Chương IV Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản (1945 – 2000) – Trắc nghiệm lịch sử 12

Đang tải...

Chương IV Mĩ – Tây Âu – Nhật Bản (1945 – 2000)

 

Câu 1. Hãy cho biết tình hình kinh tế Mĩ trong thời gian 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

A. Kinh tế Mĩ bước vào giai đoạn phát triển về mọi mặt.

B. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

C. Bị kinh tế Nhật Bản, Tây Âu cạnh tranh quyết liệt.

D. Kinh tế Mĩ bước vào giai đoạn suy thoái, khủng hoảng.

Câu 2. Tình hình khoa học – kĩ thuật của Kĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ra sao?

A. Có một số phát minh trên một số lĩnh vực phục vụ mục đích quân sự.

B. Mĩ là nước đi sau trong các phát minh khoa học – kĩ thuật.

C. Mĩ là nước khởi đều cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật và đạt nhiều thành tựu. D. Có chính sách đầu tư để phát triển khoa học – kĩ thuật.

Câu 3. Điểm nổi bật của tình hình kinh tế Kĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?

A. Mĩ trở thành nước tư bản giàu mạnh, đứng thứ hai trên thế giới.

B. Kinh tế Mĩ ngày càng giảm sút do đất nước bị chiến tranh tàn phá.

C. Mĩ trở thành trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới.

D. Kinh tế Mĩ phát triển chậm lại do chính sách chạy đua vũ trang.

Câu 4. Ý nào không phải là nguyên nhân dẫn đến sự phát triển kinh tế Mĩ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?

A. Mĩ có lãnh thổ rộng lớn, tài nguyên giàu có, khí hậu thuận lợi, nguồn nhân lực dồi dào với trình độ cao.

B. Phát động cuộc Chiến tranh lạnh, chống lại Liên xô và các nước xã hội chủ nghĩa, lôi kéo các nước đổng minh Tây Âu và Nhật Bản để phát triển kinh tế.

C. Mĩ áp dụng những thành tựu của khoa học – kĩ thuật nâng cao năng suất lao động, cải tiến điều hành quản lí, giảm giá thành sản phẩm.

D. Kinh tế Mĩ có khả năng cạnh tranh lớn và có hiệu quả, các chính sách và biện pháp điều tiết của Chính phủ Mĩ có vai trò quan trọng thúc đẩy sản xuất.

Câu 5. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ thực hiện chính sách đối ngoại như thế nào ?

A. Hoà bình hợp tác với các nước trên thế giới.

B. Triển khai “chiến lược toàn cầu” với tham vọng bá chủ thế giới.

C. Bắt tay với Trung Quốc.

D. Dung dưỡng một số nước đồng minh để chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 6. “Chiến lược toàn cầu” do Tổng thống nào của Mĩ đề ra ?

A. Truman.                 B. Kennơđi.               C. Aixenhao.                    D.Giônxơn

Câu 7. Sau Chiến tranh lạnh, Mĩ có âm mưu gì ?

A. Chuẩn bị đề ra chiến lược mới.

B. Vươn lên chi phối, lãnh đạo toàn thế giới.

C. Dùng sức mạnh kinh tế thao túng mọi hoạt động khác.

D. Thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình.

Câu 8. Nội dung nào không phải là thành công của Mĩ trong chính sách đối ngoại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?

A. Thực hiện nhiều chiến lược qua các đời Tổng thống.

B. Lập được nhiều khối quân sự ở khắp các châu lục.

C. Thực hiện được một số mưu đồ góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô.

D. Tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh.

Câu 9. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ sử dụng những biện pháp nào để can thiệp vào nội bộ các nước khác ?

A. Dùng vũ lực can thiệp thô bạo vào tình hình các nước.

B. Dùng khẩu hiệu thúc đẩy dân chủ và tôn giáo.

C. Sử dụng tiền để đều tư, đồng thời gây sức ép.

D. Coi đồng minh ở các khu vực là công cụ để thực hiện “chiến lược toàn cầu”.

Câu 10. Sự thất bại của Mĩ trong thực hiện chính sách đối ngoại từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai biểu hiện như thế nào ?

A. Thất bại ở nhiều nơi như Việt Nam, Cuba, một số nước thuộc khu vực Mĩ Latinh, Apganixtan, Trung Đông.

B. Thất bại trong việc hạn chế ảnh hưởng và sự lớn mạnh của Liên Xô, Trung Quốc và các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Thất bại trong việc kìm hãm sự ra đời của các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu.

D. Thất bại trong việc hạn chế ảnh hưởng của Nhật Bản và Tây Âu.

Câu 11. Nguyên nhân dẫn đến chính sách đối ngoại của Mĩ bị thất bại ở nhiều nơi sau Chiến tranh thế giói thứ hai là

A. Xu thế tất yếu của thời đại, phong trào giải phóng dân tộc sau Chiến tranh thế giới thứ hai dâng cao.

B. Một mình Mĩ không thể thực hiện được “chiến lược toàn cầu”.

C. Các đồng minh của Mĩ là Nhật Bản, Tây Âu không tán thành mục tiêu của chính sách đối ngoại.

D. Sự lớn mạnh của phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, sự sai lầm trong chính sách đối ngoại cụ thể của Mĩ.

Câu 12. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc và trật tự hai cực lanta tan rã, mục tiêu trong chính sách đối ngoại của Mĩ là gì ?

A. Thúc đẩy dân chủ trên thế giới.

B. Can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác.

C. Tìm cách vươn lên chi phối, lãnh đạo thế giới, muốn thiết lập trật tự thế giới đơn cực.

D. Đơn phương sắp đặt và chi phối trật tự thế giới mới.

Câu 13. Vụ khủng bố 11 – 9 – 2001 đã tác động như thế nào đến chính sách của nước Mĩ ?

A. Tăng cường an ninh nội địa nước Mĩ.

B. Tăng cường hợp tác với các nước đồng minh trên thế giới.

C. Điều chỉnh chính sách đối với các nước Hồi giáo.

D. Nước Mĩ rất dễ bị tổn thương và dẫn đến sự thay đổi quan trọng trong chính sách đối nội, đối ngoại khi bước vào thế kỉ XXI.

Câu 14. Sự đối đầu Xô – Mĩ trong Chiến tranh lạnh đã ảnh hưởng gì đến nước Mĩ ?

A. Mĩ vươn lên chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế.

B. Kĩ trở thành cực duy nhất lãnh đạo thế giới.

C. Làm suy giảm vị thế của Mĩ, trong khi Tây Âu và-Nhật Bản có điều kiện vươn lên.

D. Mĩ mất dần vai trò chi phối các nước đồng minh ở Tây Âu và Nhật Bản.

Câu 15. Kĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh trong bối cảnh lịch sử nào ?

A. Các cuộc xung đột trên thế giới ngày càng gia tăng, hai nước Mĩ và Liên Xô cần hợp tác giải quyết xung đột.

B. Sự đối đầu Xô – Mĩ làm suy giảm vị thế của Mĩ, trong khi Tây Âu và Nhật Bản có điều kiện vươn lên, xu thế đối thoại và hoà hoãn ngày càng chiếm ưu thế trên thế giới.

C. Chủ nghĩa khủng bố đe doạ hoà bình thế giới đặt ra yêu cầu hai nước Mĩ và Liên Xô cần hợp tác để chống khủng bố.

D. Nhiều vấn đề có tính toàn cầu như dịch bệnh, ô nhiễm môi trường,… đòi hỏi Mĩ và Liên Xô hợp tác để giải quyết.

Câu 16. Trong thập kỉ 90 của thế kỉ XX, chính sách đối ngoại của Mĩ đã có những thay đổi căn bản. Chính sách nào dưới đây thể hiện sự thay đổi căn bản đó ?

A. Ngăn đe thực tế.                        B. Đối đều trực tiếp.

C. Phản ứng nhanh.                          D. Cam kết và mở rộng.

Câu 17. Vì sao Mĩ thực hiện chiến lược toàn cầu ?

A. Mĩ có sức mạnh về quân sự.

B. Mĩ có thế lực về kinh tế.

C. Mĩ khống chế các nước đồng minh và các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Mĩ tham vọng làm bá chủ thế giới.

Câu 18. Vì sao năm 1972 Mĩ thiết lập quan hệ ngoại giao với Trung Quốc và thăm Liên xô ?

A. Mĩ muốn bình thường hóa mối quan hệ với Trung Quốc và Liên Xô

B. Thực hiện chính sách hòa hoãn với Trung Quốc và Liên Xô để chống lại phong trào cách mạng của các dân tộc.

C. Mĩ muốn thay đổi chính sách đối ngoại với các nước xã hội chủ nghĩa

D. Mĩ muốn kết nạp thêm các nước đổng minh để chống lại các nước thuộc địa

Câu 19. Nguyên nhân dẫn đến sự suy yếu của nền kinh tế Mĩ?

A. Sự vươn lên cạnh tranh của Tây Âu và Nhật Bản

B. Kinh tế Mĩ không ổn định do vấp phải nhiều cuộc suy thoái, khủng hoảng.

C. Do theo đuổi tham vọng bá chủ thế giới.

D. Tình trạng giàu nghèo quá chênh lệch trong các tầng lớp xã hội.

Câu 20. “Chiêu bài” Mĩ sử dụng để can thiệp vào công việc nội bộ của các nước khác được đề ra trong “Chiến lược cam kết và mở rộng” là

A. Tự do tín ngưỡng                            B. ủng hộ độc lập dân tộc.

C. Thúc đẩy dân chủ                           D. chống chủ nghĩa khủng bố.

Câu 21. Điểm giống nhau trong chính sách đối ngoại của các đòi Tổng thống Mĩ (từ Truman đến Nich xơn) là

A. Chuẩn bị tiến hành “Chiến tranh tổng lực”.

B. Ủng hộ” Chiến lược toàn cầu”.

C. Xác lập một trật tự thế giới có lợi cho Mĩ.

D. Theo đuổi “Chủ nghĩa lấp chỗ trống”.

Câu 22. Yếu tố nào làm thay đổi chính sách đối nội và đối ngoại của nước Mĩ khi bước sang thế kỉ XXI ?

A. Chủ nghĩa khủng bố                        B. Chủ nghĩa li khai.

C. Sự suy thoái về kinh tế                  D. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.

Câu 23. Kế hoạch Mácsan (6 “ 1947) còn được gọi là

A. Kế hoạch khôi phục châu Âu.

B. Kế hoạch phục hưng kinh tế các nước châu Âu.

C. Kế hoạch phục hưng châu Âu.

D. Kế hoạch phục hưng kỉnh tế châu Âu.

Câu 24. Nguyên nhân khách quan nào đã giúp kỉnh tế các nước Tây Âu phục hồi sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?

A. Được đền bù chiến phí từ các nước bại trận.

B. Tinh thần lao động tự lực của nhân dân các nước Tây Âu.

C. Sự viện trợ của Mĩ trong kế hoạch Mácsan.

D. Sự giúp đỡ của Liên Xô.

Câu 25. Chính sách ưu tiên hàng đầu của các nước Tây Âu về chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?

A. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

B. Tăng cường bóc lột bằng các hình thức thuế.

G. Tiến hành tổng tuyển cử tự do.

D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Câu 26. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, kinh tế các nước Tây Âu phát triển , nhất trong khoảng thời gian nào ?

A. Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1950.

B. Từ thập niên 50 đến thập niên 70 của thế kỉ XX.

C. Trong thập niên 80 của thế kỉ XX.

D. Trong thập niên 90 của thế kỉ XX.

Cây 27. Từ năm 1945 đến năm 1950, tình hình kinh tế, chính trị các nước Tây Âu có gì nổi bật ?

A. Nền kinh tế bị tàn phá nặng nề do ảnh hưởng của Chiến tranh thế giới thứ hai.

B. Giai cấp tư sản tiến hành củng cố chính quyền và khôi phục kinh tế, hàn gắn vết thương chiến tranh.

C. Nền kinh tế phát triển mạnh vượt mức so với trước chiến tranh.

D. Giai cấp tư sản tiến hành các hoạt động đàn áp nhân dân lao động.

Câu 28. Khôi quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ thành lập năm 1949 nhằm mục đích gì ?

A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.

C. Chống lại Liên Xô, Trung Quốc và Việt Nam.

D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.

Câu 29. Tại sao nói Liên minh châu Âu là tổ chức chính trị, kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay?

A. Thành lập được Nghị viện châu Âu với sự tham gia của các nước thành viên.

B. Sử dụng đồng tiền chung châu Âu (đổng ơrô).

C. Là tổ chức có số lượng nước tham gia đông nhất hiện nay,chiếm 1/4 GDP của

thế giới, có trình độ khoa học – kĩ thuật tiên tiến.

D. Là tổ chức có dân số đông nhất thế giới.

Câu 30. Các nước sáng lập khối thị trường chung châu Âu gồm

A. Anh – Pháp – Bỉ – Italia – Hà Lan.

B. Anh – Pháp – CHLB Đức – Hà Lan – Italia – Tây Ban Nha.

C. Pháp – CHLB Đức – Bỉ – Italia – Hà Lan – Lúcxâmbua.

D. Pháp – CHLB Đức – Bỉ – Hà Lan – Italia – Bồ Đào Nha.

Câu 31. Sau Chiến tranh lạnh, Tây Âu đã điều chỉnh chính sách đối ngoại như thế nào ?

A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. Trở thành đối trọng của Mĩ.

C. Mở rộng hợp tác với các nước trên thế giới.

D. Liên minh chặt chẽ với Nga.

Câu 32. Biểu hiện nào sau đây chúng tỏ các nước Tây Âu liên minh chặt chẽ với Mĩ về mặt quân sự?

A. Trở lại xâm lược các nựớc thuộc địa cũ.

B. Chống Liên Xô.

C. Tham gia khối quân sự NATO.

D. Thành lập nhà nước Cộng hòa liên bang Đức.

Câu 33. Sự kiện Anh muốn rời Liên minh châu Âu (2016) đã tác động như thế nào đến tình hình chung của liên minh châu Âu ?

A. Làm đảo lộn nền kinh tế tài chính của khu vực.

B. Gây khó khăn trong việc quan hệ thương mại của khu vực.

C. Gây khó khăn trong việc trao đổi hàng hóa giữa Anh và khu vực.

D. Gây khó khăn trong quan hệ trao đổi về tài chính trong khu vực.

Câu 34. Chính sách ưu tiên hàng đẩu của các nước Tây Âu về chính trị sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì ?

A. Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

B. Tăng cường bóc lột bằng các hình thức thuế

C. Tiến hành tổng tuyển cử tự do.

D. Củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, liên minh chặt chẽ với Mĩ.

Câu 35. Tình hình Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai ra sao ?

A. Nhật Bản phải chịu những hậu quả hết sức nặng nề.

B. Kinh tế Nhật Bản phát triển nhanh chóng. ,

C. Nhân dân Nhật Bản nổi dậy ở nhiều nơi.

D. Các đảng phái tranh giành quyền lực lẫn nhau.

Câu 36. Nhật Bản đã thực hiện biện pháp nào để phát triển kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai ?

A. Thực hiện 3 cuộc cải cách lớn.

B. Nhờ vào sư viên trơ của Mĩ.

C. Áp dụng những thành tựu về khoa học – kĩ thuật.

D. Nhờ sự giúp đỡ của liên Xô.

Câu 37. Kinh tế Nhật Bản phát triển “thần kì” trong khoảng thời gian nào ?

A. Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai đến năm 1950.

B. Trong những nam 50 của thế kỉ XX.

C. Từ năm 1960 đến năm 1973.

D. Từ 1973 đến nay.

Câu 38. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thực hiện biện pháp nào trong lĩnh vực khoa học – kĩ thuật để đạt hiệu quả cao nhất ?

A. Đầu tư vốn để nghiên cứu khoa học.

B. Mua bằng phát minh sáng chế.

C. Hợp tác với các nước khác.

D. Có chính sách đặc biệt để thu hút các nhà khoa học.

Câu 39. Hãy cho biết vị trí kinh tế của Nhật Bản thời gian từ đầu những năm 70 của thế kỉ XX trở đi.

A. Trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới.

B. Trở thành một trong ba trung tâm kinh tế, tài chính của thế giới. y

C. Kinh tế Nhật Bản đứng thứ hai thế giới.

D. Trở thành trung tâm hợp tác kinh tế, tài chính của thế giới.

Câu 40. Sự kiện đặt nền tảng mới cho quan hệ giữa Mĩ và Nhật Bản là

A. Mĩ đóng quân tại Nhật Bản.

B. Mĩ viện trợ cho Nhật Bản.

C. Hiệp ước an ninh Mĩ – Nhật được kí kết.

D. Mĩ xây dựng căn cứ qúân sự trên đất Nhật Bản.

Câu 41. Từ đầu những năm 90, Nhật Bản nỗ lực ra sao để tương xứng với vị thế siêu cường kinh tế ?

A. Vươn lên trở thành một cường quốc về quân sự.

B. Nỗ lực thành một cường quốc chính trị.

C. Vận động trở thành uỷ viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

D. Tăng cường viện trợ đối với các nước khác.

Câu 42. Ý nào không phải là nguyên nhân khiến Nhật Bản trở thành một siêu cường kinh tế?

A. Con người được coi là vốn quý nhất.

B. Vai trò lãnh đạo, quản lí có hiệu quả của Nhà nước.

C. Nền công nghiệp phụ thuộc vào nguồn nguyên, nhiên liệu nhập khẩu.

D. Chi phí cho quốc phòng thấp, nên có điều kiện tập trung vốn đầu tư vào phát triển kinh tế.

Câu 43. Nền tảng căn bản trong chính sách đối ngoại của Nhật Bản từ năm 1951 đến năm 2000 là

A. Liên minh chặt chẽ với Mĩ.

B. Hướng về các nước châu Á.

C. Hướng mạnh về Đông Nam Á.

D. Cải thiện quan hệ với Liên Xô.

Câu 44. Theo Hiến pháp mới (năm 1947) Nhật Bản tiến hành cải cách giáo dục, theo em nội dung cải cách nào phù họp với hiến chương Liên Hợp Quốc ?

A. Phủ nhận vai trò của Thiên hoàng.

B. Quy định chính sách giáo dục bắt buộc,

C. Khuyến khích phát triển văn hóa.

D. Truyền bá tư tưởng hòa bình.

Câu 45. Điểm khác biệt của Nhật Bản so với các nước khác để đẩy nhanh sự phát triển khoa học – kĩ thuật là

A. Coi trọng và phát triển nền giáo dục quốc dân.

B. Đi sâu vào các ngành công nghiệp dân dụng.

C. Xây dựng nhiều công trình hiện đại trên mặt biển và dưới đáy biển.

D. Mua bằng phát minh của nước ngoài.

⇒Xem đáp án Chương IV tại đây

 

 

 

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận