Chương II Liên Xô Và Các Nước Đông Âu (1945 – 1991) Liên Bang Nga (1991 – 2000) – Trắc nghiệm lịch sử 12

Đang tải...

Chương II Liên Xô Và Các Nước Đông Âu (1945 – 1991) Liên Bang Nga (1991 – 2000)

 

Câu 1. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đế quốc do Mĩ cầm đầu đã thực hiện âm mưu cơ bản gì để chống lại Liên Xô?

A. Bao vây kinh tế

B. Phát động “chiến tranh lạnh”

C. Đẩy mạnh chiến tranh tổng lực.

D. Lôi kéo các nước đồng minh chống lại Liên Xô.

Câu 2. Nguyên nhân trực tiếp “đòi hỏi” Liên Xô tiến hành công cuộc khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai là

A. Giúp đỡ phong trào giải phóng dân tộc thế giới.

B. Chịu tổn thất nặng nề.

C. Bị các nước phương Tây bao vây, cấm vận.

D. Giúp đỡ các nước Đông Âu xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Câu 3. Liên Xô khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong điều kiện nào ?

A.Thu được khoản bồi thường chiến phí lớn từ Đức và Nhật Bản.

B. Chiếm được nhiều thuộc địa.

C. Chịu tổn thất nặng nề nhất trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

D. Bán được nhiều vũ khí trong chiến tranh.

Câu 4, Trong lĩnh vực khoa học “ kĩ thuật của Liên Xô, năm 1949 đã diễn ra sự kiện nào ?

A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.

B. Phóng tàu vũ trụ đưa nhà du hành lên vũ trụ.

C. Chế tạo thành công bom nguyên tử.

D. Chế tạo thành công máy bay phản lực.

Câu 5. Ý nghĩa của việc Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm 1949 là gì?

A. Thể hiện sự cân bằng về sức mạnh quân sự giữa Liên Xô và Mĩ.

B. Đánh dấu bước phát triển nhanh chóng của nền khoa học – kĩ thuật Xô viết.

C. Mĩ không còn đe doạ nhân dân thế giới bằng vũ khí nguyên tử.

D. Phá thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ.

Câu 6. Từ năm 1946 đến năm 1950, Liên Xô đã đạt được thắng lợi to lớn gì trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ?

A. Phóng thành công vệ tinh nhân tạo của Trái đất.

B. Xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội.

C. Thành lập liên bang cộng hoà xã hội chủ nghĩa Xô viết.

D. Hoàn thành thắng lợi kế hoạch 5 năm khôi phục kinh tế.

Câu 7. Sự kiện nào đánh dấu kỉ nguyên chỉnh phục vũ trụ của loài ngườỉ ?

A. Neil Armstrong đặt chân lên mặt trăng.

B. Chó Laika – sinh vật sống đầu tiên bay vào vũ trụ.

C. L. Gagarin bay vòng quanh Trái đất.

D. Năm 1957, Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo.

Câu 8. Sự kiện Liên Xô phóng vệ tinh nhân tạo vào năm 1957 có ý nghĩa như thế nào ?

A. Là nước đẫu tiên trên thế giới phóng thành công vệ tính nhân tạo.

B. Đánh dấu bước phát triển của nền khoa học – kĩ thuật Xô viết.

C. Chứng tỏ sự ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa so với chế độ tư bản chủ nghĩa. D. Là một trong những sự kiện quan trọng mở đều kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Câu 9. Cho các sự kiện: 1. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo; 2. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử; 3. Tổng sản lượng công nghiệp của Liên Xô tăng 73%.

Hãy sắp xếp các sự kiện theo trình tự thời gian:

A. 1 – 3 – 2                      B. 2 – 3 – 1                         C. 2 – 1 – 3                       D. 3 – 2 – 1

Câu 10. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử đã phá thế độc quyền bom nguyên tử của Mĩ vì

A. Đã tạo sự cân bằng với Mĩ về vũ khí hạt nhân.

B. Đây là thành tựu quan trọng đều tiên về quân sự.

C. Thể hiện sức mạnh quân sự của Liên Xô.

D. Đã đưa thế giới bước vào cuộc chạy đua vũ trang.

Câu 11. Mục đích sử dụng năng lượng nguyên tử của liên Xô khác Mĩ như thế nào ?

A. Mở rộng lãnh thổ.

B. Khống chế các nước khác.

C. Duy trì nền hoà bình thế giới.

D. Ủng hộ phong trào cách mạng thế giới.

Câu 12. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, chính sách đối ngoại của Liên Xô có gì khác so với Mĩ ?

A. Làm bá chủ toàn cầu.

B. Chỉ quan hệ với các nước lớn.

C. Duy trì hoà bình và tích cực ủng hộ cách mạng thế giới.

D. Chỉ muốn làm bạn với các nước xã hội chủ nghĩa.

Câu 13. Trong công cuộc xây dựng cơ sở vật chất – kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội (từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX), Liên Xô đi đẩu trong lĩnh vực nào ?

A. Công nghiệp nặng, chế tạo máy móc.

B. Công nghiệp hàng tiêu dùng.

C. Công nghiệp quốc phòng.

D. Công nghiệp vũ trụ và công nghiệp điện hạt nhân.

Câu 14. Từ năm 1950 đến nửa đầu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô thực hiện chính sách đôi ngoại

A. Hoà bình, trung lập, không liên kết.

B. Bảo vệ hoà bình thế giới, ủng hộ phong trào giải phóng dân tộc.

C. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ huỷ diệt loài người.

D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mĩ.

Câu 15. Hãy cho biết thành tựu chính trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô từ năm 1950 đến những năm 70 của thế kỉ XX.

A. Đạt được nhiều thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực về công nghiệp, nông nghiệp, khoa học – kĩ thuật đối ngoại.

B. Trở thành cương quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mì).

C. Trong những năm 60, sản lượng nông phẩm hằng năm của Liên Xô vẫn tăng 16%.

D. Liên Xô là nước đều tiên trên thế giới phóng thànhcông vệ tinh nhân tạo (năm

1957) và phóng con tàu vũ trụ đưa con người bay vồng quanh Trái Đất (I. Gagarin,

năm 1961), mở đều kỉ nguyên chinh phục vũ trụ của loài người.

Câu 16. Đến đẩu những năm 70 của thế kỉ XX, Liên Xô đã đạt được thành tựu cơ bản gì thể hiện sự cạnh tranh với Mĩ và Tây Âu ?

A. Thế cân bằng về sức mạnh kinh tế.

B. Thế cân bằng về sức mạnh quốc phòng.

C. Thế cân bằng về chinh phục vũ trụ.

D. Thế cân bằng chiến lược về sức mạnh quân sự nói chung và về sức mạnh hạt nhân nói riêng.

Câu 17. Đặc trưng kinh tế cơ bản nhất của Liên Xô là

A. Nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

B. Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phẩn.

C. Nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp.

D. Nền kinh tế tự nhiên, đóng kín.

Câu 18. Tại sao chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ ?

A. Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, đời sống nhân dân không được cải thiện.

B. Không áp dụng thành tựu khoa học – kĩ thuật tiên tiến, không tiến hành cải tổ đất nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.

C. Hoạt động chống phá của các đảng phái chính trị trong nước và các nước đế quốc.

D. Do đường lối lãnh đạo mang tính chủ quan, duy ý chí, cơ chế tập trung quan liêu bao cấp làm cho sản xuất trì trệ, cải tổ mắc phải sai lầm, không bắt kịp sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại, hoạt động chống phá của các thế lực trong và ngoài nước.

Câu 19. Địa vị pháp lí trên trường quốc tế của Liên bang Nga sau khi Liên Xô tan rã là

A. Một quốc gia độc lập như các nước cộng hòa khác.

B. Một nước tư bản phát triển, một cường quốc Âu-Á.

C. Tiếp tục duy trì mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô.

D. “Quốc gia kế tục Liên Xô”, kế thừa vị trí của Liên Xô trên trường quốc tế.

Câu 20. Vai trò của Liên bang Nga từ khi Liên Xô tan rã là

A. Kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

B. Có vai trò quyết định trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế.

C. Trụ cột của phong trào cách mạng thế giới, là chỗ dựa của ,các nước xã hội chủ nghĩa.

D. Là trung gian hoà giải tranh chấp giữa các nước trên thế giới.

Câu 21. Hãy cho biết vai trò của Liên bang Nga tại Hội đồng Bảo an Liên họp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài sau khi Liên Xô tan rã.

A. Giữ vai trò quan trọng quyết định, thay mặt Liên Xô giải quyết mọi vấn đề.

B. Là quốc gia “kế tục” Liên Xô, được kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

C. Có quyền biểu quyết hoặc phủ quyết các vấn đề quan trọng tại Liên hợp quốc.

D. Mất quyền kế thừa địa vị pháp lí của Liên Xô tại Hội đổng Bảo an Liên hợp quốc và tại các cơ quan ngoại giao của Liên Xô ở nước ngoài.

Câu 22. Chính sách đối ngoại của Liên bang Nga từ năm 1991 đến năm 2000 là ngả về phương Tây, khôi phục và phát triển quan hệ với các nước

A. Châu Á.                                         B. châu Âu.

C. Châu Phi.                                      D. Khu vực Mĩ Latinh.

Câu 23. Liên bang Nga là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên họp quốc có quyền như thế nào ?

A. Quyền biểu quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.

B. Quyền phủ quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đổng Bảo an Liên hợp quốc.

C. Quyền biểu quyết và phủ quyết những vấn đề quan trọng tại Hội đồng Bảo an

Liên hợp quốc.

D. Quyền can thiệp tất cả các vấn đề ở các nước và khu vực khác nhau trên thế giới.

Câu 24. Từ năm 2000, tình hình Liên bang Nga như thế nào ?

A. Kinh tế dền hồi phục và phát triển, tình hình chính trị, xã hội tương đối ổn định…

B. Vẫn phải đương đầu với nạn khủng bố.

C. Tình hình kinh tế, chính trị, xã hội rối ren.

D. Thực hiện chạy đua vũ trang.

⇒ Xem đáp án Chương II tại đây

Đang tải...

Bài mới

loading...

Bình luận