Chuyên đề Truyện thơ nôm Trung Đại – Ngữ Văn 9

Đang tải...

Chuyên đề 2. Truyện thơ nôm Trung Đại

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

Tìm hiểu chuyên đề 1:  Truyện văn xuôi chữ hán Trung đại tại đây

1. Khái niệm – nguồn gốc cốt truyện

– Truyện thơ Nôm là thể loại dùng các thể thơ tiếng Việt viết bằng chữ Nôm (thường là thơ lục bát) để kể chuyện (trần thuật). Nội dung của truyện thơ Nôm thường phản ánh đời sống xã hội cũng như thể hiện quan niệm, lí tưởng nhân sinh của tác giả thông qua việc miêu tả, tường thuật lại một cách tương đối trọn vẹn cuộc đời, tính cách nhân vật bằng một cốt truyện với chuỗi các biến cố, sự kiện nổi bật.

– Truyện thơ Nôm có nhiều nguồn gốc cốt truyện khác nhau:

+ Một số tác phẩm sử dụng cốt truyện dân gian (lấy từ cổ tích, thần tích, Phật thoại,…) vốn lưu hành trong dân gian như: Tấm Cám, Thạch Sanh, Quan Ầm Thị Kính, Tống Trân – Cúc Hoa, Trương Chi,…

+ Một số tác phẩm lấy cốt truyện trong văn học viết Trung Quốc (tiểu thuyết chương hồi, truyện truyền kì, ca bản), như: Song Tinh – Bất Dụ, Hoa tiên, Truyện Kiều, Nhị độ mai, Tì bù quốc âm tân truyện,…

+ Một số tác phẩm lấy cốt truyện từ chính cuộc đời tác giả và thực tiễn đời sống (có thông qua hư cấu, sáng tạo) như: Sơ kính tân trang, Truyện Lục Vân Tiên, Vợ ba Cai Vàng, Chàng Lía,...

Dù cốt truyện xuất phát từ nguồn nào thì các truyện thơ Nôm vẫn ít nhiều phản ánh các vấn đề của thực tại xã hội và con người đương thời cũng như phản ánh tâm tư, nguyện vọng của tác giả.

2. Phân loại

Có hai cách phân loại truyện thơ Nôm:

– Càn cứ vào thể thơ dùng để sáng tác, người ta chia truyện thơ Nôm thành hai loại là truyện thơ Nôm Đường luật và truyện thơ Nôm lục bát. Truyện thơ Nôm Đường luật không nhiều, chỉ có một số tác phẩm như: Tô Công phụng sứ, Chiêu Quân cống hồ, Lâm tuyền kì ngộ. Truyện thơ Nôm lục bát chiếm ưu thế với số lượng và thành tựu lớn, đại diện cho truyện thơ Nôm nói chung. Các tác phẩm tiêu biểu có: Truyện Kiều, Hoa tiên, Truyện Lục Vân Tiên, Tống Trân — Cúc Hoa, Phạm Tải — Ngọc Hoa,…

– Căn cứ vào đối tượng sáng tác, người ta chia truyện thơ Nôm thành hai loại là truyện thơ Nôm bình dân và truyện thơ Nôm bác học. Truyện thơ Nôm bình dân do các tác giả trong giới bình dân (thường là khuyết danh) sáng tác. Loại tác phẩm này cũng chủ yếu lưu hành trong dàn gian. Nội dung của chúng thường phản ánh khát vọng của người dân lớp dưới (bình đẳng xã hội, thay đối vị thế xã hội,…). Chất lượng nghệ thuật của loại truyện này cũng ở mức vừa phải, ngôn ngữ gần với lời ăn tiếng nói hằng ngày của nhân dân. Nhóm này có các tác phấm như: Phạm Tải – Ngọc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa, Thoại Khanh – Châu Tuấn,… Truyện thơ Nôm bác học do các tác giả là trí thức Nho học (thường có tên tuổi, lai lịch rõ ràng) sáng tác và lưu hành rộng rãi nhưng chủ yếu vẫn trong giới trí thức tinh hoa. Nội dung của chúng thường phản ánh nhu cầu của giới trí thức lớp trên (giải phóng tình cảm, khẳng định tài năng, phẩm hạnh). Chất lượng nghệ thuật của truyện thơ Nôm bác học khá cao. Nhóm này có những tác phẩm như: Truyện Kiều, Hoa tiên, Phan Trần, Sơ kính tản trang, Truyện Lục Vãn Tiên,…

3. Đặc điểm của truyện thơ Nôm

a) Đặc điểm nội dung

Truyện thơ Nôm có hai chủ đề chính:

– Chủ đề giải phóng tình yêu đôi lứa: Đây là chủ để nổi bật trong các truyện thơ Nôm bác học Sơ kính tăn trang, Truyện Kiểu,… Trong các truyện này, các cặp đôi nhân vật “tài tử – giai nhân” đã đến với nhau bằng tình cảm yêu đương tự nhiên, chân thật, say đắm của tuổi trẻ. Họ cũng đã phải vượt qua những trở ngại của lễ giáo và của các thế lực xã hội khác (nhờ sự trợ giúp nhất định của các lực lượng thần kì hoặc tiến bộ) để cuối cùng nên duyên chồng vợ, hưởng hạnh phúc lứa đôi tương đối trọn vẹn, lí tưởng.

– Chủ đề đấu tranh cho công lí xã hội: Đây là chủ đề nổi bật trong các truyện thơ Nôm bình dân như: Phạm Tải – Ngọc Hoa, Tống Trân – Cúc Hoa, Thoại Khanh – Châu Tuấn,… (ở một số truyện thơ Nôm bác học, chủ đề đấu tranh cho công lí xã hội cũng được đề cập như Truyện Kiều, Truyện Lục Vân Tiên,…), Các truyện này thường kết thúc có hậu (nhờ sự trợ giúp của các lực lượng thần kì, nghĩa hiệp), thoả mãn mơ ước về một xã hội công bằng, về sự thay đổi số phận của các tầng lớp dưới trong xã hội. Các mối tình cao đẹp, trong sáng cũng được nâng niu, ca ngợi.

b) Đặc điểm nghệ thuật

– Kết cấu: Truyện thơ Nôm thường kết cấu theo mô hình: Gặp gỡ (Hội ngộ)Tai biến (Lưu lạc) – Đoàn tụ {Đoàn viên). Tuỳ vào chủ đề của tác phẩm mà phần nào sẽ được nhấn mạnh. Đối vói các truyện thơ Nôm mang chủ đề giải phóng tình yêu đôi lứa, thì “gặp gỡ” thường được nhấn mạnh, tác giả dành nhiều trang viết để đi sâu vào miêu tả và tán dương tình yêu tự do, say đắm. Đối với các truyện thơ Nôm mang chủ đề đấu tranh cho công lí xã hội thì “tai biến” (và sự đấu tranh vượt qua “tai biến”) là phần quan trọng. Tuy nhiên, cả hai loại truyện này đều cơ bản có kết thúc giống nhau: kết thúc có hậu, kết thúc có tính chất lí tưởng. (Tất nhiên, cũng có những tác phẩm có hậu chỉ là bề ngoài, thực chất là kết thúc bi kịch, chẳng hạn như Truyện Kiều, phản ánh khát vọng (đồng thời cũng là sự bế tắc, bất lực) của tác giả trước thực tại bất công, nghiệt ngã.)

– Nhân vật:

+ Nhân vật của truyện thơ Nôm thường được chia thành hai tuyến rõ ràng: nhân vật chính diện (đại diện cho cái tốt, cái tiến bộ) và nhân vật phản diện (đại diện cho cái xấu, cái ác, cái bảo thủ). Ở những truyện thơ Nôm xuất sắc (chẳng hạn Truyện Kiều), lại có những nhân vật lưỡng diện, khó xác quyết là chính diện hay phản diện (như Thúc Sinh trong Truyện Kiều). Có những truyện thơ Nôm lại không có nhân vật phản diện do không đặt ra vấn để đấu tranh giai cấp hoặc đấu tranh tư tưởng (Hoa tiên, Mai đình mộng kí). Cũng có những nhân vật chỉ có ý nghĩa chức năng, không cần xếp vào loại nào (chẳng hạn nhân vật nàng hầu, nhân vật người dẫn đường, thầy bói,…).

+ Nhân vật truyện thơ Nôm cũng thường được xây dựng theo khuôn mẫu, các môtip như: chàng trai nghèo, học giỏi (sau thành đạt), chung tình; cô gái (nhà giàu) nết na, đảm đang, hiếu thảo;… Tuy nhiên, cũng đã có một vài nhân vật truyện thơ Nôm được xây dựng đa chiều, sinh động hơn (có tính cách cá thể, có đời sống tâm lí phong phú,…), điển hình là nhân vật Thuý Kiều trong Truyện Kiều.

+ Ngoại hình các nhân vật cũng được chú ý miêu tả, nhưng nhìn chung vẫn theo lối ước lệ, tượng trưng. Ở những truyện thơ Nôm thành công nhất, ngoại hình nhân vật đã có những nét cá thể hoá, biểu thị tính cách, số phận.

+ Các nhân vật cũng được khắc hoạ thống qua ngôn ngữ đối thoại. Một số nhân vật (ở truyện thơ Nôm bác học) đã được khắc hoạ đời sống tâm lí thông qua việc tả cảnh ngụ tình hoặc miêu tả trực tiếp tâm trạng, tâm lí (ngôn ngữ độc thoại).

– Ngôn ngữ:

+ Tuỳ theo tài năng của tác giả cũng như trình độ phát triển văn học của các vùng miền nơi sản sinh tác phẩm mà ngôn ngữ truyện thơ Nôm hoặc còn thô sơ, mộc mạc hay đã đạt đến mức độ tinh tế, hoàn thiện.

+ Truyện thơ Nôm luôn có sự kết hợp của hai loại ngôn ngữ: ngôn ngữ bình dân và ngôn ngữ bác học. Ngôn ngữ bình dân là lời ăn tiếng nói hằng ngày, ngôn ngữ đời sống (khẩu ngữ, thành ngữ, tục ngữ, phương ngữ,…). Ngôn ngữ bác học là ngôn ngữ được trau chuốt, dùng phổ biến trong nền văn học viết trung đại, thiên về ước lệ tượng trưng, sử dụng nhiều từ Hán Việt, điển tích, điển cố,,văn thi liệu Hán học, nhiều thủ pháp tu từ phức tạp. Mỗi loại ngôn ngữ có ưu thế riêng: ngôn ngữ bình dân thì cụ thể, chi tiết, cá thể hoá; ngôn ngữ bác học thì trang trọng, tao nhã, thâm thuý. Tuỳ từng tác phẩm của từng tác giả mà tỉ lệ hai loại ngôn ngữ này có khác nhau và sự kết hợp, bổ trợ cho nhau cũng khác nhau. Những truyện thơ Nôm thành công là những tác phẩm sử dụng hài hoà, kết hợp nhuần nhuyễn và tận dụng được ưu thế của cả hai loại ngôn ngữ trên.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận