Chương trình Ngữ Văn lớp 10 mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Đang tải...

Chương trình Ngữ Văn lớp 10 mới

I/ Yêu cầu cần đạt

ĐỌC
ĐỌC HIỂU
Văn bản văn học
Đọc hiểu nội dung

– Biết nhận xét nội dung bao quát của văn bản; biết phân tích các chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm.
– Phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản; phân tích được một số căn cứ để xác định chủ đề.
– Phân tích và đánh giá được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo mà người viết thể hiện qua văn bản. Phát hiện được các giá trị đạo đức, văn hoá từ văn bản.
Đọc hiểu hình thức
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của sử thi, truyện thần thoại như: không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,…
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của truyện như: nhân vật, câu chuyện, người kể chuyện ngôi thứ 3 ( người kể chuyện toàn tri) và người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri) điểm nhìn, lời người kể chuyện, lời nhân vật,…
– Phân tích và đánh giá được giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố trong thơ như từ ngữ, hình ảnh, vần, nhịp, đối, chủ thể trữ tình, nhân vật trữ tình.
– Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của văn bản chèo hoặc tuồng như: đề tài, tính vô danh, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền,…
Liên hệ, so sánh, kết nối
– Vận dụng được những hiểu biết về tác giả Nguyễn Trãi để đọc hiểu một số tác phẩm của tác giả này.
– Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử – văn hoá được thể hiện trong văn bản văn học.

– Liên hệ để thấy được một số điểm gần gũi về nội dung giữa các tác phẩm văn học thuộc hai nền văn hoá khác nhau.
– Nêu được ý nghĩa hay tác động của tác phẩm văn học đối với quan niệm, cách nhìn, cách nghĩ và tình cảm của người đọc; thể hiện được cảm xúc và sự đánh giá của cá nhân về tác phẩm.
Đọc mở rộng
– Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 35 văn bản văn học (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có thể loại và độ dài tương đương với các văn bản đã học.
– Học thuộc lòng một số đoạn thơ, bài thơ yêu thích trong chương trình.
Văn bản nghị luận
Đọc hiểu nội dung
– Nhận biết và phân tích được nội dung của luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản.
– Xác định được ý nghĩa của văn bản. Phân tích được mối quan hệ giữa các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; vai trò của các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong việc thể hiện nội dung chính của văn bản.
– Dựa vào các luận điểm, lí lẽ và bằng chứng trong văn bản để nhận biết được mục đích, quan điểm của người viết.
Đọc hiểu hình thức
– Nhận biết và phân tích được cách sắp xếp, trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng của tác giả.

– Nhận biết và phân tích được vai trò của các yếu tố biểu cảm trong văn bản nghị luận.
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nhận biết và phân tích được bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội

– Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản đối với quan niệm sống của bản thân.
Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 9 văn bản nghị luận (bao gồm cả văn bản được hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có độ dài tương đương với các văn bản đã học.
Văn bản thông tin
Đọc hiểu nội dung
– Biết suy luận và phân tích mối liên hệ giữa các chi tiết và vai trò của chúng trong việc thể hiện thông tin chính của văn bản.
– Phân tích và đánh giá được đề tài, thông tin cơ bản của văn bản, cách đặt nhan đề của tác giả; nhận biết được mục đích của người viết.
Đọc hiểu hình thức
– Nhận biết được một số dạng văn bản thông tin tổng hợp: thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận; giải thích được mục đích của việc lồng ghép các yếu tố đó vào văn bản.
– Nhận biết và phân tích được sự kết hợp giữa phương tiện giao tiếp ngôn ngữ và các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ để biểu đạt nội dung văn bản một cách sinh động, hiệu quả.
– Phân tích, đánh giá được cách đưa tin và quan điểm của người viết ở một bản tin.
Liên hệ, so sánh, kết nối
Nêu được ý nghĩa hay tác động của văn bản thông tin đã đọc đối với bản thân.

Đọc mở rộng
Trong 1 năm học, đọc tối thiểu 18 văn bản thông tin (bao gồm cả văn bản được
hướng dẫn đọc trên mạng Internet) có kiểu văn bản và độ dài tương đương với các
văn bản đã học.

VIẾT
Quy trình viết
– Viết được văn bản đúng quy trình, bảo đảm các bước đã được hình thành và rèn luyện ở các lớp trước; có hiểu biết về vấn đề quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn.
Thực hành viết
– Viết được một văn bản nghị luận về một vấn đề xã hội; trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm; có cấu trúc chặt chẽ; sử dụng các bằng chứng thuyết phục:
chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ.
– Viết được một văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề, những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng của chúng.
– Viết được một bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.
– Viết được một bài luận về bản thân.
– Viết được bản nội quy hoặc bản hướng dẫn ở nơi công cộng.
– Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, có sử dụng trích dẫn, cước chú và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.

NÓI VÀ NGHE
Nói
– Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.
– Trình bày được báo cáo về một kết quả nghiên cứu hay hoạt động trải nghiệm.
– Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân).
Nghe
– Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói. Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.
Nói nghe tương tác
– Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó; tôn trọng người đối thoại.

II/ Nội dung

KIẾN THỨC TIẾNG VIỆT
1. Lỗi dùng từ và cách sửa
2. Lỗi về trật tự từ và cách sửa
3.1. Biện pháp tu từ chêm xen, liệt kê: đặc điểm và tác dụng
3.2. Lỗi về liên kết đoạn văn và văn bản: dấu hiệu nhận biết và cách chỉnh sửa
3.3. Kiểu văn bản và thể loại
– Văn bản nghị luận: mục đích, quan điểm của người viết; cách sắp xếp,
trình bày luận điểm, lí lẽ và bằng chứng; các yếu tố tự sự, biểu cảm
trong văn bản nghị luận; bài nghị luận về một vấn đề xã hội; bài nghị luận
phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học; bài nghị luận về bản thân
– Văn bản thông tin: sự kết hợp giữa phương tiện ngôn ngữ và các phương
tiện giao tiếp phi ngôn ngữ; sự kết hợp các phương thức biểu đạt; cách đưa tin và quan điểm của người viết; văn bản thuyết minh tổng hợp; nội
quy, bản hướng dẫn ở nơi công cộng
3.4. Cách đánh dấu phần bị tỉnh lược trong văn bản, cách chú thích trích dẫn và ghi cước chú
4. Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ: hình ảnh, số liệu, biểu đồ, sơ
đồ,…
KIẾN THỨC VĂN HỌC
1. Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm
2.1. Câu chuyện, người kể chuyện ngôi thứ ba (người kể chuyện toàn tri), người kể chuyện ngôi thứ nhất (người kể chuyện hạn tri), điểm nhìn trong truyện
2.2. Một số yếu tố của sử thi, truyện thần thoại: không gian, thời gian, cốt
truyện, người kể chuyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật,…; giá trị và sức sống của sử thi
2.3. Giá trị thẩm mĩ của một số yếu tố hình thức trong thơ
2.4. Một số yếu tố của kịch bản chèo hoặc tuồng dân gian: tính vô danh, đề
tài, tích truyện, nhân vật, lời thoại, phương thức lưu truyền,…
3.1. Bối cảnh lịch sử hoặc bối cảnh văn hoá, xã hội và tác phẩm
3.2. Những hiểu biết cơ bản về Nguyễn Trãi giúp cho việc đọc hiểu một số tác phẩm tiêu biểu của tác gia này
3.3. Sự gần gũi về nội dung giữa những tác phẩm văn học thuộc các
nền văn hoá khác nhau
3.4. Tác phẩm văn học và người đọc
NGỮ LIỆU
1.1. Văn bản văn học
– Thần thoại
– Truyện thơ dân gian, truyện ngắn, tiểu thuyết
– Thơ trữ tình
– Kịch bản chèo hoặc tuồng
1.2. Văn bản nghị luận
– Nghị luận văn học
– Nghị luận xã hội
1.3. Văn bản thông tin
– Báo cáo nghiên cứu; văn bản thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận

– Nội quy, văn bản hướng dẫn
2. Gợi ý chọn văn bản: xem danh mục gợi ý

 

CHUYÊN ĐỀ HỌC TẬP LỚP 10

Chuyên đề 10.1. TẬP NGHIÊN CỨU VÀ VIẾT BÁO CÁO VỀ MỘT VẤN ĐỀ VĂN HỌC DÂN GIAN

– Biết các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn
học dân gian.
– Biết viết một báo cáo nghiên cứu.
– Vận dụng được một số hiểu biết từ chuyên đề để đọc hiểu và viết về văn học dân gian.
– Biết thuyết trình một vấn đề của văn học dân gian.

Nội dung:

1. Các yêu cầu và cách thức nghiên cứu một vấn đề văn học dân gian
2. Cách viết một báo cáo nghiên cứu
3. Một số vấn đề có thể nghiên cứu về văn học dân gian
4. Yêu cầu của việc tổ chức thuyết trình một vấn đề của văn học dân gian

Chuyên đề 10.2. SÂN KHẤU HOÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC

– Hiểu thế nào là sân khấu hoá tác phẩm văn học.
– Biết cách tiến hành sân khấu hoá một tác phẩm văn học.
– Biết đóng vai các nhân vật và biểu diễn.
– Nhận biết được sự khác biệt giữa ngôn ngữ trong văn bản văn học và ngôn ngữ trong văn bản sân khấu.

Nội dung:

1. Tác phẩm văn học và sân khấu hoá tác phẩm văn học
2. Quy trình tiến hành sân khấu hoá một tác phẩm văn học
3. Cách nhập vai, diễn xuất, thực hành sân khấu hoá tác
phẩm văn học
4. Ngôn ngữ trong văn bản văn học và ngôn ngữ (đa phương
thức) trong văn bản sân khấu

Chuyên đề 10.3. ĐỌC, VIẾT VÀ GIỚI THIỆU MỘT TẬP THƠ, MỘT TẬP TRUYỆN NGẮN HOẶC MỘT TIỂU THUYẾT

– Biết cách đọc một tập thơ, tập truyện ngắn, một tiểu thuyết.
– Biết cách viết bài giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn, một tiểu thuyết.
– Biết cách trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn, một tiểu thuyết.

Nội dung:

1. Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn, một tiểu thuyết
2. Cách viết bài giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn, một tiểu thuyết
3. Yêu cầu của việc trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn, một tiểu thuyết

Xem thêm:

Chương trình Ngữ Văn lớp 9 mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo TẠI ĐÂY. 

Đang tải...

Related Posts

loading...

Bình luận