Chương V Quan Hệ Quốc Tế (1945 – 2000) – Trắc nghiệm lịch sử 12

Đang tải...

Chương V Quan Hệ Quốc Tế (1945 – 2000)

 

Câu 1. Say Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ có ưu thế gì về vũ khí ?

A. Chế tạo nhiều vũ khí thông thường mới.

B. Có đội tàu ngềm hiện đại.

C. Có nhiều hạm đội trên biển.

D. Nắm độc quyền vũ khí nguyên tử, hạt nhân.

Câu 2. Hãy cho biết vì sao Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới.

A. Mĩ là nước có nền kinh tế phát triển nhất thế giới.

B. Mĩ là uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

C. Mĩ là nước thắng trận trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Mĩ vươn lên thành một nước tư bản giàu mạnh nhất và nắm độc quyền vũ khí nguyên tử.

Câu 3. Sự kiện nào đánh dấu sự tan vỡ môi quan hệ đồng minh chống phát xít giữa Mĩ và Liên Xô ?

A. Sự phân chia khu vực đóng quân giữa Mĩ và Liên Xô tại Hội nghị lanta (2 – 1945).

B. Sự ra đời của chủ nghĩa Truman (3 – 1947).

C. Việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử (1949).

D. Sự ra đời của khối NATO (4-9- 1949).

Câu 4. Tùng là đồng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai, tại sao sau chiến tranh Kĩ và Liên Xô lại chuyển sang đối đầu ?

A. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô đều có kẻ thù chung là chủ nghĩa phát xít nên cền phải liên minh với nhau chống chủ nghĩa phát xít.

B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ và Liên Xô có sự đối đều về hệ tư tưởng, chế độ xã hội, chính sách đối ngoại. Liên Xô chủ trương duy trì hoà bình, an ninh thế giới, bảo vệ thành quả của chủ nghĩa xã hội, còn Mĩ thì ngược lại.

C. Mĩ và Liên Xô đều muốn khẳng định ưu thế của mình trên nhiều lĩnh vực và vươn lên làm bá chủ thế giới.

D. Mĩ và Liên Xô mâu thuẫn về lợi ích ở nhiều khu vực trên thế giới.

Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô và chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh nào ?

A. Chủ nghĩa xã hội đã trở thành hệ thống thế giới, ảnh hưởng của Liên Xô và chủ nghĩa xã hội nói chung ngày càng lớn.

B. Cách mạng Trung Quốc giành thắng lợi.

C. Cách mạng Cuba giành thắng lợi.

D. Kĩ trở thành nước giàu mạnh nhất về kinh tế – tài chính, quân sự và đang nắm trong tay lợi thế vũ khí nguyên tử, Mĩ tự cho mình quyền lãnh đạo thế giới.

Câu 6. Sự kiện nào được xem là khởi đẩu cho chính sách chống Liên Xô và gây nên cuộc Chiến tranh lạnh của Mĩ?

A. Mĩ thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

B. Thông điệp của Tổng thống Mĩ Truman tại Quốc hội Mĩ(1947).

C. Mĩ thực hiện Kế hoạch Mácsan viện trợ cho các nước Tây Âu.

D. Mĩ viện trợ khẩn cấp 400 triệu USD cho Hi Lạp và Thổ Nhĩ Kì, biến hai nước này thành căn cứ tiền phương chống Liên Xô.

Câu 7. Cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động hiểu theo nghĩa đầy đủ nhất là gì ?

A. Chuẩn bị gây chiến tranh thế giới.

B. Xây dựng nhiều căn cứ quân sự bao vây Liên Xô và các nước XHCN.

C. Là cuộc chạy đua vũ trang, chuẩn bị chiến tranh, làm cho nhân loại thấy “luôn luôn ở trong tình trạng căng thẳng”.

D. Dùng sức mạnh quân sự để đe doạ đối phương.

Câu 8. Ý nào dưới đây không thể hiện đúng bản chất của Chiến tranh lạnh ?

A. Là cuộc chiến tranh không tiếng súng.

B. Là cuộc đối đầu căng thẳng giữa hai phe – phe tư bản chủ nghĩa do Mĩ đứng đầu và phe xã hội chủ nghĩa do Liên Xô làm trụ cột.

C. Là cuộc đối đều câng thẳng trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, kinh tế.

D. Ngoại trừ xung đột quân sự trực tiếp giữa Mĩ và Liên Xô.

Câu 9. Mĩ thực hiện Kế hoạch Mácsan ngoài giúp các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế còn nhằm mục đích gì ?

A. Thực hiện cam kết của Mĩ đối với đổng minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh kinh tế với Mĩ.

C. Tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự chống Liên Xô và các nước Đông Âu.

D. Tạo điểu kiện để phục hưng châu Âu sau chiến tranh.

Câu 10. Nguyên nhân quan trọng đầu tiên dẫn đến sự phân chia đối lập về kinh tế và chính trị giữa các nước Tây Âu tư bản chủ nghĩa và các nước Đông Âu xã hội chủ nghĩa là

A. Mĩ thực hiện Kế hoạch Mácsan giúp các nước Tây Âu.

B. Mĩ thành lập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).

C. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế.

D. Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Tổ chức Hiệp ước Vácsava.

Câu 11. Sự ra đòi của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) và Tổ chức Hiệp ước Vácsava đã dẫn đến tình trạng gì trong quan hệ quốc tế ?

A. Chiến tranh lạnh bắt đều.

B. Tình trạng đối đều căng thẳng giữa Liên Xô và Mĩ bắt đều.

C. Đánh dấu sự xác lập của cục diện hai cực, hai phe; Chiến tranh lạnh bao trùm cả thế giới.

D. Chiến tranh lạnh ở gỉai đoạn căng thẳng nhất.

Câu 12. Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập nhằm mục tiêu gì ?

A. Đàn áp phong trào cách mạng thế giới.

B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

C. Duy trì hoà bình và an ninh ở châu Âu.

D. Thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hoà bình của Liên hợp quốc.

Câu 13. Sự kiện nào đánh dấu việc chấm dứt thời kì Chiến tranh lạnh ?

A. Những năm 1972 – 1991, Liên Xô và Mĩ đã kí nhiều hiệp ước, hiệp định về hạn chế và thủ tiêu vu khí hạt nhân.

B. Tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh của Tổng thống Mĩ Busơ và nhà lãnh đạo Liên Xô Goócbachốp (12- 1989).

C. Tổ chức Hiệp ước Vácsava ngừng hoạt động (1 – 7 -1991).

D. Liên Xô tan rã (1991).

Câu 14. Chiến tranh lạnh chấm dứt đẵ tạo điều kiện để giải quyết những vân đề gì trên thế giới ?

A. Tình trạng đối đầu giữa Liên Xô và Mĩ.

B. Duy trì hoà bình và an ninh ở châu Âu.

C. Tạo điều kiện giải quyết các vấn đề có tính toàn cầu.

D. Giải quyết hoà bình và các vụ tranh chấp, xung đột đang diễn ra ở nhiều khu vực trên thế giới.

Câu 15. Trật tự hai cực lanta sụp đổ khỉ nào ?

A. Tổ chức Hiệp ước Vácsava ngừng hoạt động.

B. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu tan rã.

C. Liên bang Xô viết sụp đổ.

D. Cực Liên Xô tan rã, hệ thống xã hội chủ nghĩa trên, thế giới không tồn tại.

Câu 16. Sau Chiến tranh lạnh các quốc gia điều chỉnh chiến lược phát triển như thế nào ?

A. Tập trung vào phát triển kinh tế để xây dựng sức mạnh thực sự của mỗi quốc gia.

B. Hình thành các liên minh khu vực để bảo vệ chủ quyền quốc gia và phát triển kinh tế.

C. Các quốc gia tiến hành nhất thể hóa các tổ chực khu vực để hình thành các liên minh chính trị, quân sự.

D. Tăng cường quan hệ hợp tác với Mĩ.

Câu 17. Hãy xác định nhân tố chủ yếu chi phối quan hệ quốc tế nửa sau thế kỉ XX.

A. Chiến tranh lạnh.                              B. Xu thế toàn cầu hoá.

C. Các liên minh kinh tế.                       D. Các khối quân sự đối lập.

Câu 18. Nguyên nhân dẫn đến sự đối đẩu giữa Liên Xô và Mĩ sau Chiến tranh thếgiới thứ hai ?

A. Mĩ muốn làm bá chủ thế giới.

B. Mĩ nắm độc quyền bom nguyên tử.

C. Cả hai nước đều muốn làm bá chủ thế giới.

D. Liên Xô và Mĩ đối lập nhau về mục tiêu và chiến lược.

Câu 19. Mục tiêu chiến lược của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?

A. Bảo vệ hòa bình, an ninh thế giới.

B. Đoàn kết phong trào công nhân quốc tế.

C. Giúp các quốc gia Đông Âu xây dựng và phát triển đất nước.

D. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa tư bản và chế độ người bóc lột người.

Câu 20. Mục tiêu, chiến lược của Mĩ nhằm thực hiện mưu đồ bá chủ thế giới là gì ?

A. Mở rộng quan hệ hợp tác với tất cả các nước trên thế giới.

B. Bắt tay, hợp tác với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Can thiệp sâu vào công việc nội bệ của nhiều nước trên thế giới.

D. Chống Liên Xô, chủ nghĩa xã hội và phong trào cách mạng thế giới.

Câu 21. Bản thông điệp mà Tổng thống Tơruman gửi Quốc hội Mĩ ngày 12-3-1947 được xem là sự khởi đầu cho

A. Mưu đồ làm bá chủ thế giới của Mĩ.

B. Các nước Tây Âu phục hồi nền kinh tế sau chiến tranh.

C. Chính sách chống Liên Xô, gây nên tình trạng chiến tranh lạnh.

D. Việc tập hợp các nước Tây Âu vào liên minh quân sự với Mĩ.

Câu 22. Thất bại nặng nề nhất của đế quốc Mĩ trong quá trình thực hiện “chiến lược toàn cầu” bởi

A. Thắng lợi của cách mạng Trung Quốc năm 1949.

B. Thắng lợi của cách mạng Cuba năm 1959.

C. Thắng lợi của cách mạng Hổi giáo Iran năm 1979.

D. Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam.

Câu 23. Hậu quả nặng nề, nghiêm trọng mà cuộc chiến tranh lạnh để lại là gì ?

A. Thế giới luôn ở trong tình trạng căng thẳng, đối đều, nguy cơ bùng nổ chiến tranh thế giới.

B. Nhiều căn cứ quân sự được thiết lập ở Đông Đức và Tây Đức.

C. Các nước phải chịu sự áp đặt của Xô-Mĩ.

D. Các nước chạy đua vũ trang.

Câu 24. Một trong những nguyên nhân Xô Mĩ chấm dứt chiến tranh lạnh là

A. Cuộc chạy đua vũ trang làm Xô- Mỹ quá tốn kém và suy giảm về nhiều mặt.

B. Nhân dân các nước thuộc địa phản đối cuộc chiến tranh này.

C. Liên Hợp Quốc yêu cầu chấm dứt cuộc chiến tranh lạnh.

D. Nhân dân thế giới phản ứng quyết liệt cuộc chiến tranh lạnh.

Câu 25. Sau chiến tranh thế giới thứ hai, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô thay đổi như thế nào ?

A. Từ liên minh chống phát xít chuyển sang đối đẩu do chiến tranh lạnh.

B. Hợp tác cùng nhau giải quyết nhiều vấn đề quốc tế lớn.

C. Chuyển từ đối đều sang đối thoại.

D. Mâu thuẫn nhau gay gắt về quyền lợi.

Câu 26. Định ước Henxinki là biểu hiện chứng tỏ xu thế hòa hoãn giữa hai phe tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa vì lí

A. Tạo cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh ở châu Âu.

B. Tạo cơ chế giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh thế giới.

C. Giải quyết các vấn đề liên quan đến hòa bình, an ninh châu Á.

D. Giải quyết các vấn đề liên quan đến kinh tế, chính trị châu Âu.

Câu 27. Tình hình thế giới sau chiến tranh lạnh đã đặt các quốc gia phải làm gì để vươn lên phát triển ?

A. Phải nắm bắt thời cơ.

B. Phải tiến hành chiến tranh để xác lập vị thế của mình.

C. Phải nắm bắt thời cơ, đẩy lùi thách thức.

D. Hạn chế thách thức và vươn lên.

Câu 28. Nhận định nào sau đây là đúng nhất sau vụ khủng bố 11 – 9 – 2001 ở Mĩ?

A. Chủ nghĩa khủng bố không chỉ là vận đề riêng của Mĩ mà là vấn đề chung của toàn thế giới.

B. Nước Mĩ luôn đứng trước nguy cơ khủng bố và an nnh chính trị bị đe dọa.

C. Mĩ và các nước Tây Âu luôn đứng trước nguy cơ bị tấn công và khủng bố.

D. Các nước Đông Nam Á đang đứng trước nguy cơ bị tấn công và khủng bố.

⇒ Xem đáp án Chương V tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận