong tình trạng “ngu muội”, “hèn nhát”.

Lỗ Tấn viết nhiều thể loại khác nhau: tạp vần, những bài nghiên cứu… song nổi bật lên là hai tập truyện ngắn đặc sắc Gào thét (1923) và Bàng hoàng (1926).

Trong các truyện ngắn của mình, Lỗ Tấn thường tập trung vào hai đề tài chính: viết về xã hội thượng lưu và viết về những con người dưới đáy xã hội.

Đối với những người thuộc tầng lớp dưới, ông viết với thái độ:

“Ai kì bất hạnh, nộ kì bất tranh”.

(Thương họ bất hạnh, giận họ không biết đấu tranh.)

Với xã hội thượng lưu, ngòi bút của Lỗ Tấn sắc bén đánh thẳng vào mọi thói hư tật xấu.

Truyện ngắn của Lỗ Tấn còn mang nội dung nhân đạo sâu sắc. Õng không chỉ nhìn thấy nỗi khổ của lớp người dưới đáy xã hội mà còn chỉ ra nguyên nhân của nỗi khổ ấy. Ồng luôn đứng về phía quần chúng lao động, cảm thông với hoàn cảnh của họ và ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 118)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ tác phẩm. Căn cứ vào trình tự thời gian chuyến về thăm quê của nhân vật “tôi” để tìm bố cục của truyện.

b. Gợi ý trả lời

Đoạn văn được bố cục theo ba đoạn. Đoạn thứ nhất: từ “Tôi không quản trời lạnh đem gia đình”… “nơi đất khách làm ăn sinh sống” là cảm xúc của nhân vật “tôi” trên đường về thăm quê.

Đoạn thứ hai: “Tinh mơ sáng hôm sau… tuy chị ta bị lùn và chân bé tí tẹo thế mà chạy cũng nhanh đáo đê” thuật lại việc nhân vật “tôi” về đến ngôi nhà cũ thân yêu và xuất hiện hình ảnh quá khứ và hiện tại của con người nơi làng quê với những kỉ niệm thời thơ ấu của nhân vật “tôi” hiện về trong kí ức.

Đoạn thứ ba: “Ngôi nhà cũ xa dần, phong cảnh làng củ mờ dần… Người ta đi mãi thì thành đường thôi” khắc hoạ tâm trạng nhân vật “tôi” khi rời làng quê cũ và hi vọng về cuộc sống mới cho thế hệ con cháu trong tương lai. Qua đó, tác giả đặt ra vấn đề đường đi cho ngưòi nông dân và toàn thể dân tộc.

Bố cục của truyện dễ theo dõi, chủ yếu được thuật lại theo trình tự thời gian của chuyến thăm quê của nhân vật “tôi”. Qua kí ức của nhân vật tôi, thời gian quá khứ và hiện tại được đan xen vào nhau, gắn với những câu chuyện về tuôi thơ.

Truyện được kể bằng ngôi thứ nhất qua lời nhân vật “tôi”. Với cách kể chuyện và bố cục tác phẩm như vậy, tác giả có thể mở rộng thời gian và không gian truyện một cách linh hoạt, đồng thời tác giả có thể bộc lộ được tâm trạng và cảm xúc thật của mình.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 218)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Để trả lời câu hỏi này, cần nhớ lại kiến thức về nhân vật chính và nhân vật trung tâm. cần phân biệt được sự giống và khác nhau của hai nhân vật này. Nhân vật chính là nhân vật góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nhân vật trung tâm cũng là nhân vật chính, song nhân vật trung tâm góp phần quyết định việc bộc lộ chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

b. Gợi ý trả lời

Trong truyện ngắn Cố hương, nhân vật “tôi” và Nhuận Thổ là hai nhân vật chính. Song chỉ có nhân vật “tôi” là nhân vật trung tâm. Vì nhân vật “tôi” xuất hiện từ đầu đến cuối tác phẩm và đặc biệt có vai trò quyết định đến việc thể hiện ở phần sau của truyện. Sự thay đổi về hình dáng, tính cách của Nhuận Thổ góp phần làm sáng rõ sự thay đổi của làng quê, con người nơi miền quê tiêu điều, xơ xác.

Xem thêm Ôn tập phần tập làm văn tại đây.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 218)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn văn nói về sự thay đổi của Nhuận Thổ giữa hiện tại và Nhuận Thổ trong quá khứ. Ngoài sự thay đổi của con người, cần chú ý đến sự thay đổi của làng quê qua con mắt của nhân vật “tôi”. Đồng thời chú ý đến thủ pháp nghệ thuật được dùng để đối chiếu sự thay đổi của con người, cảnh vật.

b. Gợi ý trả lời

Để làm nổi bật sự thay đổi của nhân vật Nhuận Thể và các nhân vật khác cũng như sự thay đổi của làng quê sau hơn 20 năm, tác giả đã kết hợp biện pháp nghệ thuật đối chiếu giữa thực tại và quá khứ.

Trong kí ức của nhân vật “tôi”, Nhuận Thổ ba mươi năm về trước còn là một chú bé 10 tuổi khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, đầu đội mủ lông chiên,… cổ đeo vòng bạc sáng loáng…

Nhuận Thổ lúc nhỏ là một chú bé nhanh nhẹn, hoạt bát, am hiểu cuộc sống, thời tiết, cảnh vật ruộng đồng nơi miền biển.

Nhưng thời gian đã làm con người thay đổi, Nhuận Thổ trở thành người khắc khổ, ù lì, không phải là Nhuận Thổ của những năm về trước. Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng sạm, lại có thêm những nếp nhăn sâu hoắm… đội cái mũ lông chiên rách tươm, mặc một cái áo bông mỏng dính, người “co ro cúm rúm”.

Nhuận Thổ trước đây chỉ “bẽn lẽn” vì đến nơi lạ thì nay trở nên sợ sệt; bàn tay “hồng hào, lanh lẹn, mập mạp, cứng rắn” ngày xưa trở thành “nặng nề, nứt nẻ như vỏ cây thông” và dáng vẻ thì khắc khổ, ù lì “như một pho tượng đá”.

Nguyên nhân gây ra nỗi khổ và sự thay đổi của Nhuận Thổ không chỉ là con đông, mùa mất mà còn là thuế nặng, tính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đầy đoạ thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi.

Hình ảnh Nhuận Thổ của hiện tại là hình ảnh của một người nông dân bị bần cùng hoá, bị áp bức, bóc lột đến cùng cực nên biến dạng cả về hình dáng bên ngoài lẫn tính cách bên trong. Nhuận Thổ là hình ảnh tiêu biểu cho con người nơi miền quê xơ xác với trăm nỗi khố đè nặng.

Thật đau xót hơn khi nhân vật nhận ra được nỗi khổ nhưng lại không nói ra được hết “nỗi khổ của mình”.

Gặp nhân vật “tôi”, Nhuận Thổ “vừa hớn hở vừa thê lương”, không nói ra lời “môi mấp máy, nhưng không nói ra tiếng” rồi “cung kính” bằng hai tiếng “bẩm ông”. Nhân vật tôi “điếng người” trước cách xưng hô của người bạn thuở nhỏ và nhận ra “một bức tường khá dày ngăn cách” giữa hai người. Ở đây địa vị xã hội đã ngăn cách con người, vì tôn ti trật tự của nó đã không cho phép con người sống như mình vốn có.

Phải chăng, Nhuận Thổ đã sống lâu trong nỗi khổ, đã bị các thế lực quan lại, cường hào đầy đoạ đến nỗi sự sợ sệt, khúm núm trở thành bản tính. Nỗi khổ của Nhuận Thổ còn nằm ở gánh nặng tinh thần, ở sự mê tín và quan niệm cũ về đắng cấp.

Ngoài sự thay đổi của Nhuận Thổ, tác giả còn cho thấy sự thay đổi của những nhân vật khác cũng như cảnh vật ở làng quê, chỉ ra rõ sự sa sút về kinh tế, tình cảnh đói nghèo của người nông dân do áp bức, sưu thuế, trộm cắp… trong xã hội phong kiến Trung Quốc đầu thế kỉ XX gây nên.

Những người khách mượn cớ là “mua đồ gỗ”, mượn cớ đến đưa tiễn nhân vật “tôi” để “lấy đồ đạc”. Đặc biệt phải kể đến chị Hai Dương trước đây được coi là “nàng Tây Thi đậu phụ”, từng một thời “xoa phấn” xinh đẹp, giờ cũng thay đổi lạ lùng, vừa chanh chua, vừa ngoa ngoắt lấy đôi tất tay ngang nhiên trước mặt nhân vật “tôi”.

Làng quê khi xưa đẹp “không có hình ảnh ngôn ngữ nào diễn tả ra cho được”, vậy mà quê hương bây giờ “tiêu điều, hoang vắng, nằm im lìm dưới vòm trời màu vàng úa”.

Để làm nổi bật sự thay đổi của làng quê, Lỗ Tấn không chỉ đối chiếu từng nhân vật trong quá khứ với hiện tại mà còn đối chiếu nhân vật thuộc lớp sau ở hiện tại với thế hệ cha, anh trong quá khứ. Nhuận Thổ trong quá khứ “cổ đeo vòng bạc, nhanh nhẹn” thì Thuỷ Sinh trong hiện tại “vàng vọt gầy còm”.

Qua hàng loạt sự đối chiếu giữa con người, cảnh vật trong quá khứ và hiện tại, tác giả đã cho thấy sự sa sút về mọi mặt của xã hội Trung Quốc đầu thế kỉ XX.

Cố hương là một bức tranh thu nhỏ về làng quê Trung Quốc thời cận đại. Qua việc tương thuật chuyến về quê thăm quê lần cuối cùng của nhân vật “tôi” và qua những rung cảm của nhân vật trước sự thay đổi tàn tạ nhanh chóng của quê hương và đặc biệt là qua hình ảnh nhân vật Nhuận Thổ, tác giả đã lên án tội ác của xã hội phong kiến tàn bạo làm tha hoá con người.

Xã hội ấy hội đủ các yếu tố tiêu cực: trộm cắp, quan lại, cường hào, lính tráng, mê tín, trật tự xã hội cổ hủ đã làm bần cùng hoá con người, tạo ra hố sâu ngăn cách giữa con người với con người.

Qua đó, Lỗ Tấn đặt ra vấn đề thế hệ sau cần phải sống một cuộc đời mới, một cuộc đời mà chúng tôi chưa từng được sông.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 218)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ ba đoạn văn trong SGK. cần nhớ lại kiến thức về văn miêu tả, tự sự, nghị luận để trả lời tốt câu hỏi.

b. Gợi ý trả lời

Đoạn văn: “Nhưng tiếc thay, đã hết tháng giêng… gặp mặt nhau nữa”, tác giả chủ yếu dùng phương thức tự sự, kết hợp với biểu cảm để nói về tình bạn sâu sắc thuở ấu thơ của nhân vật “tôi” với Nhuận Thố nhằm làm nổi bật sự thay đổi trong cách xưng hô, thái độ của Nhuận Thổ đối với nhân vật “tôi” hiện tại.

Đoạn văn: “Người đi vào là Nhuận Thổ… nứt nẻ như vỏ cây thông”, chủ yếu dùng phương thức miêu tả, kết hợp với biện pháp đối chiếu, đồng hiện giữa quá khứ và hiện tại, nhấn mạnh sự thay đổi ghê gớm về ngoại hình của Nhuận Thổ. Qua đó, tác giả cho thấy cuộc sống điêu đứng của người nông dân trong xã hội Trung Quốc thời cận đại.

Đoạn cuối cùng: “Tôi nghĩ bụng… Người ta đi mãi thì thành đường thôi”, chủ yếu dùng phương thức lập luận, “con đường” được nói đến vừa là con đương mà gia đình nhân vật “tôi” đang đi, vừa là con đưòng cho cả dân tộc và cho thế hệ tương lai.

Tài liệu tham khảo

Lỗ Tấn, một cây đại thụ rợp bóng của nền văn học hiện đại Trung Hoa, tên tuổi của ông đã vượt qua ngoài biên giới Trung Hoa, đi đến với triệu triệu con người ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới, ở Việt Nam, Lỗ Tấn trở thành thân quen, anh chàng A.Q với “phép thắng lợi tinh thần” tưởng như có họ hàng gần xa với Chí Phèo ở làng Vũ Đại. Song hành vối A.Q là Nhuận Thổ trong truyện ngắn Cố hương, một nông dân sống ở làng quê tiêu điều, xơ xác, cùng với thời gian đã có những đổi thay thảm hại cả về diện mạo lẫn tinh thần.

Truyện Cố hương có hai nhân vật chính, nhân vật “tôi” (trong truyện có lúc gọi là “anh Tấn”) và Nhuận Thổ, hai con ngưòi này có mối quan hệ khăng khít đã từng một thời tuổi thơ gắn bó với nhau như anh em, cách đây ba mươi năm. Xa quê sau hai mươi năm, nhân vật “tôi” đã trở lại lần cuối để bán nhà đưa gia đình đi làm ăn sinh sống nơi khác.

Cảm nhận sâu sắc khi về thăm làng cũ là cảnh thôn xóm tiêu điều, xơ xác, nằm dưới vòm trời màu vàng úa của những ngày đông giá lạnh. Quê hương đổi thay và con ngưòi cũng đổi thay, một chị Hai Dương “nàng Tây Thi đậu phụ” ngày nào, nay giống hệt cái “cơm-pa” trong bộ đồ vẽ. Nhưng sự thay đổi thảm hại nhất là Nhuận Thổ, một sự thay đổi làm cho nhân vật “tôi” phải ngạc nhiên, sững sờ đến nỗi không còn tin ở chính mình nữa, “Người đi vào là Nhuận Thổ. Tuy tôi nhận ra ngay là Nhuận Thổ, nhưng lại không phải là Nhuận Thố trong kí ức tôi”.

Thời gian hai mươi năm trong cái làng quê tăm tối đó đã làm biên đổi một con người từ diện mạo đến tinh thần. Trong kí ức anh Tấn vẫn còn nguyên vẹn một Nhuận Thổ hồn nhiên, thông minh, dễ thương. Ngày ấy, Nhuận Thổ là một đứa bé trạc mười một mười hai tuổi, khuôn mặt tròn trĩnh, nước da bánh mật, cổ đeo vòng bạc sáng loáng, đầu đội mũ lông chim… Nhuận Thổ là một chú bé cởi mở, ngây thơ, trong quan hệ với nhân vật “tôi”, một “cậu ấm” con nhà sung túc, giàu có vẫn tự nhiên, thân mật và lễ phép đúng mực (…)

Nhân vật “tôi” yêu quý Nhuận Thổ và tìm thấy ở người bạn này một sự thông minh, một ,kho những chuyện lạ lí thú trong khi “tôi chỉ nhìn thấy một mảnh trời vuông trên bốn bức tưòng cao bọc lấy cái sân mà thôi”. Nhuận Thổ biết nhiều chuyện, nào chuyện bẫy chim khi tuyết xuống, chuyện ra biển nhặt vỏ sò màu đỏ, màu xanh, có cả vỏ sò “mặt quỷ”, sò “tay Phật”, chuyện canh lợn rừng, dùng đinh ba để đâm con trai.

Một đứa bé, thông minh như vậy mà hai mươi năm sau đã thay đổi đến tội nghiệp. Giờ đây, trước mặt anh Tấn là một Nhuận Thồ hoàn toàn xa lạ, người cao gấp hai trước, “nước da bánh mật trước kia nay đổi thành vàng xạm, lại có thêm những nếp răn sâu hoắm,… mi mắt viền đỏ húp mọng lên”. Đành rằng, con ngưòi không thể cưỡng lại được cái quy luật “nghiệt ngã của thời gian”, nhưng có những sự đổi thay theo chiều hướng đi lên, làm cho cuộc tái ngộ trở nên ấm cúng, mừng vui nhưng ngược lại, sự đổi thay của Nhuận Thổ là sự tàn tạ, gợi nên nỗi xót xa, ngậm ngùi. Cái đổi thay thảm thương của Nhuận Thổ trước hết sâu xa nhất là về mặt tinh thần, có khi Nhuận Thổ như một người vô cảm, một pho tượng, “những nếp răn khắc sâu trên mặt anh tuyệt nhiên không động đậy. Trông thấy khổ nhưng không nói ra được hết, ngồi írầm ngâm một lúc, rồi cầm lấy dọc tẩu lặng lẽ hút thuốc”.

Thực ra, trong giây phút đầu tiên gặp lại, nét mặt của Nhuận Thổ cũng có chút hớn hở, vui mừng, môi mấp máy muốn nói điều gì đó mà không ra tiếng; nhưng lập tức anh lấy lại dáng điệu cung kính để chào hỏi người bạn thuở nhỏ. Cách xưng hô của Nhuận Thổ đã khác trước, xưa là “anh – em” thân mật, nay trịnh trọng, cung kính: “Bẩm ông”. Anh còn bảo đứa con đi theo “Thuỷ Sinh. Con không lạy ông đi kìa!”. Mặc dù bà cụ – mẹ anh Tấn – cố xoá đi sự ngăn cách, kéo anh trở lại cái quan hệ gần gũi của ngày trước nhưng anh vẫn giữ nguyên cái khoảng cách đó: “Như thế còn ra thể thống nào nữa. Hồi đó, còn nhỏ dại, chưa hiểu”. Phải chăng, đây là mặc cảm về thân phận hèn kém của mình trước một tầng lớp giàu sang. Sự cách biệt đó trong xã hội thật rõ rệt.

Vậy nguyên nhân nào đã làm cho Nhuận Thổ thay đổi đáng thương như vậy? Không còn nguyên nhân nào khác ngoài cảnh “con đông, mùa mất, thuế nặng, lính tráng, trộm cướp, quan lại, thân hào đầy đoạ thân anh khiến anh trở thành đần độn, mụ mẫm đi!”.

Nhưng cũng may thay, cái thiên lương anh vẫn còn giữ được, chưa đến nỗi huỷ hoại cả nhân cách như sự đổi thay bi thảm của gã Chí Phèo ỏ làng Vũ Đại.

Quê hương anh Nhuận Thổ ở tận xứ Trung Hoa nhưng ta có cảm giác gần gũi với làng quê Việt Nam. Trong xã hội cũ dù Nhuận Thổ hay Chí Phèo, lão Hạc… đều cùng chung một số phận…

(Dẫn theo cuôh Những bài làm văn chọn lọc lớp 8,

NXB Giáo dục Việt Nam, 1996).

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận