Chương II Việt Nam Từ Năm 1930 Đến Năm 1945 – Trắc nghiệm lịch sử 12

Đang tải...

Chương II Việt Nam Từ Năm 1930 Đến Năm 1945

 

Câu 1. Tình hình kinh tế Việt Nam trong những năm 1929 – 1933 như thế nào ?

A. Bước đầu phát triển.                        B. Phát triển mạnh mẽ.

C. Bước vào thời kì suy thoái.                 D. Khủng hoảng trầm trọng.

Câu 2. Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong nhũng năm 1929 – 1933 bắt đầu từ ngành nào?

A. Nông nghiệp.                          B. Công nghiệp.

C. Thủ công nghiệp.                    D. Thương mại.

Câu 3. Biểu hiện nào không phản ánh đúng sự giảm sút của các ngành kinh tế ở Việt Nam trong những năm 1929 – 1933 ?

A. Xuất nhập khẩu đình đốn.

B. Hàng hoá khan hiếm.

C. Giá cả trở nên đắt đỏ.

D. Nông nghiệp bắt đều phục hổi.

Câu 4. Hậu quả lớn nhất mà cuộc khủng hoảng kinh tế ở Việt Nam trong những năm 1929 – 1933 đối với xã hội là

A. Giai cấp tư sản bị phá sản, đời sống của họ khó khăn.

B. Làm trầm trọng thêm tình trạng đói khổ của các tầng lớp nhân dân lao động.

C. Xã hội phân hóa sâu sắc thành các tầng lớp giàu nghèo khác nhau.

D. Giai cấp công nhân thất nghiệp, đời sống một bộ phận đói khổ.

Câu 5. Xã hội Việt Nam trong những năm 1930 – 1931 tồn tại nhũng mâu thuẫn cơ bản nào ?

A. Mâu thuẫn giữa tư sản với chính quyền thực dân Pháp.

B. Mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

C. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và giữa nông dân với địa chủ phong kiến.

D. Mâu thuẫn giữa giai cấp công nhân với giai cấp tư sản.

Câu 6. Cuộc đấu tranh nhân ngày 1 – 5 – 1930 trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 có ý nghĩa như thế nào?

A. Lật đổ được chính quyền thực dân ở một số nơi.

B. Lần đầu tiên công nhân Việt Nam biểu tình kỉ niệm ngày Quốc tế Lao động và thể hiện tình đoàn kết với nhân dân lao động thế giới.

C. Lần đầu tiên công nhân và nông dân đoàn kết liên minh với nhau.

D. Đây là cuộc đấu tranh vũ trang đều tiên của công nhân.

Câu 7. Mục tiêu đấu tranh của công nhân trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là

A. Lật đổ chính quyền thực dân Pháp.

B. Lật đổ chế độ phong kiến.

C. Đòi tăng lương, giảm giờ làm.

D. Tham gia bộ máy chính quyền ở cơ sở làng, xã.

Câu 8. Chính sách nào về kinh tế không phải do chính quyền Xô viết Nghệ – Tĩnh thực hiện trong những năm 1930 – 1931 ?

A. Chia ruộng đất công cho dân cày.

B. Bãi bỏ thuế thân.

C. Xoá nợ cho người nghèo.

D. Cải cách ruộng đất.

Câu 9. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 để lại những bài học kinh nghiệm gì ?

A. Bài học về vận động quan chúng đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

B. Bài học về xây dựng lực lượng chính trị và đấu tranh chính trị.

C. Bài học về đấu tranh vũ trang và khởi nghĩa giành chính quyền.

D. Bài học về công tác tư tưởng, xây dựng khối liên minh công nông và mặt trận dân tộc thống nhất về tổ chức, lãnh đạo quần chúng đấu tranh.

Câu 10. Hội nghị lần thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương lâm thời Đảng Cộng sản Việt Nam (10-1930) họp trong hoàn cảnh nào ?

A. Phong trào cách mạng bắt đầu bùng nổ.

B. Phong trào cách mạng đang diễn ra quyết liệt.

C. Phong trào bước đều suy thoái.

D. Phong trào chấm dứt, thất bại.

Câu 11. Luận cương chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là

A. Đánh đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc.

B. Đánh đổ giai cấp địa chủ phong kiến đem lại ruộng đất cho dân cày.

C. Đánh đuổi đế quốc Pháp và bọn tay sai giành độc lập dân tộc.

D. Thực hiện đoàn kết quốc tế, tranh thủ sự ủng hộ quốc tế.

Câu 12. Luận cương chính trị của Đảng Cộng sản Đông Dương (10-1930) đã xác định lãnh đạo cách mạng Đông Dương là

A. Giai cấp tư sản dân tộc.

B. Giai cấp tiểu tư sản trí thức.

C. Giai cấp công nhân và giai cấp nông dân.

D. Giai cấp công nhân với đội tiên phong là Đảng Cộng sản.

Câu 13. Văn kiện nào của Đảng xác định công nhân và nông dân là động lực của cách mạng ?

A. Bản Chính cương vắn tắt, Sách lược vắn tắt được thông qua tại Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đều năm 1930.

B. Bản Luận cưững chính trị tháng 10-1930 của Đảng Cộng sản Đông Dương.

C. Nghị quyết chính trị, Điều lệ Đảng tại Đại hội đại biểu lần thứ nhất Đảng Cộng sản Đông Dương (3 – 1935).

D. Nghị quyết của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương tháng 11 – 1939.

Câu 14. Điểm nổi bật nhất trong phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì ?

A. Vai trò lãnh đạo của Đảng và sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp

nông dân.

B. Thành lập được đội quân chính trị đông đảo của quần chúng

C. Đảng được tập dượt trong thực tiễn lãnh đạo đấu tranh

D. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng

Câu 15. Cuộc khủng hoảng kỉnh tế thế giới 1929 – 1933 đã dẫn đến hậu quả chủ yếu gì đối với giai cấp nông dân Việt Nam ?

A. Nông dân phải chịu cảnh thuế cao.

B. Nông dân bị bần cùng hóa.

C. Nông dần phải vay nợ nặng lãi.

D. Nông dân bị chiếm đoạt ruộng đất.

Câu 16. Mâu thuẫn chủ yếu nhất trong xã hội Việt Nam thời kì 1930 – 1931 là gì ?

A. Mâu thuẫn giữa tư sản người Việt với tư sản người Pháp.

B. Mâu thuẫn giữa công nhân với tư sản Pháp.

C. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với tay sai phản động Pháp.

D. Mâu thuẫn giữa dân tộc Việt Nam với thực dân Pháp và tay sai phản động.

Câu 17. Nguyên nhân nào là cơ bản nhất quyết định sự phát triển của phong trào cách mạng 1930 – 1931 ?

A. Địa chủ phong kiến tay sai tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam.

B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái. c. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời kịp thời lãnh đạo phong trào đấu tranh.

D. Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933 làm đời sống nhân dân cơ cực.

Câu 18. Một trong những hạn chế của “Luận cương chính trị” (10 – 1930) so với “Cương lĩnh chính trị” (2 – 1930) là gì ?

A. Chưa vạch ra đường lối cụ thể cho cách mạng Việt Nam.

B. Chưa thấy được vai trò của giai cấp công nhân đối với cách mạng Việt Nam.

C. Nặng về đấu tranh giai cấp, coi công – nông mới là động lực cách mạng.

D. Mang tính chất hữu khuynh, giáo đỉều.

Câu 19. Ý nghĩa chủ yếu của phong trào cách mạng 1930 – 1931 là gì ?

A. Đã để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quý báu.

B. Khẳng định đường lối lãnh đạo đúng đắn của Đảng.

C. Tạo điều kiện để Mặt trận dân tộc thống nhất ra đời.

D. Phong trào như cuộc tập dượt đều tiên cho Tổng khởi nghĩa tháng Tám sau này.

Câu 20. Điểm khác biệt căn bản của phong trào cách mạng 1930 – 1931 so với phong trào yêu nước trước năm 1930 là

A. Hình thức đấu tranh quyết liệt và triệt để hơn.

B. Quy mô phong trào rộng lớn trên cả nước.

C. Lôi cuốn đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

D. Đây là phong trào cách mạng đều tiên do Đảng Cộng sản lãnh đạo.

Câu 21. Điểm giống nhau giữa Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng (2/1930) và Luận cương chính trị của Đảng (10- 1930) là

A. Cách mạng Việt Nam trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa.

B. Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản – đội tiền phong của giai cấp vô sản.

C. Nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam là đánh đuổi đế quốc trước, đánh phong kiến sau.

D. Động lực cửa cách mạng là giai cấp công nhân và nông dân.

Câu 22. Các thế lực phát xít cầm quyền ở một số nước trên thế giới như Đức, Italia, Nhật Bản vào thời gian nào ?

A. Cuối những năm 20 thế kỉ XX.

B. Đều những năm 30 thế kỉ XX.

C. Giữa những năm 30 thế kỉ XX.

D.Cuối những năm 30 thế kỉ XX.

Câu 23. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần VII (7 – 1935) đề ra chủ trương thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi ở các nước nhằm mục đích gì ?

A. Chống phát xít, chống chiến tranh thế giới, bảo vệ hoà bình.

B. Chống đế quốc thực dân.

C. Ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

D. Giành độc lập dân tộc ở các nước thuộc địa.

Câu 24. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương (1936) được thành lập với mục đích

A. Nhằm tập hợp mọi lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ.

B. Tập hợp liên minh công nông.

C. Liên minh công nông đoàn kết với tư sản.

D. Tập hợp tư sản, tiểu tư sản và địa chủ.

Câu 25. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 – 1936 (Thượng Hải) đã chủ trương thành lập mặt trận nào ?

A. Mặt trận Phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận Việt Nam độc lập đồng minh.

C. Mặt trận Dân tộc phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

Câu 26. Lực lượng chủ yếu nào tham gia phong trào dân chủ 1936 – 1939 ?

A. Chủ yếu là giai cấp công nhân và nông dân.

B. Mọi tầng lớp, giai cấp.

C. Liên minh tư sản và địa chủ.

D. Binh lính và công nông.

Câu 27. Nội dung nào không phải là mục đích của Đảng ta khi tham gia đấu tranh nghị trường trong phong trào dân chủ 1936 -1939 ?

A. Mở rộng công tác tuyên truyền, giáo dục quần chúng.

B. Vạch trần chính sách thuộc địa phản động của Pháp.

C. Đấu tranh cho quyền lợi của quần chúng.

D. Lật đổ chính quyền thực dân.

Câu 28. Lĩnh vực đấu tranh mới của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1936- 1939 là gì?

A. Đấu tranh ngoại giao.

B. Đấu tranh đòi tự do, dân sinh, dân chủ.

C. Đấu tranh nghị trường và trên lĩnh vực báo chí.

D. Đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế.

Câu 29. Đảng phát động phong trào “Đông Dương đại hội” trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 nhằm mục đích

A. Chuẩn bị lực lượng chính trị cho công cuộc khởi nghĩa.

B. Thu thập nguyện vọng của dân, chuẩn bị triệu tập Đông Dương đại hội.

C. Hình thành mặt trận đoàn kết các lực lượng của dân tộc.

D. Xây dựng khối đoàn kết toàn dân.

Câu 30. Đến tháng 3-1938, Mặt trận Thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương được đổi tên là gì ?

A. Mặt trận Dân tộc phản đế đồng minh.

B. Hội Phản đế đồng minh,

C. Mặt trận Việt Minh.

D. Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

Câu 31. Qua phong trào dân chủ 1936 – 1939, Đảng Cộng sản Đông Dương đã tích luỹ được những bài học kinh nghiệm nào ?

A. Bài học về vận động quền chúng đấu tranh chính trị.

B. Bài học về xây dựng lực lượng chính trị với lực lượng vũ trang

C. Bài học về công tác mặt trận, vấn đề dân tộc.

D. Bài học trong xây dựng mặt trận dân tộc thống nhất tổ chức lãnh đạo quần chúng đấu tranh công khai, hợp pháp.

Câu 32. Nội dung nào không phải ý nghĩa của phong trào dân chủ 1936 – 1939 ?

A. Tổ chức được một đội quân chính trị quần chúng đông hàng triệu người.

B. Đường lối của Đảng và chủ nghĩa Mác – Lênin được truyền bá trong các tầng lớp nhân dân.

C. Chuẩn bị tiền đề cho tổng khởi nghĩa trong Cách mạng tháng Tám năm 1945.

D. Được xem là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám thành công.

Câu 33. Hình thức đấu tranh được Đảng ta sử dụng trong giai đoạn 1936 – 1939 là gì ?

A. Đấu tranh vũ trang lật đổ chính quyền thực dân, phong kiến.

B. Đấu tranh hoà bình, hợp pháp, công khai, nửa công khai.

C. Đấu tranh chính trị kết hợp với khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

D. Đấu tranh chính trị, thỏa hiệp nhượng bộ với thực dân Pháp.

Câu 34. Phong trào 1936 – 1939 được coi là cuộc vận động dân chủ rộng rãi là vì

A. Phong trào đấu tranh diễn ra với quy mô lớn trên phạm vi cả nước, sôi nổi nhất ở thành thị với mục tiêu đòi những quyền tự do, dân sinh, dân chủ.

B. Phong trào thu hút đông đảo lực lượng tham gia bao gồm công nhân, nông dân, tiểu thương, tiểu chủ, công chức, tiểu tư sản trí thức.

C. Hình thức đấu tranh công khai, hợp pháp, phong phú, đa dạng, sáng tạo diễn ra ở cả nông thôn, nhất là ở thành thị.

D. Nhiều cuộc đấu tranh liên tục diễn ra như đòi các quyền tự do, dân sinh, dân

chủ, đấu tranh nghị trường và trên lĩnh vực báo chí.

Câu 35. Nội dung nào không phải là hậu quả của chính sách bóc lột và thống trị của Pháp – Nhật ở Việt Nam trong nhũng năm 1939 – 1945 ?

A. Đời sống của các tềng lớp nhân dân vô cùng điêu đứng, khổ cực.

B. Mọi tầng lớp nhân dân đều tham gia cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.

C. Nền kinh tế Việt Nam lâm vào tình trạng kiệt quệ.

D. Nhân dân ta được khuyến khích phát triển kinh tế để phục vụ cho Chiến tranh thế giới thứ hai của Pháp – Nhật.

Câu 36. Trung ương Đảng và lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc quyết định chuyển hướng đấu tranh đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu trong thời kì 1939 – 1945 là do

A. Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, nước Pháp bị phát xít Đức chiếm đóng, chính phủ Pháp đều hàng phát xít Đức.

B. Phát xít Nhật vào miền Bắc Việt Nam, quân Pháp đầu hàng phát xít Nhật, Nhật – Pháp câu kết với nhau bóc lột nhân dân ta.

C. Mâu thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc – phát xít Pháp – Nhật trở nên gay gắt hơn bao giờ hết, vấn đề giải phóng các dân tộc Đông Dương trở nên bức thiết và quan trọng nhất.

D. Pháp – Nhật đẩy nhân dân ta tới chỗ cùng cực, cuối năm 1944 đều năm 1945, có gần 2 triệu đồng bào ta chết đói.

Câu 37. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 -1939 xác định nhiệm vụ, mục tiêu đấu tranh trước mắt của cách mạng Đông Dương là

A. Chống phát xít, chống chiến tranh.

B. Đòi tự do, cơm áo và hoà bình.

C. Đánh đổ đế quốc, tay sai, giải phóng các dân tộc Đông Dương, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

D. Tiến hành cuộc khởi nghĩa giành chính quyền.

Câu 38. Hội nghị nào đánh dấu sự chuyển hướng quan trọng của Đảng – đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu ?

A. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 7 – 1936.

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 -1939.

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng tháng 11 – 1940.

D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941).

Câu 39. Sau khi về nước năm 1941, Nguyễn Á Quốc đã chọn nơi nào để xây dựng căn cứ địa cách mạng ?

A. Bắc Sơn – Võ Nhai                                  B. Cao Bằng,

C. Tân Trào (Tuyên Quang)                        D. Thái Nguyên

Câu 40. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941) đã xác định nhiệm vụ chủ yếu trước mắt của cách mạng là

A. Giải phóng dân tộc.

B. Chia ruộng đất cho dân nghèo

C. Phát động tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước.

D. Xây dựng lực lượng cách mạng.

Câu 41. “Nếu không giải quyết được vấn đề dân tộc giải phóng, không đòi được độc lập tự do cho toàn thể dân tộc thì chẳng những quốc gia dân tộc còn chịu mãi kiếp ngựa trâu mà quyền lợi của bộ phận giai cấp đến vạn năm cũng không đòi lại được”.

Nội dung trên được trích trong văn kiện của hội nghị nào dưới đây ?

A. Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

B. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 -1939.

C. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11 -1940.

D. Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (5 – 1941).

Câu 42. Chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” đã xác định kẻ thù duy nhất và trước mắt của dân tộc ta là

A. Đế quốc Mĩ                              B. thực dân Pháp.

C. Bọn tay sai của Nhật.                   D. phát xít Nhật và bọn tay sai.

Câu 43. Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh (12-1944), lực lượng vũ trang được thành lập có tên gọi là

A. Trung đội Cứu quốc quân III.

B. Đội du kích Bắc Sơn – Võ Nhai,

C. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

D. Đội Việt Nam Giải phóng quân.

Câu 44. Trong bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” ngày 12-3-1945, Đảng ta đã nhận định như thế nào ?

A. Cuộc đảo chính đã tạo thời cơ cho cách mạng tiến hành khởi nghĩa giành chính quyền.

B. Cuộc đảo chính đã tạo nên sự khủng hoảng chính trị sâu sắc, song những điều kiện tổng khởi nghĩa chưa chín muổi.

C. Cuộc đảo chính đã loại được một kẻ thù là thực dân Pháp.

D. Sau cuộc đảo chính kẻ thù duy nhất của nước ta là phát xít Nhật.

Câu 45. Bản chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” của Ban Thường vụ Trung ương Đảng (12-3-1945) đã xác định hình thúc đấu tranh của cách mạng là

A. Chuyển sang đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang.

B. Chuyển sang khởi nghĩa vũ trang giành chính quyền.

C. Từ bất hợp tác, bãi công, bãi thị đến biểu tình, thị uy, vũ trang du kích và sẵn sàng chuyển qua tổng khởi nghĩa khi có điều kiện.

D. Chuyển sang thời kì khởi nghĩa từng phần giành chính quyền từng bộ phận.

Câu 46. Từ cuộc khởi nghĩa Bắc Sơn đã hình thành lực lượng vù trang nào ?

A. Đội du kích Ba Tơ.                         B. Đội du kích Bắc Sơn.

C. Cứu quốc quân.                            D. Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân.

Câu 47. Việc thành lập Khu giải phóng Việt Bắc (6 – 1945) có ý nghĩa như thế nào ?

A. Đánh dấu việc thành lập chính quyền cách mạng lâm thời ở nước ta.

B. Việt Bắc trở thành một căn cứ địa của cách mạng, chính quyền lâm thời được thành lập.

C. Việt Bắc trở thành thủ đô của Chính phủ lâm thời.

D. Việt Bắc trở thành căn cứ địa chính của cách mạng cả nước và là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

Câu 48. Trung ương Đảng và Tổng bộ Việt Minh thành lập uỷ ban Khởi nghĩa toàn quốc khi

A. Đảng ta nhận được những thông tin về việc phát xít Nhật sắp đầu hàng.

B. Phát xít Nhật chính thức đều hàng Đồng minh không điều kiện.

C. Chính phủ thân Nhật Trần Trọng Kim lâm vào khủng hoảng.

D. Hội đồng tối cao chiến tranh và Nội các Nhật Bản họp thông qua quyết định đều hàng.

Câu 49. Hội nghị toàn quốc của Đảng (8 – 1945) đã có quyết định quan trọng gì ?

A. Đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đều.

B. Quyết định khởi nghĩa tại Hà Nội.

C. Thông qua kế hoạch lãnh đạo toàn dân Tổng khởi nghĩa và quyết định những vấn đề quan trọng về chính sách đối nội, đối ngoại sau khi giành chính quyền.

D. Thống nhất hai lực lượng vũ trang thành Việt Nam Giải phóng quân.

Câu 50. Sự kiện lịch sử đánh dấu nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đòi là

A. Theo đề nghị của Hồ Chí Minh, uỷ ban Dân tộc giải phóng Việt Nam cải tổ thành Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (28-8- 1945).

B. Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập, chuẩn bị để Chính phủ lâm thời ra mắt quốc dân.

C. Ngày 2 – 9 – 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tuyên bố trước quốc dân và thế giới nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời.

D. Thành lập Khu giải phóng Việt Bắc (6 – 1945), hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam mới.

Câu 51. Để chuẩn bị cho thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khỏi nghĩa tháng Tám (1939 – 1945)# Đảng ta đã liên tiếp tổ chức ba Hội nghị Trung ương : tháng 11 – 1939 ; tháng 11 – 1940 ; lần thứ 8 tháng 5-1941. Điểm kế thừa và phát triển của Hội nghị lần thứ 8 so với các hội nghị trước là gì ?

A. Đề cao nhiệm vụ giải phóng các dân tộc Đông Dương, chống đế quốc và phong kiến tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập và chủ trương thành lập Mặt trận Dân chủ Đông Dương.

B. Xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Đông Dương là đánh đổ đế quốc và phong kiến tay Sái, giải phóng Đông Dương, làm cho các dân tộc Đông Dương hoàn toàn độc lập và chủ trương thành lập Mặt trận Phản đế Đông Dương.

C. Đề ra chủ trương đánh đổ đế quốc Pháp – Nhật làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập và chủ trương thành lập Mặt trận Thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.

D. Khẳng định nhiệm vụ chủ yếu, trước mắt của cách mạng là giải phóng dân tộc, giải quyết vấn đề này ở tùng dân tộc tiến tới giải phóng hoàn toàn các dân tộc Đông Dương và thành lập Mặt trận Việt Minh.

Câu 52. Cho các sự kiện : 1. Nhật đầu hàng Đồng minh không điều kiện; 2. Quân Nhật vượt biên giới Việt – Trung, tiến vào miền Bắc Việt Nam; 3. Nhật đảo chính lật đổ Pháp ở Đông Dương.

Hãy sắp xếp các sự kiện trên theo trình tự thời gian.

A.2,3,1.                B. 1,2,3.               C. 3,2,1.                     D. 1,3,2.

Câu 53. Điểm mới của Hội nghị lần thứ 8 (5 – 1941) so với Hội nghị tháng 11-1939 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương là

A. Thành lập mặt trận thống nhất dân tộc rộng rãi chống đế quốc.

B. Đề cao nhiệm vụ giải phóng dân tộc, chống đế quốc và phong kiến.

C. Giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước ở Đông Dương.

D. Tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất thực hiện giảm tô, giảm tức.

⇒ Xem đáp án Chương II tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận