Chuyện người con gái Nam Xương sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 9

Đang tải...

Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ Văn lớp 9

Vài nét về tác giả, tác phẩm

Nguyễn Dữ người xã Đỗ Tùng, huyện Trường Tăn, nay là thôn Đỗ Lâm, xã Phạm Kha, Thanh Miện, Hải Dương. Chưa rõ năm sinh, năm mất của ông nhưng căn cứ vào các tài liệu còn lại có thể biết ông sống vào đầu và giữa thế kỉ XVI, thuộc hàng ngủ các tác giả thời Mạc.

Nguyễn Dữ thuộc dòng dõi khoa cử, từng dùi mài kinh sử, ôm ấp lí tưởng hành đạo, đi thi và có thể đã từng ra làm quan một thời gian ngắn. Sau, vì bất mãn với chế độ đương thời, Nguyễn Dữ lui về ẩn dật, viết Truyền kì mạn lục để kí thác tâm sự, thể hiện hoài bão của mình.

Truyền kì mạn lục gồm 20 truyện, chia thành 4 tập. Các truyện đều được viết bằng văn xuôi, có xen một ít văn biền ngẫu và thơ ca. Tập truyện chứa nhiều yếu tố thần linh, ma quái nhưng thực chất lại phản ảnh sâu sắc hiện thực đương thời. Tuy còn một số hạn chế về tư tưởng, nhưng xét một cách cơ bản, Truyền kì mạn lục là một tác phẩm có giá trị. Đó là sức mạnh tố cáo những tệ nạn phong kiến, sự tin tưởng vào phẩm giá con người, tấm lòng thông cảm với nỗi đau khổ và niềm mơ ước của nhân dân. Ngoài ra, Nguyễn Dữ còn đóng góp những thành tựu đáng kể về mặt nghệ thuật thể loại tự sự nói riêng, cho văn học hình tượng nói chung trong kho tàng văn học dân tộc viết bằng chữ Hán.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 51)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc lướt toàn văn bản để nắm ý chính. Chú ý đọc kĩ tất cả các chú thích để hiểu đầy đủ các chi tiết trong bài. Dựa theo diễn biến câu chuyện, sự thay đổi không gian, thòi gian để chia bố cục của truyện.

b. Gọi ý trả lời

Truyện Người con gái Nam Xương có thể được chia làm 3 đoạn chính theo trình tự diễn biến câu chuyện: Đoạn 1: “Vũ Thị Thiết... cha mẹ đẻ mình” giới thiệu gia cảnh, phẩm chất của Vũ Nương.

Đoạn 2: “Qua năm sau… đã qua rồi” kể lại chuyện oan tình của Vũ Nương và cái chết của nàng. Đoạn cuối: “Cùng làng với nàng… biến đi mất” kể về cuộc sống của Vũ Nương ở dưới thuỷ cung và việc giải oan cho nàng, nhưng cuôì cùng nàng cũng không thể trở về nhân gian được nữầ.

2. Nhân vật Vũ Nương được miêu tả trong những hoàn cảnh nào? Ở từng hoàn cảnh, Vũ Nương đã bộc lộ những đức tính gì?

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Liệt kê những tình huống truyện, những chi tiết thể hiện tính cách Vũ Nương. Chú ý cách xử sự, phản ứng, thái độ của nàng trong từng trường hợp.

b. Gợi ý trả lời

Những đức tính, phẩm chất của Vũ Nương được thể hiện trong các mối quan hệ của nàng với những người xung quanh: với hàng xóm láng giềng, với mẹ chồng, với chồng, với con. Phẩm chất ấy được khẳng định trong mọi hoàn cảnh: Trước khi lấy chồng, khi ở bên chồng và khi chồng đi vắng, một mình nuôi mẹ chồng, nuôi con.

Vũ Nương là một người con gái vừa có nhan sắc, vừa thuỳ mị nết na. Chính vì thế Trương Sinh mới “cảm vì dung hạnh” mà xin cưới nàng về làm vợ. Cũng chính vì thế mà sau này khi chồng nàng mắng nhiếc, nghi ngờ; họ hàng, làng xóm mới bênh vực và biện bạch cho nàng.

Trong buổi đưa tiễn chồng đi lính, những lòi nàng nói chứng tỏ nàng là người chu toàn, giàu tình cảm và không màng danh lợi: Chàng đi chuyên này, thiếp chẳng dám mong đeo được ấn phong hầu, mặc áo gấm trở về quê cũ, chỉ xin ngày về mang theo hai chữ bình yên (…) Nhìn trăng soi thành củ, lại sửa soạn áo rét, gửi người xa…

Vũ Nương cũng là một người con dâu hiếu thảo. Khi mẹ chồng ốm, nàng hết sức thuốc thang; lễ bái thần, Phật; lấy lời ngọt ngào, khôn khéo khuyên lớn; khi mẹ chồng mất, nàng hết lời thương xót, phàm việc ma chay tế lễ, lo hậu như đối với cha mẹ đẻ mình.

Lúc ở bên chồng, Vũ Nương hết lòng “gìn vàng giữ ngọc” không lúc nào để vợ chồng đến mức “thất hoà”. Khi chồng đi xa, nàng một mình nuôi con, giữ gìn khuôn phép. Khi gặp chuyện chồng nghi ngờ, nàng chỉ biết khóc mà giãi bày cơ sự. Qua những lời nàng nói có thể thấy nàng là một người vợ hiền thục, trọn vẹn lễ nghĩa, một lòng không oán trách chồng con, chỉ cho rằng tại mình “duyên phận hẩm hiu”. Sau này, khi đã yên ổn nơi cung Linh Phi, nàng vẫn một lòng thương nhớ chồng con, mối xin lập đàn giải oan để được sum họp trong chổc lát…

Như vậy, trong các mối quan hệ, trong các hoàn cảnh, chúng ta đều thấy Vũ Nương là một ngươi phụ nữ hiền thục, đoan trang, thuỷ chung, chu toàn, giàu lòng yêu thương, trọn vẹn đạo nghĩa. Đó là những phẩm chất đáng quý điển hình của người phụ nữ trong xã hội xưa.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 51)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc đoạn 2: “Qua năm sau… trót đã qua rồi”. Phân tích tình huống truyện xảy ra, ai là ngươi có lỗi, ai là nguyên nhân chính dẫn đến nỗi oan khuất của Vũ Nương.

b. Gợi ý trả lời

Vũ Nương bị chồng nghi là hư hỏng, không giữ tròn tiết hạnh. Nàng phải ôm mối hận gieo mình xuống dòng Hoàng Giang tự vẫn chỉ vì sự hiểu lầm không đâu. Chuyện nàng chỉ bóng mình trên vách để dỗ con là chuyện rất bình thường, khó ai có thể lường trước chuyện đáng tiếc bắt nguồn từ đó. Đứa con thì ngây thơ, vô tội. Nguyên nhân chính là do ngươi chồng cả ghen, mù quáng, nhỏ nhen và thô bạo. Là người cùng làng, biết nàng là người đoan trang mới cảm mến mà lấy về làm vợ, thời gian thành vợ chồng, dù ngắn ngủi, cũng đủ để Trương Sinh hiểu vợ mình và nàng cũng chưa từng làm điều gì thất thố… Vậy mà chỉ cần nghe lời nói ngây thơ của con trẻ cũng khiến chàng ta nghi kị vợ mình, không còn một chút niềm tin. Thậm chí Trương Sinh cũng quá bảo thủ, ích kỉ đến nỗi không nói ra việc chàng đã nghe tin từ đâu đê nàng giải thích, không cân nhắc, đếm xỉa gì đến lòi giãi bày thông thiết của vợ cũng như lòi biện bạch của hàng xóm. Chính sự ích kỉ, tàn nhẫn, mù quáng của Trương Sinh đã đẩy Vũ Nương đến chỗ nàng phải tự vẫn để chứng tỏ tấm lòng trong sạch của mình.

Chỉ vì một hiểu lầm nhỏ mà dẫn đến cái chết oan khuất. Sự vô lí ấy đã thê hiện một cách thấm thìa, xót xa của sô” phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Họ không có quyền bày tỏ, giải thích. Họ bị ràng buộc bởi một hệ thông lễ giáo khuôn mẫu, khắc nghiệt. Trong gia đình, người đàn ông có quyền quyết định còn tiếng nói của ngưòi phụ nữ dường như không có giá trị. Sự vô lí, mê muội của Trương Sinh là bởi chế độ nam giới chuyên quyền. Chế độ đó cho phép anh ta làm vậy. Và khi người chồng đã quyết, đã nhẫn tâm đánh đuổi, ngưòi vợ không có cách gì kêu oan, chỉ duy một cách là trẫm mình tự vẫn.

Bên cạnh việc thể hiện số phận bất hạnh của ngưòi phụ nữ, phê phán chế độ nam quyền độc đoán, hẳn Nguyễn Dữ còn ngầm gửi gắm lời lên án chiến tranh. Nếu không có chiến tranh sẽ không có cảnh chia lìa đôi lứa dẫn đến cái chết oan trái của người con gái đức hạnh Vũ Nương.

c. Mở rông kiến thức

Bài thơ Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương cũng đề cập đến số phận chìm nổi, bị áp đặt, phụ thuộc của người phụ nữ.

Thân em vừa trắng lại vừa tròn

Bảy nổi ba chìm với nước non

Rắn nát mặc dầu tay kẻ nặn

Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

Xem thêm Cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián

tiếp ngữ văn lớp 9 tại đây.

4. Câu hỏi 4 (SGK, trang 51)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đây là câu hỏi về đặc điểm hình thức nghệ thuật tác phẩm. Chú ý đây là truyện truyền kì, được sáng tác từ thế kỉ XVI. VI vậy, lưu ý đặc trưng về ngôn ngữ, giọng điệu của tác phẩm từ thời Trung đại.

b. Gợi ý trả lời

Đặc điểm nghệ thuật độc đáo nhất của truyện Người con gái Nam Xương chính là ở sự dẫn dắt tình tiết rất khéo léo của tác giả. Truyện mang tính kịch rất cao. Những chi tiết được tập trung vào ba phần với những chức năng riêng: dàn cảnh, thắt nút, đỉnh điểm và mở nút. Các chi tiết được sắp đặt từ trước là để giải thích, dẫn dắt tới tình tiết sau. Ví dụ, ngay đầu tác phẩm, nhà văn có nhắc đến tính cả ghen, “phòng ngừa quá đáng” của Trương Sinh. Tuy lúc đó chưa có chuyện gì xảy ra và dường như đây chỉ là một chi tiết nhỏ, không đáng chú ý, nhưng ở đoạn sau chính nhờ điều này mà việc Trương Sinh ghen đến mức mắng nhiếc, đánh đuổi vợ đi trở thành dễ hiểu. Hay việc Trương Sinh đi lính cũng chính là tình tiết dẫn dắt đến hoàn cảnh gây hiểu lầm sau này. Đặc biệt, ở đoạn cuối, mặc dù sử dụng rất nhiều yếu tố hoang đường, nhà văn cũng không hề dễ dãi trong cách giải quyết câu chuyện. Nguyễn Dữ kể rất tỉ mỉ tại sao có cuộc gặp gỡ giữa Phan Lang và Vũ Nương nơi cung điện Linh Phi. Chi tiết Phan Lang nằm mộng rồi giải thoát con rùa mai xanh… cũng tham gia vào câu chuyện, hợp lí hoá các chi tiết về sau. Như vậy, chúng ta thấy tác giả dẫn dắt các tình tiết một cách hợp lí, chặt chẽ. Không có tình tiết nào thừa, tất cả là để phục vụ cho mạch truyện.

Lời đối thoại trong truyện mang đậm tính ước lệ, sử dụng nhiều điển tích, rất đăng đối, hài hoà: .Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết – Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu hoa chưa hề bén gót; khóc tuyết bông hoa rụng cuống, kêu xuân cái én lìa đàn… tạo nên âm thanh, nhịp điệu rất hấp dẫn của câu văn. Lời văn súc tích, chặt chẽ, cô đọng, kết hợp nhuần nhuyễn giữa tự sự với trữ tình, giữa ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác giả. Lời trần thuật của tác giả tuy ở ngôi thứ ba khách quan nhưng đọc lên dường như vẫn thấy nỗi niềm riêng của ngưòi viết: ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi, thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được. Tuy chưa vượt qua được những quy phạm cầu kì của lối văn chương cổ nhưng Nguyễn Dữ đã chủ động với ngòi bút, biến hoá giọng điệu, dùng nhiều hình ảnh… khiến lời văn sinh động, hấp dẫn, tươi đẹp: Ngắn dài có số, tươi héo bởi trời (…) Nước hết chuông rền, số cùng khí kiệt…

Những đặc sắc nghệ thuật ấy khiến truyện Người cđn gái Nam Xương có sức hấp dẫn đặc biệt cho đến ngày nay.

5. Câu hỏi 5 (SGK, trang 51)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc kĩ đoạn 3 “Cùng làng vối nàng… biến đi mất” liệt kê những chi tiết kì ảo, hoang đường và tìm hiểu vai trò của những yếu tố này trong việc tạo nên sức hấp dẫn và thể hiện ý nghĩa của truyện.

b) Gợi ý trả lời

Phần cuối truyện mang đậm tính chất hoang đường: Phan Lang nằm mộng thấy người con gái áo xanh đến kêu xin tha mạng; Phan Lang được biếu một con rùa mai xanh, chàng đem thả xuống sông; Phan Lang bị chết đuối được Linh Phi vợ vua biển Nam Hải làm cho sổng lại: Phan Lang gặp lại Vũ Nương ở điện Linh Phi; hình ảnh

Vũ Nương ngồi kiệu hoa lúc ẩn lúc hiện… đều là những chi tiết hoang đường, kì ảo. Đưa những chi tiết này vào câu chuyện có thật, Nguyễn Dữ đã thể hiện mong muốn giải oan cho ngưòi con gái bạc mệnh, muốn được thấy nàng tươi đẹp, rực rỡ, được đền đáp trong một thế giới khác. Đó là một cách xoa dịu, an ủi nỗi đau. Đồng thời, bằng cách đó, ông cũng tô đậm thêm nỗi oan khuất, số phận bạc mệnh của Vũ Nương. Tuy nàng đã được minh oan nhưng sự việc đã xảy ra rồi, mãi mãi không lấy lại được: âm dương cách biệt, nàng chang thể về nhân gian được nữa, đứa con mãi vẫn là đứa trẻ mồ côi, còn nàng vẫn thiệt phận, vẫn không được hưởng trọn cuộc đời thực trên dương thế.

Nhân vật Vũ Nương là điển hình cho bi kịch của người phụ nữ trong gia đình và xã hội cũ. Viết câu chuyện này dưới lăng kính người cầm bút, đan cài nhũng yếu tô” hoang đường, kì ảo, Nguyễn Dữ đã thể hiện sự cảm thương sâu sắc đối với Vũ Nương nói riêng, với ngưòi phụ nữ nói chung, đồng thời lên tiếng phê phán chế độ xã hội tàn bạo, bất công, lên án chiến tranh đã tước đi hạnh phúc con người. Tính nhân văn của tác phẩm chính là ở đó.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận