Chuyên đề Thơ hiện đại Việt Nam – Ngữ văn 9

Đang tải...

Chuyên đề Thơ hiện đại Việt Nam

 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1. Tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 9 đều thuộc thời kì từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, với hai giai đoạn: từ năm 1945 đến năm 1975 và từ sau năm 1975 đến hết thế kỉ XX. Cụ thể:

– Giai đoạn 1945 – 1975 có các bài: Đồng chí (Chính Hữu), Đoàn thuyền đánh củ (Huy Cận), Bếp lửa (Bằng Việt), Con cò (Chế Lan Viên), Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Nguyễn Khoa Điềm), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật).

– Giai đoạn từ sau năm 1975 đến hết thế kỉ XX có các bài: Viếng lăng Bác (Viễn Phương), Mùa xuân nho nhỏ (Thanh Hải), Ánh trăng (Nguyễn Duy), Sang thu (Hữu Thỉnh), Nối với con (Y Phương).

Mười một văn bản trên đây được bố trí thành hai cụm bài ở cả hai học kì, không chia theo giai đoạn văn học nên ở cụm nào cũng có những tác phẩm thuộc giai đoạn 1945 – 1975 và sau 1975. Thực ra trong chương trình Ngữ văn THCS, phần thơ hiện đại Việt Nam từ sau năm 1945 còn có một số tác phẩm được đưa vào chương trình lớp 6, lớp 7 như Cảnh khuya, Rằm thúng giêng (Hồ Chí Minh); Đêm nay Bác. không ngủ (Minh Huệ); Lượm (Tố Hữu); Mưa (Trần Đăng Khoa); Tiếng gà trưa (Xuân Quỳnh).

2. Tiến trình thơ Việt Nam (không kể bộ phận thơ ca dân gian) đã trải qua hơn mười thế kỉ, về cơ bản gồm hai loại hình là thơ ca trung đại và thơ hiện đại. Thơ Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 tuy có những biến đổi sâu sắc về nội dung tư tưởng, cảm xúc và việc phản ánh hiện thực đời sống nhưng vẫn là một giai đoạn trong sự phát triển của thơ hiện đại Việt Nam. Thơ giai đọạn này vừa kế tục những đổi mới theo hướng hiện đại của thơ ở giai đoạn 1930 – 1945, đồng thời cũng tìm về nhiều yếu tố của thơ ca dân gian, thơ cổ điển; mặt khác, lại có những tìm tòi, cách tân về phương thức nghệ thuật để phù hợp với thời đại mới, với tư tưởng, cảm xúc của con người thời đại.

Thơ từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đã mở rộng phạm vi phản ánh hiện thực theo hướng tăng cường chất liệu đời sống, nhất là đời sống cách mạng và kháng chiến. Thơ đã ghi lại được nhiều hình ảnh chân thực, sinh động về con người, về đất nước, về nhân dân trong hai cuộc kháng chiến và công cuộc xây dưng sau chiến tranh. Đồng thời, thơ cũng là sự biểu hiện tập trung những tình cảm, cảm xúc tiêu biểu và bao trùm trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam trong một thời kì lịch sử đầy biến động ở chặng đường 1945 – 1975. Thơ tập trung thể hiện những tình cảm chung của dân tộc, nhân dân như tình quê hương, lòng yêu nước, ý chí chiến đấu giành độc lập tự do, tình đồng bào, đồng chí, tình cảm hậu phương với tiền tuyến, lòng kính yêu của nhân dân với lãnh tụ,… Những tình cảm riêng tư của con người như tình mẹ con, cha con, tình yêu đôi lứa, luôn được đặt trong sự thống nhất với tình cảm chung mang tính cộng đồng. Từ sau năm 1975, nhất là từ thời kì đổi mới, thơ được mở rộng biên độ cả về chất liệu thi ca cũng như nội dung trữ tình, đề cập tới mọi phương diện của đời sống cá nhân và đời sống xã hội, thức tỉnh ý thức cá nhân, nhận thức lại nhiều vấn đề của quá khứ và hiện tại, hướng tới những giá trị nhân văn, nhân bản bền vững, về hình thức nghệ thuật, thơ từ sau năm 1945 một mặt tiếp tục khai thác những hình thức quen thuộc trong truyền thống thơ ca dân tộc, nhất là thơ ca dân gian, đồng thời tiếp tục con đường hiện đại hoá về hình thức thơ của thơ mới 1932 – 1945, Xu hướng tự do hoá hình thức thơ đã được khởi phát từ thơ mới, đến sau năm 1945 và nhất là từ sau năm 1975 càng được đẩy mạnh.

Xem thêm: Chuyên đề Truyện hiện đại Việt Nam – Ngữ văn 9

3. Cảm thụ và phân tích tác phẩm thơ hiện đại cũng có những nguyên tắc chung trong việc tìm hiểu tác phẩm thơ trữ tình, nhưng cần chú ý đến những đặc điểm của thơ hiện đại trong sự phân biệt với đặc điểm của thơ trung đại. Sự khác biệt bộc lộ trên nhiều phương diện, từ hệ thống đề tài, cảm hứng đến cách tổ chức kết cấu; từ cách xây dựng hình ảnh, cái tôi trữ tình đến thể thơ, ngôn ngữ, giọng điệu. Cố nhiên, như trên đã nói, thơ hiện đại vẫn có sự kế thừa nhất định những yếu tố nghệ thuật và cả nội dung của di sản thơ ca trung đại, nhưng bao giờ cũng là sự kế thừa có chọn lọc và biến đổi.

Nhìn chung, khi phân tích một bài thơ cần chú ý đến các yếu tố cơ bản: cái tôi và nhân vật trữ tình, cấu tứ, hình ảnh, ngôn ngữ và giọng điệu. Các yếu tố đó không tách rời mà gắn bó, xuyên thấm vào nhau, tạo nên sự thống nhất của một tác phẩm nghệ thuật. Đọc một bài thơ trữ tình cần nhận ra đó là lời của ai, cũng cỏ nghĩa là nhận ra chủ thể trữ tình trong dạng của nhân vật trữ tình. Nhiều trường hợp, trong bài thơ, cùng với cái tôi trữ tình chủ thể còn có một hoặc một vài nhân vật khác là đối tượng giao tiếp và đối tượng cảm xúc của chủ thể trữ tình. Nhiều khi chính nhân vật trữ tình này lại là đối tượng chính được miêu tả, tái hiện trong bài thơ và cái tôi chủ thể thường lùi lại phía sau hoặc chỉ như một đường viền để làm nổi bật nhân vật khác ngoài mình (ví dụ: Lượm trong bài thơ cùng tên của Tố Hữu, người bà trong Bếp lửa của Bằng Việt, người mẹ Tà-ôi trong Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm,…). Đọc bài thơ, trước hết cần nhận ra cái tôi trữ tình và nhân vật trữ tình của bài thơ ấy qua hệ thống ngôn từ, giọng điệu, qua những từ xưng hô trong bài thơ. Một điểm cần lưu ý nữa trong khi tìm hiểu củi tôi trữ tình trong thơ là không nên đổng nhất cái tôi trữ tình với chủ thể nhà thơ trong mọi trường hợp. Nghệ sĩ là người có khả năng hình dung, tưởng tượng và hoá thân trong cảnh ngộ, tâm trạng của nhiều người bằng những kinh nghiệm, trải nghiệm của mình và năng lực riêng của người nghệ sĩ.

Mỗi bài thơ thường tập trung biểu hiện một tâm trạng, nên thơ trữ tình thường không dài (trừ trường hợp có đưa vào nhiều yếu tố tự sự, có khi gần như kể lại một câu chuyện thì bài thơ không thể ngắn). Nhưng để tâm trạng được biểu hiện một cách tập trung và gày được hiệu quả truyền cảm thì cần đến nghệ thuật tổ chức kết cấu bài thơ. Có nhiều cách kết cấu bài thơ, nhưng về cơ bản thì kết cấu của tác phẩm trữ tình chính là mạch diễn biến của tâm trạng, cảm xúc của nhân vật trữ tình. Kết cấu chi phối việc tổ chức mọi yếu tố (ngôn từ, chất liệu, hình ảnh, hình tượng, giọng điệu, cảm xúc, ý tưởng). Kết cấu sóng đôi để thể hiện sự gắn bó của những người đồng đội trong bài thơ Đồng chí đã chi phối cách lựa chọn và tổ chức các chi tiết, hình ảnh, ngôn từ ở từng đoạn của bài thơ. Kết cấu của bài Ánh trăng là mạch diễn biến của mối quan hệ giữa cái tôi trữ tình với trăng (biểu tượng cho đất nước, nhân dân, đồng đội) trong những giai đoạn và thời điểm khác nhau: hồi nhỏ, hồi ở rừng và khi về thành phố, lúc bất ngờ điện tắt.

Ngôn ngữ thơ mang đầy đủ các đặc điểm của ngôn ngữ văn học nói chung, đồng thời có những đặc điểm riêng như: tính bão hoà cảm xúc, giàu nhạc tính (có nhà nghiên cứu còn nêu thêm tính tương xứng như là một đặc điểm của ngôn neữ thơ).

Quan sát tiến trình thơ có thể thấy sự biến đổi rất rõ của ngôn ngữ thơ trong sự biến đổi của các thời đại thi ca, trong các loại hình thơ. Trong thơ trung đại, do sự chi phối của cảm quan thời trung đại về vũ trụ và nhân sinh, do quan niệm mĩ học thiên về tính cân xứng, tính sùng cổ mà ngôn ngữ thơ đậm tính ước lệ, tượng trưng. Sự sáng tạo về ngôn ngữ của nhà thơ hướng vào việc lựa chọn từ ngữ cho đắt, sắp đặt câu thơ cho chỉnh với các quy định về niêm, luật. Thơ hiện đại giải phóng chủ thể trữ tình thoát khỏi những ràng buộc khắt khe, tạo điều kiện phát triển cái tôi cá nhân – cá thể, từ tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và mọi cảm giác. Phù hợp với điều đó, ngôn ngữ thơ cũng thoát khỏi tình trạng nặng nề tính trang nhã, ước lệ, dày đặc điển cố từ chương sách vở để gần gũi hơn với tình cảm, cảm xúc chân thực và tự nhiên của con người. Tổ chức ngôn ngữ của câu thơ cũng chuyển sang hướng gần với lời nói.

Nền thơ cách mạng từ sau Cách mạng tháng Tám 1945 đề cao xu hướng tăng cường tính hiện thực của thơ, chủ trương “mở rộng cánh cửa cho cuộc sống vào thơ, cho thơ đi vào cuộc sống” (Xuân Diệu), đã tạo điều kiện đưa ngôn ngữ của đời sống hằng ngày, khẩu ngữ, ngôn ngữ sinh hoạt, làm ăn của quần chúng, cả ngôn ngữ chính trị, quân sự vào thơ. Mặt khác, do nhu cầu nâng cao sức khái quát, triết lí, suy tưởng nên ngôn ngữ thơ cũng gia tăng chất trí tuệ, sử dụng nhiều biểu tượng, tượng trưng.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận