Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh sách giáo khoa ngữ văn lớp 9

Đang tải...

 

Chuyện cũ trong phủ chúa trịnh ngữ văn lớp 9

Vài nét về tác giả, tác phẩm

Phạm Đình Hổ (1768 – 1839) là nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn hoá, lịch sử, xã hội Việt Nam. Ông sinh trong một gia đình khoa bảng nhưng bản thân chỉ đỗ tú tài. Ông từng dạy học ở nhiều nơi, về già được nhà Nguyễn căn nhắc vào chức Tế tửu Quốc Tử Giám.

Các công trình nghiên cứu của Phạm Đình Hổ có những giá trị nhất định, đặc biệt là giá trị về mặt tư liệu đối với khoa học lịch sử, địa lí, ngôn ngữ, triết học… Các tác phẩm kí sự của ông góp phần làm phong phú kho tàng văn xuôi chữ Hán về mặt thê loại.

Các tác phẩm chính: An Nam chí (Ghi chép về nước An Nam), Ai Lao sứ trình (Hành trình đi sứ Ai Lao), Vũ trung tuỳ bút (Tuỳ bút trong mưa), Tang thương ngẫu lục (Ghi chép ngẫu hứng về những đổi thay dâu bể), Đông Dã học ngôn thi tập (Tập thơ học nói của Đông Dã)… Tất cả đều viết bằng chữ Hán.

Vũ Trung tuỳ bút là tập sách ghi chép có giá trị văn hoá đặc sắc. Tác phẩm đã lưu lại những hình ảnh chân thực của một đoạn đường lịch sử (cuối đời Lẽ và đời Tây Sơn) với nhiều biến động xã hội phức tạp, bao quát trong đó những đặc điểm phổ biến của xã hội phong kiến Việt Nam ở giai đoạn khủng hoảng và tan rã. Đây CÒ1Ỉ là một tài liệu có giá trị về mặt sử học và xã hội học.

1. Câu hỏi 1 (SGK, trang 63)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Đọc toàn văn bản, các chú thích trong SGK để nắm được trọn vẹn nội dung bài văn. Chú ý giọng điệu, ngôn ngữ của tác giả.

b. Gợi ý trả lời

Thói ăn chơi xa xỉ của chúa Trịnh và các quan lại hầu cận được miêu tả rất sống động, rất ấn tượng chỉ qưa một vài chi tiết: Thịnh Vương thích chơi đèn đuốc, thường ngự ở các li cung; xây dựng đình đài cứ liên miên; mỗi tháng ba bốn lần ra cung Thuy Liên; binh lính dàn hầu vòng quanh bốn mặt hồ... Mỗi lần Chúa dạo chơi lại tổ chức hội chợ xung quanh hồ, nhạc công tấu nhạc vang lừng… Trong phủ, tuỳ chỗ, điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh cảnh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bể…

Tác giả sử dụng lối văn ghi chép sự việc: tỏ ra chăm chú quan sát, liệt kê, miêu tả một cách khách quan, nhưng giọng điệu lại hàm ý mỉa mai. Mới đọc, thậm chí có cảm giác ngưòi viết đang ngợi ca cảnh thái bình thịnh trị, sung túc “trong nước vô sự”… Nhưng đọc kĩ, chính việc miêu tả những việc ngang tai trái mắt: bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cô mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì; Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra… bằng giọng văn ghi chép bàng quan lại có một giá trị mỉa mai, phê phán đặc biệt. Bởi vì nó khiến người ta có cảm giác rằng thòi đó, những chuyện vô lí như thế diễn ra thường xuyên đến độ người ta không còn ngạc nhiên nữa. Cái mà tác giả gọi là “vô sự” thật ra lại là sự mục nát đến không thể cứu vãn, suy sụp đến điêu tàn của đất nước dưới sự lộng quyền của vua chúa thòi đó. Nét mỉa mai cay đắng nằm ở đó.

Kết thúc đoạn văn miêu tả, tác giả viết: … kẻ thức giả biết đó là triệu bất tường. “Kẻ thức giả” là một cách gọi phiếm chỉ, gọi chung những người có học vấn nhưng đó cũng có thể hiểu là cách tác giả tự xưng đê nói lên suy nghĩ của mình một cách khách quan và kín đáo. Đồng thời, khi nhận xét với tư cách một ngôi chung, số’ đông như thế, kết luận sẽ có sức nặng hơn.

Chứng kiến sự xa xỉ vô độ của chúa Trịnh, sự lộng hành của bọn quan lại hầu cận, người viết biết rằng sẽ đến lúc nhân dân vạch trần và lật đổ chê độ đó. Ông cảm thấu được sự căm giận, oán hờn của nhân dân nên mối nghe tiếng chim kêu vượn hót trong phủ chúa như tiếng “gió táp mưa sa, vỡ tổ tan đàn”. Ông hiểu được quy luật tất yếu của cuộc sống, của lịch sử, tiên liệu trước thời điểm sụp đổ của thế ìực chính trị giai đoạn này bởi “con giun xéo lắm cũng quằn”, nhân dân bị bóc lột, áp bức quá đáng sẽ nổi lên đấu tranh, chống lại. “Triệu bất tường” ở đây chính là muôn cảnh báo điều đó. Trong thực tế lịch sử, cuộc nổi loạn của kiêu binh, cuộc kháng chiến đánh tan quân Thanh của Nguyễn Huệ… đã chứng minh cho sự tiên liệu này.

Xem thêm Hoàng Lê Nhất Thống Chí Ngữ Văn lớp

9 tại đây.

2. Câu hỏi 2 (SGK, trang 63)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Liệt kê những chi tiết kể về sự nhũng nhiễu của bọn quan lại hầu cận trong đoạn: “Bọn hoạn quan… tai vạ”. Chú ý phân tích tác dụng mấy câu cuối bài. »

b. Gợi ý trả lời

Phạm Đình Hổ miêu tả sự nhũng nhiễu của bọn quan lại hầu cận trong phủ chúa sinh động đến nỗi khiến chúng hiện lên nguyên hình là một bọn cướp ngày: Họ dò xem nhà nào có chậu hoa cây cảnh, chim tốt khiếu hay, thì biên ngay hai chữ “phụng thủ” vào. Đêm đến, các cậu trèo qua tường thành lẻn ra, sai tay chân đem lính đến lấy phăng đi, rồi buộc cho tội đem giấu vật cung phụng để dậm doạ lấy tiền… Chúng vừa trắng trỢn vừa xảo quyệt. Với bản chất ngang ngược, chúng sẵn sàng “phá nhà huỷ tưòng” của dân chỉ để khiêng hòn đá hay cây cổi chúng cướp được. Bằng sự ti tiện, xảo quyệt, tiểu nhân, chúng sẵn sàng không từ một thủ đoạn nào để vơ vét của dân: vu oan, khiến nhiều ngưòi phải “bỏ của ra kêu van chí chết”…

Chi tiết cuối bài văn: mẹ tác giả phải sai ngưòi nhà chặt cây lê “cao vài mươi trượng, lúc nở hoa, trắng xoá thơm lừng” hay cây lựu trắng, lựu đỏ “lúc ra quả trông rất đẹp”… có ý nghĩa tô” cáo rất lớn. Tác giả đã kể lại một chuyện có thật của gia đình mình ở phường Hà Khẩu. Đó là một bằng chứng xác thực mà chính ông là người trong cuộc. Điều đó khắc sâu thêm niềm tin cho người đọc. Đồng thời chi tiết này cũng làm tăng thêm ý nghĩa phê phán cho bài văn: gia đình bà thuộc tầng lớp quan lại quý tộc thời Lê – Trịnh, vậy mà bà cũng buộc phải chặt mấy cái cây đẹp để phòng hậu hoạ. Điều đó chứng tỏ chúa Trịnh, quan lại hầu cận chẳng kiêng nể gì ai, làm mọi điều bất nghĩa miễn là phục vụ quyền lợi, sở thích của chúng. Bộ mặt tham lam, mục ruỗng của bọn vua chúa thời ấy đã bị vạch trần.

3. Câu hỏi 3 (SGK, trang 63)

a. Hướng dẫn tìm hiểu

Tìm hiểu và so sánh các đặc điểm về ngôn ngữ, giọng điệu, ngôi kể, cách dẫn dắt, sắp xếp chi tiết, độ chân thực và mạch kể của tác phẩm này vối những truyện đã học để thấy sự khác nhau giữa chúng.

b. Gọi ý trả lời

Tuỳ bút là một thể loại tự sự trong đó người viết tập trung vào một đề tài nào đó, ghi chép những sự việc nào đó một cách khá phóng túng tuỳ theo cảm hứng ngòi bút của mình. Nhờ sự tự do ấy, tác giả có thể đan cài vào lời kể, lời tả những nhận xét, suy nghĩ, kết luận của cá nhân mình. Ngôn ngữ, giọng điệu, ngôi kể cũng theo đó mà rất linh hoạt. Tuỳ bút thường mang đậm màu sắc chủ quan.

Trong những thể truyện ta đã học, tính chủ quan không đậm đặc như tuỳ bút. Những sự kiện thưòng được sắp xếp theo mạch nhất định nhằm tạo tình huống truyện, từ đó làm nổi bật điều nhà văn muôn nói. Thường thì trong những tác phẩm truyện có chứa đựng nhiều yếu tố hư cấu. Những nhân vật được nhà văn sáng tạo trên cơ sở tài liệu thực tế kết hợp với dụng ý, cảm quan tác giả mà có một cuộc sống riêng trong tác phẩm. Ngoài nhân vật chị Dậu, lão Hạc thuần tuý là nhân vật trong tác phẩm, trực tiếp tham gia tình huống truyện (truyện Lão Hạc, tiểu thuyết Tắt đèn), kế cả nhân vật ông giáo (truyện Lão Hạc) cũng không thể đồng nhất với Nam Cao. Thậm chí ở thể hồi kí như Những ngày thơ ấu, chúng ta cũng không thể quan niệm rằng chú bé Hồng hoàn toàn là nhà văn Nguyên Hồng với một sự trùng khốp tuyệt đốì.

Trong Vũ trung tuỳ bút, người kể chuyện xuất hiện vối tư cách chính là tác giả. Tác giả nhân danh mình mà viết, xưng “ta”. Những sự việc ông kể tuy ghi chép theo kiểu tuỳ hứng nhưng đều là những chuyện có thật được tái hiện một cách cụ thể, sinh động và giàu ý nghĩa.

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận